Câu hỏi:
04/02/2020 917Một đoạn của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có trật tự nucleotit trên mạch bổ sung như sau:
Các bộ ba |
3’ TAX – AAG – AAT – GAG - …. - ATT – TAA – GGT – GTA – AXT – 5’ |
Số thứ tự các bộ ba |
1 2 3 4 …. 80 81 82 83 84 |
Biết rằng các codon 5’GAG3’ và 5’GAA3’ cùng mã hóa cho axit amin Glutamic, 5’GAU3’ và 5’GAX3’ cùng mã hóa cho axit amin Asparagin. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Chuỗi polipeptit trong phân tử protein được dịch ra từ đoạn gen trên có chứa 79 axit amin.
(2) Đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành phần của chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
(3) Đột biến mất một cặp nucleotit thứ 9 tính từ đầu 3’ của đoạn mạch trên sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp bị mất đi một số axit amin so với chuỗi polipeptit bình thường.
(4) Đột biến thay thế một cặp nucleotit X-G thành T-A xảy ra tại nucleotit thứ 10 tính từ đầu 3’ không ảnh hưởng đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án C
Các bộ ba |
3’ TAX – AAG – AAT – GAG - …. - ATT – TAA – GGT – GTA – AXT – 5’ |
Số thứ tự các bộ ba |
1 2 3 4 …. 80 81 82 83 84 |
Các codon |
3’ UAX – AAG – AAU – GAG - … - AUU – UAA – GGU – GUA – AXU – 5’ Mã kết thúc Mã mở đầu |
(1) đúng, chuỗi polipeptit trong phân tử protein được dịch ra từ đoạn gen trên có chứa 79 axit amin (bộ ba mở đầu là bộ ba thứ 83 tính từ đầu 5’ và bộ ba kết thúc bộ ba thứ 3, chiều dịch mã từ 5’ đến 3’).
(2) đúng, bộ ba thứ 82 là 5’UGG3’ qui định tryptophan không có tính thoái hóa nên đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành phần của chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
(3) sai, đột biến mất một cặp nucleotit thứ 9 tính từ đầu 3’ của đoạn mạch trên làm mất tín hiệu kết thúc dịch mã nên thường sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp có thêm một số axit amin mới.
(4) đúng, đột biến thay thế một cặp nucleotit X-G thành T-A xảy ra tại nucleotit thứ 10 tính từ đầu 3’ làm cho đoạn mARN biến đổi như sau:
3’UAX – AAG – AAU – AAG –... – AUU – UAA – GGU–GUA–AXU ––5’
Bộ ba mới 5’GAA3’ cùng mã hóa axit amin là Glutamic so với codon ban đầu là 5’ GAG3’, do đó, không ảnh hưởng đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
Vậy, các phát biểu đúng là 1, 3, 4.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại adênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
Câu 2:
Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
Câu 3:
Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau:
Cho các phát biểu sau đây:
(1) Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.
(2) Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 8.
(3) Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể.
(4) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) → (b) →(d) →(c) → (e).
(5) Các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài động vật.
Số phát biểu đúng là:
Câu 4:
Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài đã xảy ra hiện tượng được mô tả ở hình dưới đây:
Cho một số nhận xét sau:
(1) Hiện tượng đột biến trên là chuyển đoạn không tương hỗ.
(2) Hiện tượng này đã xảy ra ở kỳ đầu của lần giảm phân 2.
(3) Hiện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc thuộc cùng một cặp NST tương đồng.
(4) Sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
(5) Tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/2.
(6) Giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể đột biến từ bố nếu quá trình phân li nhiễm sắc thể diễn ra bình thường.
Số kết luận đúng là:
Câu 7:
Trong thí nghiệm làm tiêu bản tạm thời của tinh hoàn châu chấu, khi đếm số lượng NST trong từng tế bào khác nhau: có học sinh đếm được 23 NST, có học sinh đếm được 12 NST, có học sinh đếm được 11 NST. Sau khi thảo luận, các học sinh đưa ra các nhận định sau:
(1) Bộ NST của châu chấu là 2n = 22, con đực thuộc dạng đột biến thể ba nhiễm.
(2) Tế bào đếm được 11 và 12 NST chỉ có thể là tế bào sinh dục.
(3) Tế bào đếm được 23 NST có thể là tế bào sinh dưỡng hoặc tế bào sinh dục.
(4) Cơ chế xác định giới tính của châu chấu là: con cái (XX) và con đực (XY).
Theo em, số nhận định đúng là:
về câu hỏi!