Câu hỏi:
05/11/2022 217Quan sát hình 8.1 - trang 41 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST) và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây.
1. Kể tên các thành phố và địa danh cổ của Ấn Độ cổ đại.
2. Em có nhận xét gì về vị trí của Ấn Độ tiếp giáp 3 mặt với biển?
3. Tại sao cư dân cổ đại lại chủ yếu sinh sống ở vùng Bắc Ấn?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Nhiệm vụ 1:
+ Tên các thành phố cổ: Ha-rap-pa, Mô-hen-giô Đa-rô; Pa-ta-li-pu-tra;…
+ Tên các địa danh cổ: San-chi; A-gian-ta;…
- Nhiệm vụ 2: Nhận xét: vị trí của Ấn Độ tiếp giáp 3 mặt với biển, giúp:
+ Thuận lợi cho quá trình giao lưu thương mại – văn hóa giữa Ấn Độ với các quốc gia/ nền văm minh khác.
+ Hạn chế sự xâm nhập, xâm lược của các tộc người bên ngoài vào Ấn Độ
- Nhiệm vụ 3: Vùng Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất (đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa…). Trong khi đó, ở vùng Nam Ấn địa hình chủ yếu là núi, cao nguyên; khí hậu khô nóng, ít mưa… => Do đó, cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống nhiều ở vùng Bắc Ấn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đặc điểm nổi bật trong xã hội Ấn Độ cổ đại là gì?
A. Cơ sở tôn giáo chi phối mọi hoạt động xã hội.
B. Phân chia thành các đẳng cấp.
C. Chế độ dân chủ chủ nô.
D. Chế độ phong kiến chuyên chế độc quyền.
Câu 2:
Dựa vào sơ đồ và nội dung trong SGK, hãy thực hiện các nhiệm vụ dưới đây.
1. Ghi tên các đẳng cấp vào sơ đồ.
2. Em có nhận xét gì về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ?
Câu 3:
Nếu các thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Ấn Độ cổ đại. Em có ấn tượng với thành tựu nào nhất? Tại sao?
Câu 4:
Tôn giáo cổ xưa nhất của Ấn Độ cổ đại là
A. Hồi giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Nho giáo.
D. Bà La Môn giáo.
Câu 5:
Điều kiện tự nhiên của vùng nào ở Ấn Độ cổ đại thuận lợi để phát triển nông nghiệp?
A. Lưu vực sông Hằng và sông Ăn,
B. Vùng Trung Ấn.
C. Phía Bắc Ấn
D. Nam Ấn.
về câu hỏi!