Câu hỏi:
07/08/2022 707Sự độ lượng, khí phách và tài nghệ của Quan Công đã được khắc hoạ trong đoạn trích như thế nào?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Quan Công là một người trung nghĩa hiếm có (nhưng cũng là người cậy tài, tự cao, tự phụ). Trong đoạn trích này, khi đối diện với sự nóng nảy, cơn giận dữ dội của Trương.Phi, Quan Công lại hiện ra khiêm nhường, nhũn nhặn. Sự khiêm nhường, nhũn nhặn này được thể hiện qua lời nói, thái độ và hành động:
Lời nói: ôn tổn giải thích với Trương Phi, khôn khéo cầu cứu hai chị dâu.
Thái độ: bình tĩnh, không cố chấp.
Hành động: né tránh, đỡ đòn xà mâu của Trương Phi.
Chính sự khiêm nhường, nhũn nhặn của Quan Công khi đối diện với Trương Phi càng làm nổi bật tính cách nóng nảy, suy nghĩ có phần đơn giản, một chiều của Trương Phi. Nó cho thấy một Quan Công độ lượng, xứng đáng bậc đàn anh nghĩa hiệp. Sự độ lượng này là bằng chứng cho thấy Quan Công hiểu rất rõ tính cách của người anh em kết nghĩa Trương Phi.
Khí phách, tài nghệ của Quan Công được thể hiện qua tình huống: chấp nhận thách thức của Trương Phi và chỉ trong chớp mắt đã chém rơi đầu Sái Dương - một tướng giỏi của Tào Tháo.
Bằng việc chấp nhận thách thức, dám đối mặt với sinh tử, Quan Công chứng tỏ sức mạnh của mình. Đó là sức mạnh của lòng trung tín, trung nghĩa và tài năng - những nguồn sức mạnh giúp Quan Công vượt qua mọi cám dỗ, mọi sự hiểu lầm, khó khăn, trở ngại để trọn vẹn “nghĩa vườn đào” với Lưu Bị, Trương Phi.
Chém đầu Sái Dương chỉ trong một hồi trống là biểu hiện cho tài nghệ, bản lĩnh của Quan Công.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong đoạn văn: “Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc. Tôn Càn thấy lạ, nhưng không dám hỏi cũng phải theo ra thành. Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, tác giả sử dụng nhiều động từ chỉ hành động của Trương Phi gồm: nghe, nói, mặc, vác, dẫn, đi, vểnh, hò thét, múa, chạy, đâm.
Theo em, đâu không phải là hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng những động từ đó?
A. Khiến nhịp văn mạnh, gấp gáp.
B. Cho thấy tính cách ôn hoà của Quan Công.
C. Thể hiện tính cách cương trực, ngay thẳng của Trương Phi.
D. Cho thấy tính cách nóng nảy, hồ đồ của Trương Phi.
Câu 2:
Trong câu văn: “Trương Phi mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Ấn dụ
B. Hoán dụ
C. Nhân hoá
D. So sánh
Câu 3:
Nêu các sự kiện chính của văn bản Hồi trống Cổ Thành. Lí do gì dẫn đến sự hiểu lầm của nhân vật Trương Phi đối với Quan Công?
Câu 4:
Nối lời đối đáp với nội dung, thái độ của Quan Công cho phù hợp.
Lời đáp của Quan Công |
|
Nội dung, thái độ |
1) -Ta làm sao mà bội nghĩa? |
|
a) Than vấn, gợi tình thương. |
2) - Chuyện này e không biết, ta cũng khó nói. |
|
b) Chuyện tế nhị, phức tạp, khó giải thích. |
3) – Hiền đệ đừng nói vậy, oan uống anh quá ! |
|
c) Chủ động chất vấn nhằm khẳng định mình không như lời kết tội. |
4) - Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quân mã chứ! |
|
d) Chủ động, sẵn sàng chứng minh lòng trung nghĩa. |
5) - Hiền đệ hãy khoan, xem ta chém tên tướng ấy, để tỏ lòng thực của ta. |
|
e) Chất vấn, khẳng định mình không đến để bắt Trương Phi. |
Câu 5:
Hồi trồng Cổ Thành tuy chỉ là một đoạn trích song vẫn có cốt truyện hoàn chỉnh đầy đủ 5 thành phần: Trình bày (Giới thiệu) - Thắt nút - Phát triển - Cao trào - Mở nút (Kết thúc). Đâu là sự việc cao trào trong cuộc gặp gỡ giữa Trương Phi và Quan Công?
A. Trương Phi múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.
B. Trương Phi thẳng cánh đánh trống, Quan Công múa long đao xô lại phía Sái Dương.
C. Trương Phi mời hai chị vào thành.
D. Sái Dương cùng một toán quân mã kéo đến.
Câu 6:
Nối lời kết tội Quan Công của Trương Phi ở cột A với nội dung kết tội Quan Công ở cột B cho phù hợp.
Lời kết tội |
|
Nội dung kết tội |
1) Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa |
|
a) Bất trung: phản bội lại vua, không còn là bề tôi trung thành nữa. |
2) Nó lại đây là để bắt ta đó. |
|
b) Bất nghĩa: phản bội lời thể của ba anh em là sống chết có nhau. |
3) Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ. |
|
c) Bất nhân: xem nhau như kẻ thù. |
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!