Câu hỏi:
12/07/2024 870(2) Mở rộng vị ngữ
- Vị ngữ là …………………………… nêu ở chủ ngữ.
- Vị ngữ thường được biểu hiện rằng …………………………… Câu có thể có …… hoặc ……… vị ngữ.
- Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và ……………… cụm từ. Động từ, tính từ khi làm vị ngữ có khả năng ………………… hoặc sau trung tâm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
2. Mở rộng vị ngữ
- Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ.
- Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào? hoặc Là gì?. Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
- Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), vị ngữ thường được mở rộng thành cụm từ. Động từ, tính từ khi làm vị ngữ có khả năng mở rộng thành cụm động từ, cụm tính từ, bao gồm động từ, tính từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ ở trước hoặc sau trung tâm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn (SGK Ngữ văn 6, tập một, trang 89 – 90) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:
(1) Văn bản thông tin
- Văn bản thông tin là văn bản …………………………… một công việc nào đó.
- Văn bản thông tin thường được trình bày ……………………, âm thanh,…
- Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản ………………………………. diễn biến và kết thúc,…
về câu hỏi!