Câu hỏi:
13/10/2022 999Đọc thông tin
Có lẽ trong chúng ta ít người lại không một lần xem những video clip cảnh học sinh đánh nhau từ nhỏ đến lớn tràn lan trên mạng xã hội. Từ đánh nhau tay đôi đến một nhóm quây lại đánh hội đồng một người. Đáng sợ là không chỉ nam sinh mà các nữ sinh vốn nhu mì, nữ tính cũng tham chiến quyết liệt, không chỉ đánh đập, hành hạ thân xác mà còn nhục mạ tinh thần bằng những ảnh hình thật khó tưởng tượng ở lứa tuổi học trò. Có thể chỉ là tâm lí hiếu động tuổi học trò, xích mích cá nhân thuần tuý, sự ganh ghét, đố kị, tính tình khác biệt, những mâu thuẫn khó tránh trong đời sống học đường, hay ở một cấp độ cao hơn là những xung đột tình cảm như yêu đương tuổi mới lớn,... Tất cả lí do đó dẫn đến bạo lực.
Cũng có khi chẳng vì lí do gì to tát. Gần đây mạng xã hội phát tán một clip ghi lại cảnh một nhóm học sinh nam thay nhau đấm đá, thậm chí còn dùng khúc gỗ đánh và hành hạ một bạn học ở trong lớp. Bạn bị đánh người nhỏ bé rõ ràng không có khả năng tự vệ. Chắc chắn nhiều người lớn không thể xem hết clip bởi mức độ tàn nhẫn của nó. Một em trai nhỏ lớp 7 ngơ ngác chịu những trận đòn của các bạn có vóc dáng lớn hơn, trước sự chứng kiến của rất nhiều bạn cùng lớp khác. Không có một ai tỏ ra cử chỉ để can ngăn, bảo vệ bạn bị đánh. Thậm chí em học sinh là chủ nhân của clip còn dùng điện thoại quay cận cảnh rất chi tiết diễn biến cuộc hành hung. Nhìn mặt bạn học sinh bị đánh, có thể thấy đó là một học sinh lành tính và em thật sự ngơ ngác, không hiểu tại sao bị các bạn hành xử như vậy. Có lẽ đám bạn nghịch ngợm đã chọn một đối tượng yếu thế, nhỏ con để thỏa mãn cơn bốc đồng được nổi tiếng trên mạng kia.
Những vụ đánh nhau đã để lại những nỗi đau cả thể xác và tinh thần khó chữa lành. Chưa kể đến những sang chấn tâm lí dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Người gây bạo lực, nặng thì bị đuổi học, nhẹ thì bị kỉ luật nhưng cũng chẳng thể bằng người bị bạo hành. Có em phải chuyển trường, cá biệt bị trầm cảm, sợ hãi, bị nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Bạo lực học đường còn phải tính đến những hành vi sử dụng ngôn ngữ thô tục. Đây là những hình thức bạo hành nguy hiểm gây nhiều hệ lụy mà rõ nhất là nạn học sinh nói tục, chửi bậy đến mức khó chấp nhận, nhất là ở thành phố.
Câu hỏi gợi ý:
a) Em hãy chỉ ra các biểu hiện của bạo lực học đường qua thông tin trên.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Yêu cầu a) Biểu hiện của bạo lực học đường qua đoạn thông tin:
+ Đánh đập, ngược đãi, xâm phạm thân thể
+ Nhục mạ tinh thần người khác bằng những lời lẽ khó nghe
+ Bạn học sinh nam dùng khúc gỗ đánh và hành hạ một bạn học cùng lớp.
+ Quay video clip cảnh đánh đập rồi tung lên các trang mạng xã hội
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hành vi bạo lực học đường được biểu hiện như thế nào qua mỗi hình ảnh?
Câu 2:
Em hãy kể về một bạo lực học đường mà em biết hoặc chứng kiến, trong đó nêu rõ:
- Biểu hiện của vụ việc.
- Nguyên nhân xảy ra vụ việc.
- Hậu quả của vụ việc.
- Biểu hiện, hành vi, thái độ của em và những người chứng kiến hoặc biết về vụ việc này.
Câu 3:
Bạo lực học đường gây ra hậu quả nào dưới đây đối với người bị bạo lực và người gây bạo lực?
(Đánh dấu X vào ô em lựa chọn)
Hậu quả của bạo lực học đường |
Đối với người bị bạo lực |
Đối với người gây bạo lực |
A. Luôn lo lắng không yên, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần. |
|
|
B. Ảnh hưởng, giảm sút kết quả học tập. |
|
|
C. Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. |
|
|
D. Có thể bị người khác trả thù. |
|
|
E. Buồn chán, có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. |
|
|
G. Có thể bị thương tích. |
|
|
H. Gây lo lắng cho mọi người trong gia đình. |
|
|
I. Bị mọi người xa lánh. |
|
|
K. Có thể bị nhà trường kỉ luật. |
|
|
Câu 4:
Trên đường đi học về, hai bạn học sinh nữ lớp 8 của một trường trung học cơ sở bị một nhóm nữ sinh khác bạo hành. Có 3 nữ sinh đánh liên tiếp vào phần bụng và đầu nạn nhân. Hai trong số nạn nhân đã phải nhập viện trong tình trạng đau đầu, buồn nôn và được chẩn đoán bị chấn thương sọ nào. Được biết, hai nữ sinh bị đánh không hề có mâu thuẫn gì với nhóm nữ sinh kia. Còn nhóm nữ sinh kia khi được hỏi thì trả lời “không quen biết nhưng vì nhìn không thấy thích nên đánh”.
Em có thể nói gì về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường trong tình huống trên?
Câu 5:
V là lớp trưởng lớp T, học giỏi và nhiệt tình trong công tác tập thể nên được các bạn trong lớp quý mến. Nhưng, vì là lớp trưởng nên trong các buổi sinh hoạt lớp, V thường hay nhắc nhở, góp ý với Q là học sinh hay nghỉ học, nói chuyện và trêu chọc các bạn ngồi gần mình trong giờ học. Thấy vậy, Q đã lập một nhóm trên Facebook có tên là “Nhóm Tự do” với mục đích nói xấu, xúc phạm V và kêu gọi các bạn trong lớp tẩy chay V. V bị “sốc” nên cảm thấy rất buồn bã và bất lực.
a) Hành vi bạo lực của nhóm bạn trong lớp T có biểu hiện như thế nào?
Câu 6:
b) Em có đồng ý với hành vi, biểu hiện của các bạn chứng kiến không? Vì sao?
về câu hỏi!