Câu hỏi:
18/10/2022 518c) Viết.
- Tham khảo gợi ý sau rồi viết các câu hoặc đoạn kể lại các sự kiện tiếp theo bằng lời văn của em.
Sự kiện chính |
Lời văn của em |
Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng |
Câu chuyện ấy xảy ra từ đời Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai ông bà nổi tiếng là sống phúc đức. Hai ông bà rất mong có một đứa con. Thế rồi, một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà bà mang thai. Điều kì lạ là mãi 12 tháng sau bà mới sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng bà mừng rỡ vô cùng. Nhưng kì lạ hơn nữa là đứa trẻ đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. |
Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi. |
|
Gióng ra trận đánh giặc. |
|
Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời. |
|
Vua ghi nhớ công ơn Thánh Gióng |
|
Gióng còn để lại nhiều dấu tích |
|
- Viết bài văn hoàn chỉnh.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
c) Viết
Sự kiện chính |
Lời văn của em |
Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng |
Câu chuyện ấy xảy ra từ đời Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai ông bà nổi tiếng là sống phúc đức. Hai ông bà rất mong có một đứa con. Thế rồi, một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà bà mang thai. Điều kì lạ là mãi 12 tháng sau bà mới sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng bà mừng rỡ vô cùng. Nhưng kì lạ hơn nữa là đứa trẻ đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. |
Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi. |
Bấy giờ, giặc Ân đang lăm le xâm chiến bờ cõi nước ta. Vua sai sứ giả đi truyền tin tìm người tài giúp nước. Kì lạ thay khi nghe tin cậu bé bỗng biết nói, nhờ mẹ gọi sứ giả vào. Gióng dặn sứ giả nói với nhà vua rèn một cây gậy sắt, cái mũ sắt, con ngựa sắt, bộ áo giáp sắt và nhất định sẽ đánh tan giặc. Kể từ đó, Gióng lớn nhanh như thổi. Ăn bao nhiêu cũng không đủ, cơm gạo trong nhà bao nhiêu cũng hết. Bà con dân làng đã góp gạo mỗi người một ít để nuôi Gióng. |
Gióng ra trận đánh giặc. |
Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sỹ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận. Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. |
Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời. |
Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời. |
Vua ghi nhớ công ơn Thánh Gióng |
Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. |
Gióng còn để lại nhiều dấu tích |
Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng. |
- Viết bài văn hoàn chỉnh:
Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế. Truyền thuyết Thánh Gióng là truyền thuyết vô cùng hấp dẫn kể về người anh hùng này.
Truyền thuyết kể lại rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một ngôi làng nọ bên sông Hồng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng như thường ngày, trông thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, hai vợ chồng vô cùng vui mừng. Nhưng không giống những người khác, chín tháng mười ngày qua đi, bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu năm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.
Cũng năm ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:
– Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.
Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.
Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sỹ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.
Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.
Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.
Nhiều thời đại qua đi, truyền thuyết người anh hùng Thánh Gióng vẫn được lưu giữ và truyền tụng mãi trong dân gian, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Thánh Gióng chính là biểu tượng cho ước mơ, sức mạnh bảo vệ đất nước của nhân dân ta.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng.
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Truyền thuyết Thánh Gióng kể lại chuyện gì?
- Truyện có những sự kiện và nhân vật chính nào?
- Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?
- Có thể thêm, bớt những chi tiết, hình ảnh,… của chuyện thế nào?
- Truyện gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?
Câu 2:
d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài viết của mình theo hướng dẫn sau:
Câu hỏi đánh giá |
Gợi ý chỉnh sửa bài viết |
1. Phần mở bài đã giới thiệu ngắn gọn về truyện cổ tích Sọ Dừa và lí do kể lại chưa? |
- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó. - Nếu chưa, viết thêm ý còn thiếu vào chỗ trống sau đây. …………………………………………………… |
2. Phần thân bài đã nêu được những nội dung chính như dàn ý đã lập chưa? |
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó. - Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi các câu cần bổ sung vào chỗ trống sau đây. …………………………………………………… |
3. Phần kết bài đã nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện chưa? |
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó. - Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống sau đây. …………………………………………………… |
4. Bài viết đã sử dụng 3 từ ghép và 3 từ láy chưa? |
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân những từ đó. - Nếu chưa, hãy đọc lại các câu xem nên bổ sung từ ghép, từ láy vào vị trí nào. Sau đó, ghi ở bên lề từ ghép hoặc từ láy tương ứng với dòng cần được bổ sung. …………………………………………………… |
5. Có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không? |
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách sửa bên cạnh bài viết. |
Câu 3:
c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy viết bài văn kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Trong bài viết, sử dụng ít nhất 5 từ ghép và 3 từ láy.
Câu 4:
Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Hãy kể lại truyện truyền thuyết sau:
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con mộtngười chồng thật xứng đáng.
Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn(2). Một người ở vùng núi Tản Viên(3) có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu(4) vào bàn bạc. Xong, vua phán(5):
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ(6) đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Hai chàng tâu(7) hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nếp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao(8), mỗi thứ một đôi”.
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
Sơn Tinh không hề nao núng(9). Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.
Theo Huỳnh Lý
(In trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao em muốn kể lại truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh?
- Truyện kể về những nhân vật nào?
- Câu chuyện diễn biến ra sao (mở đầu, phát triển, kết thúc)?
- Khi kể lại truyện, nên thêm từ ngữ, câu văn, hình ảnh,… thế nào cho hấp dẫn, sinh động?
- Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện là gì?
Câu 5:
b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.
- Mở bài: Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.
- Thân bài:
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện Thánh Gióng.
Câu 6:
b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí:
- Mở bài:
- Thân bài:
- Kết bài:
về câu hỏi!