Câu hỏi:
13/07/2024 834Một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài trong khoảng từ 26 cm đến 28 cm, chiều rộng là 20 cm. Nếu chỉ có một đoạn thước có thể đo tối đa 10 cm, em sẽ làm như thế nào để tính được diện tích tờ giấy bằng một phép đo?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Để tính được diện tích tờ giấy bằng một phép đo ta cần gập tờ giấy lại sao cho thu được chiều dài và chiều rộng phù hợp với GHĐ của thước.
Giả sử tờ giấy hình như nhật như hình vẽ:
Bước 1: Gập đôi chiều chiều dài của tờ giấy lại, ta thu được 2 hình chữ nhật có kích thước bằng nhau.
(hình ảnh tờ giấy khi mở ra)
Bước 2: Gập đôi chiều chiều rộng của tờ giấy lại, ta thu được 4 hình chữ nhật có kích thước bằng nhau.
(hình ảnh tờ giấy khi mở ra)
Bước 3: Gập tiếp theo chiều chiều dài của hình chữ nhật, ta thu được 8 hình chữ nhật có kích thước bằng nhau.
(hình ảnh tờ giấy khi mở ra)
Khi đó, kích thước chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật nhỏ sẽ phù hợp với GHĐ của thước 10 cm đã cho.
Để tính được diện tích tờ giấy:
+ Đo chiều dài của 1 trong 8 hình chữ nhật nhỏ vừa thu được bằng thước GHĐ 10 cm.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật nhỏ = Chiều rộng hình chữ nhật ban đầu : 2 = 10 cm.
+ Diện tích của 1 trong 8 hình chữ nhật nhỏ = chiều dài x chiều rộng.
Diện tích hình chữ nhật ban đầu = diện tích hình chữ nhật nhỏ x 8.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định GHĐ và ĐCNN của các thước đo trong hình dưới đây bằng cách hoàn thành thông tin trong bảng
STT |
Thước |
GHĐ |
ĐCNN |
1 |
Thước a) |
|
|
2 |
Thước b) |
|
|
3 |
Thước c) |
|
|
Câu 2:
Có ba loại thước: thước nhựa thẳng có GHĐ 1 m, thước cuộn thợ may có GHĐ 2 m, thước dây dùng trong xây dựng có GHĐ 10 m. Sử dụng lần lượt ba thước này để đo chiều dài của phòng học, thước nào cho kết quả đúng nhất? Vì sao?
Câu 3:
Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?
A. Thước dây.
B. Thước mét.
C. Thước kẹp.
D. Compa.
Câu 4:
Khi đo chiều dài của một tờ giấy, ba bạn cùng sử dụng một cây thước nhưng lại thu được các kết quả khác nhau như sau: 25 cm; 25,5 cm; 25,1 cm. Thước đo có ĐCNN là
A. 0,1 cm.
B. 5 cm.
C. 1 cm.
D. 0,5 cm.
Câu 5:
Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây?
A. Thước có giới hạn đo (GHĐ) là 20 cm và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm.
B. Thước có GHĐ là 20 cm và ĐCNN là 1 cm.
C. Thước có GHĐ là 40 cm và ĐCNN là 1 mm.
D. Thước có GHĐ là 1 m và ĐCNN là 5 cm.
Câu 6:
Người ta không sử dụng đơn vị nào khi đo chiều dài?
A. mét (m).
B. ki – lô – mét (km).
C. mét khối (m3).
D. đề - xi – mét (dm).
về câu hỏi!