Câu hỏi:

13/07/2024 293

Đọc đoạn tư liệu sau đây và trả lời câu hỏi:

Vua Hiến Tông chết, hoàng tử Hạo là em của Hiến Tông mới 5 tuổi được lên ngôi thay anh, trở thành vua Trần Dụ Tông. Đến năm 1358 thì Thượng hoàng mất, các bậc trung thần giỏi việc nước như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng không còn, gian thần kéo bè kéo đảng làm loạn triều chính.

Trần Dụ Tông khi ấy 22 tuổi, không còn ai khống chế, ngày càng ăn chơi trác táng. Các quan cũng có người lên tiếng khuyên can vua nhưng bị bọn gian thần đặt điều vu khống nên dần chẳng ai còn dám ho he nữa. Chu Văn An lúc đó giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, dù không có quyền lực gì nhưng ông là bậc thầy của vua nên rất được nể vì. Biết rằng can vua không được, ông viết tờ sớ dâng vua đòi giết chết 7 tên gian thần. Nhà vua đọc lướt qua, mặt tái đi còn các quan thì sợ hãi, lo thay cho quan Tư nghiệp. Mấy tên gian thần im thin thít, xem chừng cũng hoảng sợ. Một lúc sau nhà vua truyền:

- Quan Tư nghiệp bình thân, trẫm sẽ xem xét bản tấu sau. Bãi triều.

Chờ ít lâu không thấy nhà vua có động tĩnh gì, mấy tên gian thần càng tỏ vẻ vênh vang. Chu Văn An biết không thể mong chờ gì ở vua nữa, ông mang áo mũ vua ban và ấn Tư nghiệp treo lên cửa Huyền Vũ phía đông Hoàng thành, rồi lẳng lặng ra đi.

(Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Như Mai, Nguyễn Quốc Tín, Sử ta - Chuyện xưa kể lại, Tập 2, Sđd. trang 214, 215)

- Tại sao Chu Văn An lại dâng sớ đòi giết chết 7 tên gian thần? Thái độ của vua Trần Dụ Tông như thế nào?

- Sớ của Chu Văn An phản ánh điều gì xã hội cuối thời Trần? Điều này có mối quan hệ như thế nào đến sự thành lập nhà Hồ? Hãy nêu dẫn chứng.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Yêu cầu số 1:

+ Chu Văn An lại dâng sớ đòi giết chết 7 tên gian thần vì: đó là những tên gian thần hại dân, hại nước

+ Vu Trần Dụ Tông tỏ thái độ khước từ, không xử tội những tên gian thân theo lời tấu bày của Chu Văn An.

- Yêu cầu số 2:

+ Sớ của Chu Văn An đã phản ánh sự suy yếu, khủng hoảng của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV

+ Sự suy yếu của nhà Trần đã tạo cơ hội cho Hồ Quý Ly từng bước thâu tóm quyền hành, từ đó, dần đưa tới sự ra đời của nhà Hồ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong cải cách kinh tế của Hồ Quý Ly, mục đích của chính sách hạn điền, hạn nô là nhằm

A. hạn chế quyền lực của quý tộc Trần.

B. hạn chế quyền lực của quý tộc Hồ.

C. chia ruộng đất bình quân cho nông dân.

D. phát triển sản xuất nông nghiệp.

Xem đáp án » 13/07/2024 830

Câu 2:

Điền thông tin vào ô trống dưới đây về những nội dung chính sách cải cách của Hồ Quý Ly.

Điền thông tin vào ô trống dưới đây về những nội dung chính sách cải cách của Hồ Quý Ly. (ảnh 1)

- Em hãy viết một điều em thích/không thích về chính sách cải cách của Hồ Quý Ly.

- Nếu được góp ý cho Hồ Quý Ly, em sẽ đề nghị thực hiện thêm chính sách gì?

Xem đáp án » 12/07/2024 680

Câu 3:

Trong cải cách về chính trị, Hồ Quý Ly không thực hiện nội dung nào?

A. Củng cố chế độ quân chủ.

B. Tiếp tục chế độ thái thượng hoàng.

C. Cải tổ quy chế quan lại.

D. Lập lại kỉ cương.

Xem đáp án » 13/07/2024 518

Câu 4:

Cải cách nào không được Hồ Quý Ly thực hiện trong lĩnh vực tài chính?

A. Cải cách chế độ thuế khoá.

B. Phát hành tiền giấy thông bảo hội sao.

C. Chia ruộng đất cho nông dân.

D. Thống nhất đơn vị đo lường.

Xem đáp án » 13/07/2024 424

Câu 5:

Giả sử em được thực hiện một cuộc phỏng vấn với Hồ Quý Ly. Hãy viết một câu em muốn hỏi Hồ Quý Ly, chia sẻ câu hỏi đó với bạn bè và ghi lại câu trả lời.

Câu hỏi: Hậu quả việc nhân dân chưa ủng hộ và tham gia cuộc kháng chiến chống quân Minh là gì?

Xem đáp án » 12/07/2024 416

Câu 6:

Hoàn thành Phiếu học tập dưới đây về sự thành lập nhà Hồ.

Hoàn thành Phiếu học tập dưới đây về sự thành lập nhà Hồ. (ảnh 1)

Xem đáp án » 12/07/2024 412

Câu 7:

Cải cách nào của Hồ Quý Ly được đánh giá là chưa triệt để?

A. Chính sách hạn điền.

B. Chính sách hạn nô.

C. Cải cách tiền giấy.

D. Cải cách chế độ thi cử.

Xem đáp án » 13/07/2024 387

Bình luận


Bình luận
tailieugiaovien.com.vn
tuyen-dung-giao-vien-1900