Câu hỏi:
06/02/2020 1,119Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa của gen.
(2) Trong nhân đôi ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.
(3) Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN.
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
(5) Trong quá trình dịch mã, mARN thường chỉ gắn với một ribôxôm để tạo một chuỗi polipeptit.
(6) Trong quá trình phiên mã, trước hết enzim ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc có chiều .
Số phát biểu đúng về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không xảy ra đột biến là:
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án A
Phát biểu 1 đúng vì các ribonucleotit của môi trường liên kết bổ sung với tất cả các nucleotit trên mạch mã gốc của gen, sau đó xảy ra quá trình cắt bỏ đoạn intron, nối các đoạn exon để tạo thành phân tử mARN trưởng thành.
Phát biểu 2 đúng vì quá trình nhân đôi ADN dựa theo nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung, từ đó tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau và giống mẹ.
Phát biểu 3 sai vì phân tử mARN có bộ ba mở đầu là AUG, và bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA. Từ bộ ba mở đầu đến bộ ba liền kề mã kết thúc đều có tARN đến khớp theo nguyên tắc bổ sung còn bộ ba kết thúc không bắt cặp bổ sung với tất cả tARN nào. Do vậy trong quá trình dịch mã tARN tiến vào kết cặp bổ sung với tất cả bộ ba trừ bộ ba kết thúc.
Phát biểu 4 đúng.
Phát biểu 5 sai vì trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với nhiều riboxom để tăng hiệu suất tổng hợp.
Phát biểu 6 sai vì enzim ARN pol không làm chức năng tháo xoắn gen. Tháo xoắn gen do enzim gyrasa đảm nhiệm.
à Có 3 phát biểu đúng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Cho các phát biểu sau :
(1) Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu so với đột biến nhiễm sắc thể vì đột biến gen dễ xảy ra và ít ảnh hưởng đến sinh vật hơn.
(2) Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Di-nhập gen có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(4) Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen theo một chiều hướng xác định.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
Câu 3:
Một đoạn mạch gốc của gen cấu trúc có trật tự nuclêôtit như sau: 5'TAX - AAG - GAG - AAT - GTT- XXA - ATG - XGG - GXG - GXX - GAA - XAT3'. Nếu xảy ra một đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit làm cho số axit amin của chuỗi pôlipeptit trong phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 5 axit amin. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể xảy ra?
(1) Mất một cặp nuclêôtit X-G ở vị trí thứ 16 tính từ dầu 5'.
(2) Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtit T-A.
(3) Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 17 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtit T-A.
(4) Thay thế một cặp nuclêôtit G-X ở vị trí thứ 21 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtít X-G.
Số trường hợp là:
Câu 4:
Cho các thông tin:
(1) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không tổng hợp được.
(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin.
(3) Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.
(4) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị thay đổi chức năng.
Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là:
Câu 5:
Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến không làm thay đổi tỉ lệ A+G/T+X của gen?
(1) Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X
(2) Thay thế một cặp A-T bằng một cặp T-A
(3) Thêm một cặp nucleotit
(4) Đảo vị trí các cặp nucleotit.
Câu 6:
Hình vẽ bên mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng
về câu hỏi!