Câu hỏi:
13/07/2024 3,280Dựa vào nội dung thí nghiệm 1 trong bài 24 SGK KHTN 7, hãy cho biết:
- Kết quả dự đoán nếu không để chậu cây khoai lang trong bóng tối 2 ngày mà trùm túi nylon đen lên chậu cây và để ngoài sáng với thời gian như trên.
- Tại sao không dán băng dính đen kín hết cả chiếc lá mà chỉ dán một phần của lá?
- Khi nhỏ iodine vào 2 phần của lá (phần đã dán băng dính đen và phần không dán), hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích.
- Iodine có vai trò/ý nghĩa gì trong thí nghiệm này?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Túi bóng đen cũng có tác dụng cản ánh sáng không cho tiếp xúc với lá cây nên kết quả thí nghiệm so với đặt chậu cây trong bóng tối 2 ngày sẽ không có sự thay đổi: phần bịt băng giấy đen vẫn không có màu xanh tím còn phần không bịt băng giấy đen vẫn có màu xanh tím.
- Không dán băng dính đen kín hết cả chiếc lá mà chỉ dán một phần của lá để tạo điều kiện thí nghiệm khác nhau về ánh sáng ở 2 phần của chiếc lá (phần được dán băng dính đen không được tiếp xúc với ánh sáng còn phần không được dán băng dính đen được tiếp xúc với ánh sáng).
- Hiện tượng xảy ra khi nhỏ iodine vào 2 phần của lá: Phần lá bị bịt kín bởi băng giấy đen không xuất hiện màu xanh tím vì phần lá này không được tiếp xúc với ánh sáng nên diệp lục không hấp thụ được ánh sáng để thực hiện quang hợp tạo thành tinh bột. Ngược lại, phần lá không bị bịt kín bởi băng giấy đen sẽ xuất hiện màu xanh tím vì phần lá này hấp thụ được ánh sáng nên tổng hợp được tinh bột.
- Trong thí nghiệm này, iodine có vai trò là chất chỉ thị nhận biết sự xuất hiện của tinh bột trong lá (khi nhỏ iodine vào phần lá có tinh bột sẽ có màu xanh tím đặc trưng).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp:
- Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt là gì?
- Cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc có cồn 90o, đun sôi cách thủy có tác dụng gì?
- Phần nào của lá trong thí nghiệm trên tạo thành tinh bột? Vì sao em biết?
Câu 2:
Tại sao bước 3 của thí nghiệm 2 trong bài 24 SGK KHTN 7, cốc A lại phải để trong bóng tối. Sự khác nhau về điều kiện thí nghiệm ở cốc A và cốc B có ý nghĩa gì?
Câu 3:
Theo em, nếu không sử dụng cành rong đuôi chó trong thí nghiệm này thì có thể chọn loài cây nào để làm thí nghiệm chứng minh quang hợp nhả khí oxygen?
Câu 4:
Sắp xếp các hình ảnh sau tương ứng với các bước thí nghiệm chứng minh quang hợp nhả oxygen.
Câu 5:
Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường hay thả vào bể một số loại rong và cây thủy sinh. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của việc làm đó.
Câu 6:
Trong thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen, điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc khác nhau như thế nào?
- Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì?
- Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?
Đề kiểm tra KHTN 7 giữa học kì 1 - Bộ sách Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
10 câu Trắc nghiệm Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên Chân trời sáng tạo có đáp án
Đề kiểm tra Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 - Bộ Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra KHTN 7 giữa học kì 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)
Dạng 1: Dạng bài tập liên quan tới tốc độ của vật có đáp án
Dạng 1: xác định thành phần cấu tạo nguyên tử có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật Chân trời sáng tạo có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Hô hấp tế bào Chân trời sáng tạo có đáp án
về câu hỏi!