Câu hỏi:
12/07/2024 837Lập dàn ý cho đề văn sau đây:
Vẻ đẹp của hình tượng người lính đảo trong bài thơ Lính đẩo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa).
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mở bài:
- Giới thiệu về bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo và nhà thơ Trần Đăng Khoa.
- Giới thiệu chung về hình tường người lính đảo.
Thân bài:
Hình tượng người lính đảo hiện lên là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui, tinh thần bất khuất.
- Cách xưng hô thân mật: gọi em – xưng anh
- Khổ đầu trong bài thơ được Trần Đăng Khoa miêu tả sự khắc nghiệt về thời tiết nơi quần đảo Trường Sa nhiều nắng gió. Sân khấu dựng lên vô cùng đặt biệt:
+ Giữa trời biển bao la, đá san hô kê thành sân khấu
+ Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
→ Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.
- Họ gọi đùa nhau mấy chàng đầu trọc, lính trọc đầu, lính già lính trẻ đều trọc tếu giống những sư cụ là bà con xa với bụt ốc
→ Chính cuộc sống gian nan, cùng với ngoại hình ấn tượng với đầu trọc lốc không tóc của những người lính đảo, càng làm nổi bật sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất nơi đây, điều kiện sống nguy hiểm.
- Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…”
→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng
Đến cuối bài, giọng điệu và hình ảnh thơ vẫn sống động, hóm hỉnh và tếu táo mang đậm phong cách thơ Trần Đăng Khoa. Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Đó là cả một sự quan sát, một phút xuất thần để có những câu thơ hay: “Điệu tình ca cứ ngân lên chót vót/ Bỗng bàng hoàng nhìn lại phía sau/ Ngoài mép biển, người đâu lên đông thế/ Ồ, hóa ra toàn những đá trọc đầu…”
- Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.
- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo.
- Bài thơ góp một giọng điệu rất riêng, vừa tươi vui, hóm hỉnh nhưng cũng cảm động, sâu lắng về cuộc sống của người lính nơi đảo xa.
Kết bài:
Nêu cảm nhận của em về hình tượng người lính đảo.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là:
A. Nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về nội dung của tác phẩm thơ.
B. Nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về nghệ thuật của tác phẩm thơ.
C. Nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ.
D. Trình bày các thông tin về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nội dung và hình thức của tác phẩm thơ.
Câu 3:
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu V vào ô phù hợp.
Nội dung phát biểu |
Đúng |
Sai |
(1) Phân tích tác phẩm thơ là chỉ ra và làm rõ đặc sắc nội dung và nghệ thuật biểu hiện ở từng phương diện cụ thể của bài thơ hoặc đi sâu tìm hiểu từng vấn đề, khía cạnh của một tác phẩm thơ |
|
|
(2) Đánh giá tác phẩm thơ là nêu lên nhận xét về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm |
|
|
(3) Bài viết phân tích, đánh giá tác phẩm thơ chỉ nêu nhận xét, đánh giá về điểm thành công của bài thơ, đoạn thơ, không được nêu điểm hạn chế của tác phẩm |
|
|
(4) Các thao tác phân tích và đánh giá trong bài nghị luận về tác phẩm thơ thường kết hợp với nhau |
|
|
Câu 4:
c) Tác giả đã phân tích các yếu tố nào để làm rõ ý kiến của mình?
Câu 5:
Chọn một nội dung trong dàn ý để viết thành một đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu)
Câu 6:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Bức tranh hoành tráng sử thi về đất nước được vẽ bằng những nét bút lớn, đầy tính khái quát, tượng trưng: “Súng nổ rung trời giận dữ”. Lời thơ cũng đạt đến một độ hàm súc cao. Hai chữ “giận dữ” khiến cho ý thơ thật đa nghĩa. Bởi nó có đến hai chủ từ. Đó là tiếng súng giận dữ của con người hay bầu trời cũng đang nổi giận với kẻ thù? Có lẽ là cả hai. Tội ác của chúng gieo rắc bao năm khiến cho trời không dung, đất không tha [...].
Trên cái phông nền ấy, hình tượng “đất nước” hiện lên như một thực thể vừa kì ảo vừa kì vĩ:
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà [...].
Bài thơ mở đầu bằng hương cốm hiền hoà trong những sáng thu muôn thuở để rồi kết thúc bằng hình ảnh quật cường, vừa dữ dội vừa oai hùng. Chỉ riêng điều đó đủ cho ta thấy sức sống kì diệu đã biến một nước Việt Nam hiền hoà thành một nước Việt Nam bất khuất. Khổ thơ kết này chính là thời điểm chót cùng của cuộc hoá thân mầu nhiệm đó.”
(Chu Văn Sơn, Thơ điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, 2007)
a) Văn bản viết về điều gì?
về câu hỏi!