Câu hỏi:
09/02/2020 7,403Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài sinh vật dụ dưỡng đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
II. Tất cả các loài vi tảo đều được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
III. Một số thực vật cộng sinh cũng được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thu.
IV. Xác chết của sinh vật cũng được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án D
Các phát biểu II, IV đúng.
ý I sai vì sinh vật dị dưỡng có thể là dị dưỡng tiêu hóa, dị dưỡng hoại sinh, dị dưỡng kí sinh. Nếu dị dưỡng hoại sinh thì được xếp vào sinh vật phân giải.
ý III sai vì thực vật cộng sinh được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 3 chuỗi thức ăn mà mỗi chuỗi chỉ có tối đa 3 mắt xích.
II. Nếu số lượng rắn bị giảm mạnh thì số lượng chim ăn thịt cỡ lớn và thú ăn thịt sẽ tăng.
III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 4.
IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau một phần.
Câu 3:
Thành phần nào sau đây thuộc thành phấn cấu trúc của hệ sinh thái mà không thuộc thành phần cấu trúc của quần xã
Câu 4:
Trong các đặc điểm sau, kiểu phân bố ngẫu nhiên có bao nhiêu đặc điểm?
I. Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.
II. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
III. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.
IV. Các cá thể quần tụ với nhau để hỗ trợ nhau.
Câu 5:
Trong các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ có ít nhất một loài có hạn?
I. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
II. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
III. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
IV. Giun sán sống trong ruột lợn.
Câu 6:
Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % các thể mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau
Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể ổn định.
II. Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể suy thoái.
III. Quần thế số 2 có kích thước đang tăng lên.
IV. Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên.
Câu 7:
Giả sử ở loài A, kích thước tối thiểu của quần thể là 35 cá thể. Nếu không xảy ra di cư, nhập cư thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một quần thể của loài này có 120 cá thể nhưng do tác động của lũ lụt dẫn tới 90 cá thể bị chết. Một thời gian sau, số lượng cá thể sẽ giảm dần và quần thể sẽ bị diệt vong.
II. Một quần thể của loài này chỉ có 25 cá thể. Nếu được cung cấp đủ các điều kiện sống thì quần thể sẽ tăng trưởng và mật độ cá thể sẽ tăng lên.
III. Một quần thể của loài này có 55 cá thể. Nếu môi trường được bổ sung thêm nguồn sống thì sẽ tăng kích thước cho đến khi cân bằng với sức chứa của môi trường.
IV. Một quần thể của loài này có 200 cá thể. Nếu xuất hiện các loài ăn thịt sử dụng các cá thể của quần thể làm thức ăn thì thường sẽ làm tuyệt diệt quần thể.
về câu hỏi!