Câu hỏi:
11/07/2024 237c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy viết bài văn kể lại truyện cổ tích “Em bé thông minh”. Trong bài viết, sử dụng ít nhất 3 từ ghép và 3 từ láy.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
c) Viết bài văn
Ngày xưa, mỗi khi nhà vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước thường cử các quan đi vào các làng xóm, cho rao mõ kén người tài, như trường hợp Thánh Gióng. Ra câu đối hoặc nêu một vấn đề gì đó nan giải để thử tài như trường hợp "Em bé Thông Minh" này.
Khi phát hiện được nhân tài rồi, nhà vua và triều đình còn tìm cách thử thách thêm nữa. Sự thử thách có khi là chữ nghĩa, cũng có khi chỉ là vấn đề cần đến sự hiểu biết của trí thông minh.
Trường hợp em bé trên đây là thử tài bằng cách tìm khiếu thông minh. Khi viên quan hỏi cha mẹ: "một ngày cày được mấy đường" có ai đếm đường cày làm gì, cho nên người cha không trả lời được, nhưng em bé thì biết cách trả lời thông minh: "Ngựa của ông đi một ngày mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường".
Thế là viên quan mừng quýnh lên về tâu với vua. Vua cũng mừng nhưng để thử lại trí thông minh một lần nữa, nhà vua bắt dân làng làm một việc trái khoáy, nghĩa là làm cái việc theo cách thức dân dã, tự nhiên thì không làm được, mà phải đối đầu với nhà vua bằng trí tuệ. Vì vậy khi vua giao cho dân làng: "Ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao nuôi ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng chịu tội"
Được lệnh ấy dân làng lo lắng, họp bàn nhiều lần mà vẫn không sao giải quyết được. Thấy thế em bảo cha: "Cứ đem hai thúng gạo nếp và hai con trâu mà "đánh chén" cho sướng, còn một thúng gạo và một con trâu làm lộ phí để con vào kinh giải quyết." Lúc đầu người cha và dân trong làng sợ không dám làm. Nhưng khi nhớ lại cái thông minh của con khi đối đáp với viên quan ngoài đồng, người cha yên tâm làm theo ý con, cả làng ăn khao.
Đến đây thì người đọc đã đoán ra một đốm sáng của trí thông minh mà chính nhà vua đã gợi ra là tại sao lại giao ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực? Em bé đã đoán trước mọi người ý định quắt quéo này của nhà vua!
Quả nhiên khi vào đến cung đình, em dùng lời kể ngay thẳng, thật thà có dụng ý dẫn vua vào một sự giải tỏa thách đố. Em khóc, nhà vua hỏi tại sao khóc, thì em trả lời: "Mẹ em chết sớm, em muốn có em mà cha em không chịu đẻđể anh em chơi với nhau. Mong được nhà vua phán bảo.
Vua và các quan cười ồ lên nói: "Mày muốn có em thì phải kiếm vợ hai cho bố mày, bố mày giống đực làm sao mà đẻ được".
Biết nhà vua và triều thần đã mắc lừa lời nói để lộ ra mình mưu mô bắt bí, em liền tấn công:
"Tâu đức vua, thế sao làng con lại có lệnh trên nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con để nộp nhà vua?"
Vua cười vui, thích thú vì đã gặp một bé thông minh, liền nói: "Ta thử đấy thôi, thế làng không đem trâu ấy ra thịt mà ăn à?"
Em bé vội đáp: "Làng chúng con sau khi đã nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của vua ban đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi."
Đến đây em muốn nói thêm rằng: "Thật ra sau khi nấu xôi, mổ trâu nhiều người còn sợ không dám ăn. Tình thế lúc ấy diễn ra có hai tình trạng: một là cả làng thiếu sự đồng tâm nhất trí, vì người ăn người không ăn và như thế để xôi, thịt thừa thãi ôi thối. Em thấy thế liền nói với cha đi báo cho mọi người: "Con trâu còn sống bỗng nhiên nói em bé lập cho bản làm giao kèo, cam đoan sẽ chịu hết tội lỗi nếu nhà vua quở phạt. "
Thế là ai cũng vội vàng ra đình nhận phần của mình, cho nên đến khi vua hỏi, em bé đã nói: "Cả làng con từ già đến trẻ đều được hưởng lộc vua ban, nên reo mừng chúc nhà vua sống lâu trăm tuổi".
Câu chuyện về em bé thông minh vẫn còn được nối tiếp bằng hai sự việc nữa:
Nhà vua mang tới con chim sẻ, yêu cầu làm thành ba cỗ thức ăn. Em bé xin cha một cây kim đưa cho sứ giả yêu cầu vua rèn kim thành ba con dao để xẻ thịt chim làm cỗ. Lúc đó vua mới phục tài em thực sự.
