Câu hỏi:

01/11/2022 6,182

Cho 2 câu sau:

a. Trời tối.

b. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân.

Dùng phó từ để mở rộng các câu trên. Nhận xét sự khác nhau về nghĩa giữa câu đã cho và câu mở rộng trong từng trường hợp.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Trời vẫn rất tối.

=> Câu được bổ sung về mức độ cũng như diễn tả sự tiếp diễn của sự việc.

b. Bọn trẻ đã được đá bóng ngoài sân.

=> Câu được bổ sung về thời gian cũng như khả năng của hành động.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tìm phó từ trong những trường hợp sau. Các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào?

a. Chưa gieo xuống đất

Hạt nằm lặng thinh.

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

b. Mầm đã thì thầm

Ghé tai nghe rõ.

 (Trần Hữu Thung, Lời của cây)

c. Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đang tuổi.

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

d. Những buổi chiều tôi hay nhắm mắt sờ những bông hoa rồi tập đoán. Tôi đoán

được hai loại hoa: hoa mồng gà và hoa hướng dương. Bố cười khà khà khen tiến bộ lắm! Một hôm khác, tôi đoán được ba loại hoa.

(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)

đ. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khoả những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu.

(Vũ Hùng, Ông Một)

e. Khi biết mọi tiếng rống gọi đều vô ích, con voi lồng chạy vào nhà.

(Vũ Hùng, Ông Một)

Xem đáp án » 13/07/2024 30,153

Câu 2:

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

Khi hạt nảy mầm

Nhú lên giọt sữa

Mầm đã thì thầm

Ghé tai nghe rõ.

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

Xem đáp án » 13/07/2024 28,911

Câu 3:

Trong những trường hợp sau, phó từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ nào? Xác định ý nghĩa bổ sung trong từng trường hợp.

a. Rằng các bạn ơi

Cây chính là tôi

Nay mai sẽ lớn

Góp xanh đất trời.

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

b. Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

c. Ngày nào ông cũng cho nó ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo.

(Vũ Hùng, Ông Một)

d. Ông quen nó quá, khó xa rời nó được.

(Vũ Hùng, Ông Một)

Xem đáp án » 13/07/2024 22,039

Câu 4:

Trong Từ điển tiếng Việt, từ dềnh dàng có 2 nghĩa sau: (1) chậm chạp, không khẩn

trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết; (2) to lớn và gây cảm giác cồng kềnh. Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa nào? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy?

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

Xem đáp án » 13/07/2024 15,295

Câu 5:

Trong đoạn thơ sau, nếu thay từ “phả” bằng từ “toả” hay “quyện” thì nội dung câu thơ thay đổi như thế nào? Vì sao?

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

(Hữu Thỉnh, Sang thu

Xem đáp án » 13/07/2024 15,266

Câu 6:

6. Se (1) và se (2), gieo (1) và gieo (2) trong các trường hợp sau là từ đa nghĩa hay từ đồng âm? Hãy lí giải.

a1.

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se (1)

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

a2.

Nhìn những đứa trẻ co ro vì lạnh bên mái hiên, lòng tôi se (2) lại.

b1.

Chưa gieo (1) xuống đất

Hạt nằm lặng thinh.

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

b2. Câu chuyện Ông Một đã gieo (2) cho chúng ta niềm tin về sự tồn tại của tình yêu và trung thành mà loài vật dành cho con người.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,264

Bình luận


Bình luận