Câu hỏi:
18/10/2022 1,473So sánh các câu dưới đây và rút ra tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu:
Ví dụ:
1. Chị Cốc đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
2. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
- Câu 1: chủ ngữ là danh từ “Chị Cốc”; câu 2: chủ ngữ là cụm danh từ “Chị Cốc béo xù”.
- Tác dụng: cung cấp thêm thông tin đặc điểm “béo xù” của “Chị Cốc”; làm tăng giá trị tạo hình, gợi cảm.
a1. Anh béo tốt.
a2. Anh béo tốt, nhẵn nhụi.
………………………………………………………………………………………………………………
b1. Cứ chốc chốc, tôi lại đưa cả hai chân lên vuốt râu.
b2. Cứ chốc chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
…………………………………………………………………………………………………………
c1. Nghe xong, cụ giáo ho.
c2. Nghe xong, cụ giáo ho khụ khụ.
………………………………………………………………………………………………………
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
*
a1. Anh béo tốt.
a2. Anh béo tốt, nhẵn nhụi.
- Câu a1: vị ngữ là tính từ “béo tốt”; câu a2: vị ngữ là cụm tính từ “béo tốt, nhẵn nhụi”.
- Tác dụng: cung cấp thêm thông tin đặc điểm “béo tốt, nhẵn nhụi” của “Anh”; làm tăng giá trị tạo hình, gợi cảm.
*
b1. Cứ chốc chốc, tôi lại đưa cả hai chân lên vuốt râu.
b2. Cứ chốc chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
- Câu b1: vị ngữ là động từ “lại đưa cả hai chân lên vuốt râu”; câu b2: vị ngữ là cụm động từ “lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”.
- Tác dụng: cung cấp thêm thông tin, thái độ “trịnh trọng và khoan thai” của “tôi”; làm tăng giá trị tạo hình, gợi cảm.
*
c1. Nghe xong, cụ giáo ho.
c2. Nghe xong, cụ giáo ho khụ khụ.
- Câu c1: vị ngữ là động từ “ho”; câu c2: vị ngữ là cụm động từ “ho khụ khụ”.
- Tác dụng: cung cấp thêm thông tin đặc điểm “khụ khụ” khi “ho” của “cụ giáo”; làm tăng giá trị tạo hình, gợi cảm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định thành phần chính của các câu dưới đây; dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính trong các câu đó.
Ví dụ: Cô chạy đến giúp bà.
1. Cô vội vàng chạy đến giúp bà.
2. Cô Gió tốt bụng vội vàng chạy đến giúp bà.
a. Gió thổi
1……………………………………………………………………………………..
2…………………………………………………………………………………….
b. Chim hót
1……………………………………………………………………………………..
2…………………………………………………………………………………….
c. Những giọt sương nằm trên lá
1……………………………………………………………………………………..
2…………………………………………………………………………………….
Câu 2:
Điền vào chỗ trống:
- Các loại cụm từ làm thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ):
……………………………………………………………………………………………………
- Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ là:
(1) ……………………………………………………………………………………
(2) ……………………………………………………………………………………
- Tác dụng: …………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
Câu 3:
Gạch chân các từ láy và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong các trường hợp sau:
a. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)
………………………………………………………………………………………………………Câu 4:
Đóng vai loài hoa mà em thích để kể lại trải nghiệm đáng yêu của mình trong một buổi sớm bình minh (khoảng 5-7 câu)
Chú ý: Đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa; mở rộng thành phần câu bằng cụm từ phù hợp.
Câu 5:
Xác định các thành phần chính của các câu sau. Gọi tên các cụm từ đóng vai trò là thành phần chính trong các câu đó.
Ví dụ: Anh// béo tốt nhẵn nhụi (Vị ngữ là cụm tính từ)
a. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. (Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên)
………………………………………………………………………………………..
b. Ngọn măng khẽ rung rinh. (Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm).
………………………………………………………………………………………..
c. Anh gầy còm mảnh mai. (Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm).
………………………………………………………………………………………..
d. Tôi đi nhẹ ra vườn. (Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở mắt)
………………………………………………………………………………………..
đ. Gió đưa mùi hương của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. (Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên).
………………………………………………………………………………………..
Câu 6:
Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thủy thủ, gió ngừng một chút để bác thủy thủ châm lửa vào điếu thuốc, rồi lại lồng lộn thổi tiếp. Bác thủy thủ kéo lá cờ lên đỉnh cột buồm, gió thổi lá cờ phần phật.
(Xuân Quỳnh, Những câu chuyện hay viết cho thiếu nhi)
…………………………………………………………………………………………………………
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (đề 13)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 6)
về câu hỏi!