Một lần nữa, có sứ nước láng giềng đưa sang một con ốc rất dài, rỗng hai đầu, yêu cầu xâu một sợi chỉ mỏng xuyên qua đường vỏ ốc. Vua và triều đình bó tay, phải cầu đến em bé thông minh. Em đang mải chơi đùa nên hát mấy câu:
"Tính tình tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang..."
Viên quan trở về tâu với vua làm theo lời bé quả nhiên sợi chỉ sâu qua con ốc một cách dễ dàng. Sứ giả nước láng giềng phục tài, bỏ ý đồ xâm lược. Nhà vua phong cho em làm Trạng Nguyên. Nhưng Trạng chưa thể mặc được áo, mũ vua ban vì còn bé quá.
Qua câu chuyện này, em rất thích thú vì tuy chỉ là một chú "bé con" nhưng em bé này đã có những khả năng suy luận và mưu trí thật không thua kém nhiều người lớn tuổi, thậm chí em bé còn có những sáng kiến mà người lớn không nghĩ ra được! Do đó truyện "Em bé thông minh" cho em tự tin và tự hào về tuổi thơ Việt Nam hơn, cho em ao ước sẽ có nhiều dịp may để trau dồi trí tuệ và trở thành người giỏi giang, sau này có thể giúp ích cho nước nhà trong những khi quê hương nguy khôn!
* Trong bài văn trên có:
3 từ láy: dân dã, lo lắng, dễ dàng.
3 từ ghép: thông minh, quê hương, mưu trí.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng.
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Truyền thuyết Thánh Gióng kể lại chuyện gì?
- Truyện có những sự kiện và nhân vật chính nào?
- Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?
- Có thể thêm, bớt những chi tiết, hình ảnh,… của chuyện thế nào?
- Truyện gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?
Câu 2:
d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài viết của mình theo hướng dẫn sau:
Câu hỏi đánh giá |
Gợi ý chỉnh sửa bài viết |
1. Phần mở bài đã giới thiệu ngắn gọn về truyện cổ tích Sọ Dừa và lí do kể lại chưa? |
- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó. - Nếu chưa, viết thêm ý còn thiếu vào chỗ trống sau đây. …………………………………………………… |
2. Phần thân bài đã nêu được những nội dung chính như dàn ý đã lập chưa? |
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó. - Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi các câu cần bổ sung vào chỗ trống sau đây. …………………………………………………… |
3. Phần kết bài đã nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện chưa? |
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó. - Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống sau đây. …………………………………………………… |
4. Bài viết đã sử dụng 3 từ ghép và 3 từ láy chưa? |
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân những từ đó. - Nếu chưa, hãy đọc lại các câu xem nên bổ sung từ ghép, từ láy vào vị trí nào. Sau đó, ghi ở bên lề từ ghép hoặc từ láy tương ứng với dòng cần được bổ sung. …………………………………………………… |
5. Có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không? |
- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách sửa bên cạnh bài viết. |
Câu 3:
c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy viết bài văn kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Trong bài viết, sử dụng ít nhất 5 từ ghép và 3 từ láy.
Câu 4:
Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Hãy kể lại truyện truyền thuyết sau:
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con mộtngười chồng thật xứng đáng.
Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn(2). Một người ở vùng núi Tản Viên(3) có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu(4) vào bàn bạc. Xong, vua phán(5):
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ(6) đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Hai chàng tâu(7) hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nếp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao(8), mỗi thứ một đôi”.
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
Sơn Tinh không hề nao núng(9). Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.
Theo Huỳnh Lý
(In trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao em muốn kể lại truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh?
- Truyện kể về những nhân vật nào?
- Câu chuyện diễn biến ra sao (mở đầu, phát triển, kết thúc)?
- Khi kể lại truyện, nên thêm từ ngữ, câu văn, hình ảnh,… thế nào cho hấp dẫn, sinh động?
- Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện là gì?
Câu 5:
c) Viết.
- Tham khảo gợi ý sau rồi viết các câu hoặc đoạn kể lại các sự kiện tiếp theo bằng lời văn của em.
Sự kiện chính |
Lời văn của em |
Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng |
Câu chuyện ấy xảy ra từ đời Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai ông bà nổi tiếng là sống phúc đức. Hai ông bà rất mong có một đứa con. Thế rồi, một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà bà mang thai. Điều kì lạ là mãi 12 tháng sau bà mới sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng bà mừng rỡ vô cùng. Nhưng kì lạ hơn nữa là đứa trẻ đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. |
Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi. |
|
Gióng ra trận đánh giặc. |
|
Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời. |
|
Vua ghi nhớ công ơn Thánh Gióng |
|
Gióng còn để lại nhiều dấu tích |
|
- Viết bài văn hoàn chỉnh.
Câu 6:
b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.
- Mở bài: Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.
- Thân bài:
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện Thánh Gióng.
Câu 7:
b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí:
- Mở bài:
- Thân bài:
- Kết bài:
về câu hỏi!