Câu hỏi:
07/11/2022 401Các kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào khác nhau về mẫu sử dụng cho nuôi cấy và mục đích ứng dụng như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào khác nhau về mẫu sử dụng cho nuôi cấy và mục đích ứng dụng:
Kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào |
Mẫu sử dụng cho nuôi cấy |
Mục đích ứng dụng |
Nuôi cấy mảnh mô |
Mảnh mô của cây gốc |
- Tạo nguyên liệu cho các kĩ thuật khác như nuôi cấy tạo mô sẹo, tái sinh cơ quan. - Tạo vật liệu chuyển gene. |
Nuôi cấy mô sẹo |
Mảnh mô đã biệt hóa và được khử biệt hóa trong điều kiện in vitro |
- Tạo thành mô, cơ quan và cây hoàn chỉnh. - Tạo nguyên liệu để tạo sinh khối huyền phù tế bào và chuyển gene. |
Nuôi cấy tế bào đơn |
Mảnh mô, mô sẹo, dịch nuôi tế bào được xử lí để tách rời các tế bào |
- Tạo sinh khối tế bào. |
Nuôi cấy huyền phù tế bào |
Các tế bào đơn hoặc khối tế bào nhỏ được tách từ mô hoặc mô sẹo |
- Tăng quy mô sản xuất chất chuyển hóa thứ cấp. |
Nuôi cấy tế bào trần |
Tế bào thực vật đã bị loại bỏ thành tế bào |
- Tạo nguồn tế bào đơn trong tạo dòng tế bào, chuyển gene, tạo giống cây lai từ lai tế bào soma hoặc dùng để nghiên cứu về các cấu trúc và chức năng của tế bào. |
Nuôi cấy phôi |
Phôi trưởng thành hoặc chưa trưởng thành được tách ra từ hạt |
- Được sử dụng để "cứu phôi" của hạt lai, hạt chưa chín và không tự nảy mầm được nhằm tạo cây hoàn chỉnh có khả năng sống sót. |
Tạo phôi soma |
Tế bào soma của cây |
- Sử dụng trong nhân giống vô tính, tạo vật liệu đồng nhất về di truyền, sạch bệnh. - Cung cấp nguồn mô để chuyển gene, tái sinh cây từ tế bào trần và trong công nghệ hạt nhân tạo. |
Nuôi cấy tạo cơ quan |
Mô tế bào |
- Hình thành và tái tạo cơ quan (thường là chồi thân và rễ) để ứng dụng nhằm sản xuất các chất chuyển hóa và để nhân giống ở một số loại cây trồng. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phôi soma khác với phôi hình thành từ hợp tử như thế nào? Ứng dụng của nuôi cấy tạo phôi soma là gì?
Câu 2:
Kĩ thuật vi nhân giống (nhân giống vô tính) được ứng dụng trong những trường hợp nào? Khi nào thì nên áp dụng kĩ thuật này mà không phải là nhân giống từ hạt tạo thành bằng lai hữu tính?
Câu 3:
Tại sao việc khử trùng mẫu trước khi tiến hành nuôi cấy mô tế bào thực vật là cần thiết?
Câu 4:
Tại sao có thể chọn các mẫu mô như mô mảnh lá, lá mầm, rễ, chồi đỉnh, chồi nách, phôi từ hạt để làm vật liệu nuôi cấy in vitro?
Câu 5:
Thiết lập các bước tiến hành sản xuất một loại vaccine để phòng bệnh truyền nhiễm sử dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào cây thuốc lá, kết hợp kĩ thuật chuyển gene vào tế bào thực vật nuôi cấy nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens (tham khảo hình 3.6).
Câu 6:
Quan sát các hình 3.7 (a – g) về quá trình tái sinh cây lúa (Oryza sativa) từ nuôi cấy mô tế bào và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Cho các mô tả sau: (1) Sau 35 ngày tái sinh; (2) Sau 17 ngày trên môi trường tái sinh; (3) Sau 9 ngày trên môi trường tái sinh; (4) Nuôi cấy tạo mô sẹo từ phôi hạt; (5) Đưa cây ra nhà lưới; (6) Sau 25 ngày tái sinh. Hãy ghép mỗi mô tả (1 – 6) với mỗi hình (a – g) cho phù hợp.
Câu 7:
Tại sao không thể áp dụng một phương pháp nuôi cấy chung trong giai đoạn nuôi cấy mô tế bào thực vật?
về câu hỏi!