Câu hỏi:
07/08/2022 1,033Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật dì Mây vào ngày “dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ”.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ: xúc động nghẹn ngào khi được trở về quê hương, gặp người cha ở bến sông (giọng nói: “nghèn nghẹn”; hành động: “nhào xuống đò”); tâm trạng ngổn ngang, tan nát khi thấy nhà chú San đang có đám cưới (“dì Mây miễn cưỡng trả lời, bụng dạ cứ để bên nhà chú San.”); khi nói chuyện riêng với chú San: ban đầu, tâm trạng đau khổ, uất ức, (“Dì Mây nuốt nước mắt vào trong: “Bây giờ không còn gì để nói nữa. Anh về đi!””; “Dì chống nạng gỗ, lộc cộc bỏ ra ngoài ngõ.”); tiếp đó, tâm trạng chuyển từ uất ức, tức tưởi đến thống trách (“Hôm nay là ngày gì? Anh nhớ không? Có ngờ đâu ngày ấy tiễn anh đi cũng là ngày li biệt.”); tình cảm yêu thương sâu nặng bùng lên côn cào, da diết làm cho nhân vật như mê mị đi (“Dì Mây lặng đi, người rõ ra, mềm oặt. Dì từ từ khuỵu xuống. ”); kết thúc, dì Mây tỉnh táo, nhận rõ hoàn cảnh, quyết định dứt khoát, đầy bản lĩnh và nhân hậu (“Không!”. Tiếng dì Mây phá vỡ khoảng không gian im lặng. Dì bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân. Chú San chạy theo níu áo dì Mây. Dì đứng lại, thở hổn hển: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!”; “Anh đừng lo cho tôi.”. Dì thở dài đánh thượt: “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn.””)
Diễn biến tâm trạng, thái độ, hành động, quyết định của dì Mây trong tình huống này cho thấy nhân vật là người có tình cảm da diết, sâu nặng, có ý chí mạnh mẽ, bản lĩnh vững vàng và lòng nhân hậu sâu sắc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cấu xuất hiện trong truyện.
Câu 2:
Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?
Câu 3:
“Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ.”. Đối với nhân vật dì Mây và chú San, tình huống này là:
A. Bình thường
B. Rắc rối
C. May mắn
D. Trớ trêu
Câu 4:
Dì Mây, chú San, cô Thanh, Mai, thím Ba, chú Quang là tên các nhân vật trong truyện. Hãy xếp các nhân vật vào bảng dưới đây cho phù hợp:
Nhân vật chính |
Nhân vật phụ |
|
|
Câu 5:
Các chi tiết dưới đây thể hiện điều gì?
- Mẹ hái lá bưởi mang ra bến sông Châu. Mẹ và dì gội đầu cho nhau.
- Lúc về mẹ dặn: “Mai. Chịu khó học hành rồi đỡ đần ông cho dì vui. Đừng có nhảy cẫng đi chơi, bỏ dì ngồi một mình. ”.
- Mẹ lại bảo: “Dì ra đây là phải. Ở nhà nhìn sang bên kia hàng râm bụt thấy người ta như đôi chim cu, đến tôi cũng nẫu ruột. ”.
A. Mai thiếu sự quan tâm, chăm sóc dì Mây
B. Chú San thờ ơ, lạnh lùng với dì Mây
C. Tình cảm gần gũi, thắm thiết giữa dì và cháu
D. Tình cảm yêu thương sâu nặng của hai chị em gái
Câu 6:
Đọc đoạn sau đây, nhận xét thái độ và hành động của nhân vật dì Mây:
“Không!”. Tiếng dì Mây phá vỡ khoảng không gian im lặng. Dì bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân. Chú San chạy theo níu áo đì Mây. Dì đứng lại, thở hổn hển: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!”. Chú San ngập ngừng định nói điều gì. Dì Mây ngăn lại: “Anh đừng lo cho tôi.”.
Dì thở dài đánh thượt: “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn.”.
A. Dứt khoát, bản lĩnh, nhân hậu
B. Liều lĩnh, kiêu căng, bất cần
C. Nóng nảy, bực tức, nông nổi
D. Uất ức, tức tưởi, dùng dằng
về câu hỏi!