Câu hỏi:
12/07/2024 892Tìm hiểu chú thích và giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong văn bản:
- Nước kiệt:
- Phèn:
- Lung, trấp, đìa, bầu:
- Cù lao:
- Giồng:
- Gò:
- Rạch:
- Quốc hồn quốc túy:
- Thời trân:
- Năn lác:
- Lênh loang:
- Lé đé:
- Nước ròng:
- Vọng cổ:
- Gu:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Nước kiệt: chỉ nước cạn khi thủy triều xuống.
- Phèn: tên gọi chung các loại muối kép; nước nhiễm phèn thường chua, hây hoen ố khi giặt quần áo.
- Lung, trấp, đìa, bàu: chỉ vùng đất trũng, đọng nước, nhiều cỏ lác; lung, đìa, bàu (đầm): vùng nước rộng, sâu, nằm giữa đồng.
- Cù lao: đảo nhỏ nhô lên giữa biển hoặc doi cát nổi lên giữa sông.
- Giồng: dải đất phù sa nổi cao, chạy dài ven sông.
- Gò: khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
- Rạch: đường dẫn nước từ sông vào đồng ruộng, thuyền bè có thể đi lại được.
- Quốc hồn quốc túy: cái tinh hoa trong nền văn hóa của một dân tộc, một quốc gia.
- Thời trân: đồ ăn quý theo các mùa.
- Năn lác: cỏ năn, cỏ lác.
- Lênh loang: chỉ một vùng nước tràn ra trên diện rộng.
- Lé đé: nước xăm xắp, ở đây chỉ mức nước gần bằng nền quán cà phê được nói tới.
- Nước ròng: xem nước kiệt,
- Vọng cổ: điệu hát cải lương, giọng buồn và kéo dài, nghe như tiếng thở than, ai oán.
- Gu: chỉ lối sống, sở thích, thị hiếu riêng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Nếu được đi thăm Đồng Tháp Mười, em sẽ đến nơi nào nêu trong bài du kí? Vì sao?
Câu 3:
Khi đọc hiểu văn bản du kí, các em cần chú ý:
- Văn bản viết về ………? Đi bằng …….? Thái độ và …….. ra sao?
- Cảnh sắc và ………… như thế nào? Tác giả ghi lại bằng cách ……………… các yếu tố đó?
- Bài du kí mang lại …………. tình cảm gì?
Câu 4:
Trong phần kết thúc văn bản (trang 58), tác giả có cảm nhận gì về Đồng Tháp Mười khi đến thành phố Cao Lãnh?
Câu 5:
Từ văn bản trên, theo em, bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì?
Câu 6:
Đọc phần (1) văn bản và cho biết lũ quan trọng như thế nào với Đồng Tháp Mười?
về câu hỏi!