Câu hỏi:
05/02/2020 508Một cơ thể có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12, trong đó có 2 chiếc nhiễm sắc thể bị đột biến; nhiễm sắc thể số 1 bị đột biến mất đoạn, nhiễm sắc thể số 2 bị đột biến đảo đoạn. Giả sử cơ chế đột biến này giảm phân bình thường tạo ra giao tử và không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ 75%.
II. Loại giao tử mang một nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ 50%.
III. Loại giao tử chỉ mang nhiễm sắc thể bị đột biến đảo đoạn chiếm 12,5%.
IV. Có tối đa 192 loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án B
I đúng, tỷ lệ giao tử đột biến là 1 – 0,5×0,5 = 0,75
II đúng, tỷ lệ giao tử mang một nhiễm sắc thể đột biến là : 0,5×0,5 +0,5×0,5 =0,5
III sai, tỷ lệ chỉ mang nhiễm sắc thể bị đột biến đảo đoạn chiếm 0,5×0,5 = 0,25
IV sai, 2n =12 → n= 6 ; số loại giao tử đột biến tối đa là 26 - 24×1 = 48 (lấy tổng số giao tử trừ đi giao tử bình thường)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?
I. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là methionin
II. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được từ 1 đến nhiều chuỗi polipeptitcùng loại
III. Khi riboxom tiếp xúc với mã UGA thì quá trình dịch mã dừng lại
IV. khi dịch mã, riboxom dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’ → 5’
Câu 4:
Cho các thành phần:
1. mARN của gen cấu trúc; 2. Các loại nuclêôtit A, U, G, X;
3. Enzim ARN pôlimeraza; 4. Ezim ADN ligaza;
5. Enzim ADN pôlimeraza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là
Câu 6:
Mạch mã gốc của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau:
3'…TAX XAX GGT XXA TXA…5'. Khi gen này được phiên mã thì đoạn mARN sơ khai tương ứng sinh ra có trình tự ribônuclêôtit là
về câu hỏi!