Câu hỏi:
05/11/2022 1,784Dựa vào sơ đồ và nội dung trong SGK, hãy thực hiện các nhiệm vụ dưới đây.
1. Ghi tên các đẳng cấp vào sơ đồ.
2. Em có nhận xét gì về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Nhiệm vụ 1: Hoàn thành sơ đồ
* Nhiệm vụ 2: Nhận xét về chế độ đẳng cấp
- Cơ sở pháp lý của chế độ đẳng cấp Vác-na là bộ luật hà khắc Manu do giai thống trị người Arya đặt ra.
- Chế độ đẳng cấp Vác-na là hệ thống các quan hệ phân biệt về màu da, chủng tộc hết sức hà khắc bất công, vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền; tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội ấn Độ cổ đại.
- Tuy nhiên, chế độ đẳng cấp Vác-na có vai trò nhất định trọng việc duy trì sự ổn định của xã hội Ấn Độ cổ đại, vì:
+ Chế độ đẳng cấp Vác-na được xây dựng đồng thời trên cơ sở pháp lý (bộ luật Manu) và cơ sở tôn giáo). Theo niền tin của các tín đồ Hin-đu giáo, các đẳng cấp được ra đời từ các bộ phận trên cơ thể của thần Brama => do đó, sự phân chia đẳng cấp là không thể thay đổi.
+ Do ra đời trên cơ sở pháp lý và tôn giáo nên chế độ đẳng cấp Vác-na góp phần quan trọng trong việc trấn áp sự phản kháng của các đẳng cấp dưới đối với đẳng cấp trên => xã hội Ấn Độ cổ đại duy trì được sự ổn định.
- Sự phân biệt đẳng cấp tồn tại dai dẳng trong lịch sử Ấn Độ. Cho tới ngày nay, những tàn dư của chế độ phân biệt đẳng cấp vẫn tồn tại trong lòng xã hội Ấn Độ hiện đại khiến hàng trăm triệu người Ấn Độ bị xa lánh, kì thị và ngược đãi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đặc điểm nổi bật trong xã hội Ấn Độ cổ đại là gì?
A. Cơ sở tôn giáo chi phối mọi hoạt động xã hội.
B. Phân chia thành các đẳng cấp.
C. Chế độ dân chủ chủ nô.
D. Chế độ phong kiến chuyên chế độc quyền.
Câu 2:
Nếu các thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Ấn Độ cổ đại. Em có ấn tượng với thành tựu nào nhất? Tại sao?
Câu 3:
Tôn giáo cổ xưa nhất của Ấn Độ cổ đại là
A. Hồi giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Nho giáo.
D. Bà La Môn giáo.
Câu 4:
Điều kiện tự nhiên của vùng nào ở Ấn Độ cổ đại thuận lợi để phát triển nông nghiệp?
A. Lưu vực sông Hằng và sông Ăn,
B. Vùng Trung Ấn.
C. Phía Bắc Ấn
D. Nam Ấn.
Câu 5:
Quan sát hình 8.1 - trang 41 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST) và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây.
1. Kể tên các thành phố và địa danh cổ của Ấn Độ cổ đại.
2. Em có nhận xét gì về vị trí của Ấn Độ tiếp giáp 3 mặt với biển?
3. Tại sao cư dân cổ đại lại chủ yếu sinh sống ở vùng Bắc Ấn?
về câu hỏi!