Câu hỏi:
07/02/2020 383Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng; gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Cho ruồi đực và ruồi cái (P) đều có thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với nhau, thu được F1 có 5% ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có 35% ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ.
II. F1 có 10% ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.
III. F1 có 46,25 % ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ
IV. F1 có 1,25% ruồi thân xám, cánh cụt, mắt đỏ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án C
* Xét từng phát biểu:
I à đúng. Ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ = A-B-XDX- = (0,5 + aabb).l/2 = (0,5 + 0,2). 1/2 = 35%.
II à đúng. Ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ = aabbXDX- = 0,2.1/2 = 10%.
III à Sai. Ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ = A-B-D- = (0,5 + aabb) .0,75 = (0,5 + 0,2) .0,75 = 52,5%.
IV Sai. Ruồi thân xám, cánh cụt, mắt đỏ = AabbD- = (0,25 - aabb).0,75 = (0,25-0,2).0,75 = 3,75%.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Ở người, khi nói về bệnh di truyền do alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X qui định. Trong trường hợp không xảy ra đột biến và mỗi gen quy định một tính trạng, phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu 3:
Khi nói về gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi và phiên mã.
II. Các gen ngoài nhân thường tồn tại thành từng cặp alen.
III. Ở các loài sinh sản vô tính gen ngoài nhân không có khả năng di truyền cho đời con.
IV. Nếu gen nằm trong tế bào chất thì lai thuận cho kết quả khác lai nghịch và con lai luôn có kiểu hình giống mẹ.
Câu 4:
Biết rằng không xảy ra đột biến. Phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen?
Câu 6:
Cơ thể F1 chứa hai cặp gen dị hợp tạo 4 loại giao tử có tỷ lệ bằng nhau; biết rằng không có bất kì đột biến gì xảy ra, khả năng sống của các loại giao tử là như nhau. Quy luật di truyền nào đã chi phối sự di truyền của 2 cặp trên?
Câu 7:
Ở một loài động vật, cơ thể có kiểu gen AB/ab CD/cd, cặp NST số 1 mang hai cặp gen A, a và B. b có hoán vị gen xảy ra; cặp NST số 2 mang hai cặp gen C, c và D, d liên kết hoàn toàn.
I. Nếu 20% tế bào sinh dục đực có kiểu gen AB/ab xảy ra hoán vị trong giảm phân thì tỷ lệ một loại giao tử hoán vị là 10%.
II. Xét cặp NST số 1, nếu có 1000 tế bào sinh dục đực có kiểu gen AB/ab giảm phân, loại giao Ab chiếm 10%, thì số thế bào xảy ra giảm phân xảy ra hoán vị là 400.
III. Xét cặp NST số 2, nếu một tế bào (CD/cd) không phân li trong giảm phân 2 ở cả hai tế bào sinh ra từ giảm phân 1, thì cho 4 loại giao tử.
IV. Nếu ở một tế bào sinh dục có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 2 giảm phân bình thường thì số loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là 26.
về câu hỏi!