Câu hỏi:
17/10/2022 451b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?
Ví dụ: Ngoại hình là gì? Ngoại hình có quan trọng không? Vì sao?
- Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của bài nói?
+ Mở bài:
+ Thân bài:
+ Kết bài:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý bằng cách đặt và trả lời một số câu hỏi như:
+ Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng có ý phê phán, chê bai gấu có đôi chân vòng kiềng không?
+ Ngoại hình là gì?
+ Ngoại hình có quan trọng hay không? Vì sao?
+ Có những bằng chứng gì về việc ngoại hình quan trọng hoặc không quan trọng?
+ Có nên đánh giá một người bằng ngoại hình không? Điều gì tạo nên và quyết định giá trị một con người?
+ Cần có thái độ như thế nào về ngoại hình của người khác?
- Lập dàn ý:
+ Mở bài: Ngoại hình có quan trọng hay không?
+ Thân bài:
Ý kiến: Ngoại hình không quan trọng.
Ngoại hình là vẻ đẹp bên ngoài của con người.
Bằng chứng về việc ngoại hình không quan trọng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người"
○ Phẩm chất của gỗ là giá trị bên trong còn nước sơn là lớp chất phủ bên ngoài gỗ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho tấm gỗ ấy.
○ Thế nhưng khi dùng đồ vật, người dùng khôn ngoan là người biết ưu tiên cho tính chất bền của đồ vật ấy, còn nước bên ngoài chỉ là phụ.
○ Ưu tiên tấm gỗ có phẩm chất tốt hơn bởi hình thức không quá quan trọng, dù đẹp đến đâu mà người sử dụng không thể sử dụng được thì cũng chỉ là một đồ bỏ đi.
→ Một người mà có vẻ bề ngoài đẹp mà tấm lòng không tốt thì không đáng được yêu quý, ngược lại, tuy bề ngoài không may mắn được đẹp mà có tấm lòng đẹp thì đáng được trân trọng.
Hình thức đôi khi chỉ là yếu tố may mắn mà có còn tính nết là cả một quá trình rèn luyện và tính nết của con người quy định đó là kẻ xấu hay người tốt, là người đáng được trân trọng hay không.
Không nên bình phẩm ngoại hình của người khác.
+ Kết bài: Hình thức không phải là tất cả, con người ta coi trọng nhau là ở tính nết, cách sống, cách đối nhân xử thế. Hình thức chỉ là nhất thời chỉ có tấm lòng mới giúp cho người gần người hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Người nói và người nghe cần lưu ý điểm gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề?
- Người nói:
- Người nghe:
Câu 2:
Từ bài thơ Gấu con chân vòng kiềng của U-xa-chốp, hãy trình bày ý kiến của em về vấn đề: Ngoại hình của con người có quan trọng hay không?
a) Những nội dung cần chuẩn bị
Câu 3:
c) Nói và nghe
Cần lưu ý điều gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề?
Câu 4:
Đọc mục Định hướng (SGK Ngữ văn 6, tập hai, trang 41) và hoàn chỉnh các câu sau:
a) Có nhiều vấn đề của cuộc sống được nêu lên trong tác phẩm văn học. Trước vấn đề ấy, em có thể ………………………… cho ý kiến của mình.
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (đề 13)
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Trắc nghiệm Bức tranh của em gái tôi có đáp án
7 câu Trắc nghiệm Bài học đường đời đầu tiên Kết nối tri thức có đáp án
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Trắc nghiệm Nhân hóa có đáp án
về câu hỏi!