Câu hỏi:
11/07/2024 898Nhận xét về đặc điểm của các văn bản nghị luận được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Văn bản nghị luận được học ở Bài 8 gồm hai bài nghị luận xã hội: Bản sắc là hành trang (Nguyễn Sĩ Dũng) và Đừng gây tổn thương (Ca-ren Ca-xây); hai bài nghị luận văn học gồm Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn) và “Phép mầu” kì diệu của văn học (Nguyễn Duy Bình) trong phần Tự đánh giá.
Có thể thấy bài nghị luận xã hội thứ nhất (Bản sắc là hành trang - Nguyễn Sĩ Dũng) tập trung vào chủ đề vai trò và ý nghĩa của bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập - một vấn đề rất lớn lao và có ý nghĩa toàn cầu. Vấn đề thứ hai lại liên quan đến cá nhân mỗi người: đó là trong cuộc sống đừng gây tổn thương cho bất kì ai (Đừng gây tổn thương - Ca-ren Ca-xây). Các bài nghị luận văn học hướng đến hai yêu cầu lớn: a) Phân tích giá trị của văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10 và b) Bàn luận về vai trò, ý nghĩa, tác dụng,... của văn chương.
- Các văn bản nghị luận xã hội nhằm gắn kết HS với các vấn đề nóng bỏng của xã hội, dân tộc và quốc tế; gắn trang sách vào cuộc sống và đưa cuộc sống vào trang sách; và để giáo dục tư tưởng, phát triển phẩm chất. Các bài nghị luận văn học nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn: “Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc”; cũng tức là các em cần biết mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và người đọc qua văn bản “Pháp mầu” kì diệu của văn học.
Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn) phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến chính là để phục vụ yêu cầu tích hợp dọc giữa các bài trong sách Ngữ văn 10 (bộ Cánh Diều) liên quan đến bài đọc hiểu Thu điếu đã học. Vì thế, học bài này nhằm tới hai mục đích: rèn luyện cách đọc một văn bản nghị luận văn học và kết hợp ôn lại những tác phẩm đã đọc hiểu ở các bài trước.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích ý nghĩa của những nội dung chủ đề đặt ra trong các bài thơ được học. Xác định những điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.
Câu 2:
Phân tích một tác phẩm văn học và giới thiệu (thuyết minh) về tác phẩm ấy giống và khác nhau như thế nào?
Câu 3:
Trình bày cấu trúc của bài Thơ văn Nguyễn Trãi bằng một sơ đồ. Nêu các nội dung chính của văn bản Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp. Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.
Câu 4:
Nêu một sô vấn đề xã hội mà em thấy có thể viết bài nghị luận để phát biểu ý kiến của mình. Giải thích vì sao đó là vấn đề xã hội cần có ý kiến.
Câu 5:
Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 10, tập hai. Những nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết như thế nào?
Câu 6:
Sách Ngữ văn 10, tập hai, phần tiếng Việt tập trung rèn luyện những nội dung gì?
về câu hỏi!