Câu hỏi:

17/10/2022 408

Đọc mục Định hướng (SGK Ngữ văn 6, tập hai, trang 40) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ

trống trong đoạn văn sau:

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là …………………………………… của em về bài thơ đó. Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm xúc về ………………… của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả mà em có ……. và ……….

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là nêu lên những suy nghĩ và rung động của em về bài thơ đó. Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm xúc về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả mà em có ấn tượng và yêu thích.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc đoạn văn tham khảo sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lượm là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu viết về đề tài người thiếu niên dũng cảm trong thời kì chống thực dân Pháp. Trong bài thơ, em ấn tượng nhất với đoạn thơ “Chú bé loắt choắt / Cái xắc xinh xinh / Cái chân thoăn thoắt / Cái đầu nghênh nghênh / Ca nô đội lệch / Mồm huýt sáo vang / Như con chim chích / Nhảy trên đường vàng”. Ở đoạn thơ này, tác giả đã tập trung tả tính cách của chú bé Lượm qua trang phục, hình dáng, cử chỉ, hành động. Có thể nói nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của đoạn thơ là việc sử dụng các từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh”, “thoăn thoắt”, “nghênh nghênh”. Những từ láy này đã cho thấy sự ngộ nghĩnh và đáng yêu của chú bé. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp so sánh “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng”. Biện pháp tu từ này đã diễn tả được sự nhanh nhẹn, hoạt bát của người liên lạc nhỏ. Qua đó, tác giả thể hiện sự yêu mến, thích thú của mình trước vẻ hồn nhiên, yêu đời của Lượm và giúp cho hình ảnh ấy in đậm mãi trong lòng người đọc bao nhiêu thế hệ đã qua.

Câu hỏi đánh giá

Gợi ý chỉnh sửa bài viết

1. Phần mở đoạn đã giới thiệu bài thơ, đoạn thơ mà người viết yêu thích nhất chưa?

- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó.

- Nếu chưa, viết thêm nội dung đó vào chỗ trống sau.

2. Thân đoạn đã chỉ rõ các nội dung sau hay chưa?

(1) Đoạn thơ đó kể về ai / cái gì?

(2) Nhân vật đó được miêu tả qua những yếu tố nào?

(3) Cách kể và miêu tả của tác giả có gì đặc sắc.

(4) Qua đó, người viết thể hiện tình cảm, suy nghĩ gì về nhân vật ấy?

- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân và đánh dấu các ý đó (các ý được đánh số như ở cột trái).

- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung cho từng ý và ghi các câu cần bổ sung vào chỗ trống dưới đây:

 

3. Kết đoạn đã nêu khái quát cảm nghĩ của người viết về khổ thơ chưa?

- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó.

- Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống sau.

4. Đoạn văn có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?

Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách chữa bên cạnh đoạn viết.

Xem đáp án » 17/10/2022 1,033

Câu 2:

Tìm ý và lập dàn ý cho đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong các bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả đã học (Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Gấu con chân vòng kiềng).

a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi cần tìm ý như thế nào?

Ví dụ: Em thích chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ?

Xem đáp án » 17/10/2022 948

Câu 3:

b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu lên các ý lớn nào trong mỗi phần của bài viết (ở đây mới chỉ nêu dàn ý, chưa viết thành văn).

- Mở đoạn:

- Thân đoạn:

- Kết đoạn:

Xem đáp án » 17/10/2022 433

Câu 4:

Để viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, em cần lưu ý những gì?

- Đọc kĩ

- Lựa chọn

- Viết đoạn văn nêu rõ

Xem đáp án » 17/10/2022 329

Bình luận


Bình luận