Câu hỏi:
07/02/2020 332Có một cơ thể thực vật có kích thước lớn hơn so với các cây cùng loài. Người ta đưa ra 2 giả thuyết để giải thích cho sự hình thành kiểu hình khác thường của cây này.
Giả thuyết 1 cho rằng cây này là một dạng đột biến đa bội.
Giả thuyết 2 cho rằng cây này không bị đột biến nhung do thường biến gây nên sự thay đổi về kiểu hình.
Có bao nhiêu phương pháp sau đây sẽ cho phép xác định được cây này là do đột biến đa bội hay do thường biến?
I. Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường.
II. Sử dụng phương pháp quan sát bộ NST của tế bào ở cây này và so sánh với bộ NST của loài.
III. Tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho cây này và so sánh sự phát triển của cây này với các cây cùng loài.
IV. Cho cây này lai với các cây cùng loài, dựa vào tỉ lệ kiểu hình đời con để rút ra kết luận.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các phương pháp cho phép xác định được do đột biến đa bội hay thường biến là:
+ Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường. Nếu là hiện tượng thường biến thì cây sẽ có kiểu hình giống kiểu hình các cây đang sống trước đó. Nếu là đa bội thì kiểu hình của cây vẫn to lên bất thường.
+ Sử dụng phương pháp tế bào học kiểm tra số lượng NST trong 1 tế bào → Nếu số lượng tế bào của cây này tăng lên bội số của n (khác 2n) thì chứng tỏ cây này bị đột biến đa bội. Còn nếu bộ NST là 2n thì hiện tượng này là do thường biến.
(III) sai vì khi ta bổ sung chất dinh dưỡng vẫn không thể biết được là do thường biến hay đa bội vì kích thước của cả 2 cây sẽ càng lớn hơn.
(IV) sai vì khi cho cây này lai phân tích hay lai với các cây cùng loài thì thế hệ sau vẫn có thể thu được kiểu gen và kiểu hình giống nhau.
Vậy I, II đúng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 6:
Sự kết hợp giữa hai cromatit có cùng nguồn gốc trong cặp tương đồng sau đó trao đổi chéo các đoạn có thể sẽ làm phát sinh bao nhiêu biến dị dưới đây:
I. Lặp đoạn. II. Hoán vị gen.
III. Mất đoạn. IV. Thay thế các cặp nucleotit.
Câu 7:
Khi xảy ra đột biến mất một cặp nucleotit thì chiều dài của gen giảm đi bao nhiêu?
về câu hỏi!