🔥 Đề thi HOT:

4996 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)

43.2 K lượt thi 11 câu hỏi
2327 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)

40.5 K lượt thi 11 câu hỏi
1921 người thi tuần này

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 1)

19.7 K lượt thi 11 câu hỏi
1915 người thi tuần này

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 2)

19.7 K lượt thi 11 câu hỏi
1265 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)

39.4 K lượt thi 11 câu hỏi
1240 người thi tuần này

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 3)

19 K lượt thi 11 câu hỏi
1129 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 6)

14.3 K lượt thi 11 câu hỏi
878 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)

39 K lượt thi 11 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1-8)

SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG

Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng.

       Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai Đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói:

 - Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất.

 Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa, lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng.

                            (Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản - Sách Ngựa Gióng)

Câu 1

Nhân vật chính trong truyện Sự tích hoa cúc trắng là ai ?

Lời giải

Chọn A

Câu 2

Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy ?

Lời giải

Chọn B

Câu 3

Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ…

Lời giải

Chọn C

Câu 4

Theo nhà sư, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì ?

Lời giải

Chọn A

Câu 5

Hãy sắp xếp các sự việc sau theo đúng nội dung của câu chuyện “Sự tích hoa cúc trắng”?

(1) Đi qua ngôi chùa em vào cầu phúc cho mẹ, gặp nhà sư tặng em bông hoa trắng.

(2)  Ngày xưa, có một gia đình nghèo hai mẹ con nương tựa vào nhau, chăm chỉ làm lung, một ngày người mẹ bị bệnh nặng.

(3) Thương mẹ quá em xé nhỏ những cánh hoa, mẹ khỏi bệnh và sống rất lâu với em.

(4) Vì thương mẹ, người con đi tìm thầy lang khắp nơi về chữa bệnh cho mẹ.

(5) Em vui mừng, nhưng khi đêm cánh hoa thì buồn trở lại vì hoa chỉ có năm cánh.

Lời giải

Chọn C

Câu 6

Trong câu văn“Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con”, từ láy tần tảo có ý nghĩa là:

Lời giải

Chọn D

Câu 7

“Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ”. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào ?

Lời giải

Chọn D

Câu 8

Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng ?

Lời giải

Chọn B

Câu 9

Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên ?

Lời giải

HS có thể đưa ra câu trả lời, nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.

- Cần phải trân trọng, biết ơn và hiếu kính những người đã chăm sóc, nuôi dưỡng và sinh ra mình.

Câu 10

Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ ?

Lời giải

HS tự rút ra trách nhiệm về nhận thức và hành động của bản thân đối với cha mẹ.

+ Cha mẹ là người sinh ra ta, mang đến cho ta nhiều niềm hạnh phúc.

+ Yêu thương, giúp đỡ ba mẹ công việc nhà,…

+ Chăm sóc ba mẹ.

+ Trở thành người tốt, xứng đáng với tình yêu thương của ba mẹ.

Câu 11

II. VIẾT (4,0 điểm)

Bằng lời văn của mình, hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em biết.

Lời giải

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: MB, TB, KB.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề:  kể lại một truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích

0,25

c. Triển khai các nội dung và vận dụng tốt phương pháp viết bài văn tự sự.

2.5

c. Kể lại câu chuyện

HS có thể triển khai câu chuyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

* Nội dung

- Giới thiệu tên truyện và nêu lý do muốn kể truyện

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến lúc kết thúc theo trình tự thời gian.

- Sự tiếp nối của các sự việc được trình bày mạch lạc và hợp lí.

- Nêu cảm nghĩ về câu chuyện.

* Nghệ thuật

- Dùng ngôi thứ ba để kể.

- Thể hiện được các yếu tố kì ảo trong truyện.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

4.6

7657 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%