Câu hỏi:
09/02/2020 4,655Khi nói về đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện ở tất cả các tế bào con.
(3) Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.
(4) Nếu gen bị đột biến dạng thay thế một cặp nucleotit thì có thể không làm thay đôi tổng số liên kết hiđro của gen.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án C
(1) Đúng. Đột biến gen ngoài phát sinh do các tác nhân đột biến (Vật lí, Hóa học, Sinh học), còn có phát sinh do rối loạn sinh lí nội bào hoặc do sai hỏng ngẫu nhiên trong cấu trúc của gen nên trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Sai. Gen ở tế bào chất có ở ti thể, lục lạp, ở đây gen không tồn tại thành từng cặp alen mà có rất nhiều alen (do trong tế bào có nhiều ti thể, lục lạp). Nếu một gen ở một ti thể bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến chưa được biểu hiện vì trong tế bào còn có rất nhiều ti thể khác mang các gen trội tương ứng. Chỉ khi nào trong tế bào chỉ chứa toàn bộ các ti thể mang gen đột biến lặn (hoặc gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ chủ yếu) thì kiểu hình đột biến mới biểu hiện.
(3) Đúng. Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến và đã được biểu hiện thành kiểu hình. Nếu đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp thì kiểu hình đột biến chưa biếu hiện nên chưa được gọi là thể đột biến.
(4) Đúng. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit có cùng số liên kết hiđro với cặp nucleotit bị thay thế thì không làm thay đổi tổng số liên kết hiđro của gen. Ví dụ thay cặp A - T bằng cặp T - A, thay cặp G - X bằng cặp X - G.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là
Câu 2:
Đột biến mất đoạn NST có thể có vai trò?
(1) Xác định được vị trí của các gen trên NST để lập bản đồ gen.
(2) Loại bỏ đi những gen có hại không mong muốn.
(3) Làm mất đi một hay một số tính trạng xấu không mong muốn.
(4) Giảm bớt cường độ biểu hiện của các gen xấu không mong muốn.
Số câu trả lời đúng là
Câu 3:
Trên một chạc chữ Y có 232 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi trong đơn vị tái bản trên là
Câu 4:
Khi nói về ADN ngoài nhân ở sinh vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Gen ngoài nhân đều có thể bị đột biến nhưng không thể di truyền cho thế hệ sau.
(2) ADN ngoài nhân có thể nhân đôi độc lập với ADN ở trong NST.
(3) ADN ti thể và ADN lục lạp đều có cấu trúc dạng thẳng còn ADN plasmit có cấu trúc dạng vòng.
(4) ADN ngoài nhân có hàm lượng không ổn định và được phân bố đều cho các tế bào con.
Câu 5:
Một chủng vi khuẩn đột biến có khả năng tổng hợp enzim phân giải lactozơ ngay cả khi có hoặc không có lactozơ trong môi trường. Câu khẳng định hoặc tổ hợp các khẳng định nào dưới đây có thể giải thích được trường hợp này?
(1) Vùng vận hành (operator) đã bị đột biến nên không còn nhận biết ra chất ức chế.
(2) Gen mã hóa cho chất ức chế đã bị đột biến và chất ức chế không còn khả năng ức chế.
(3) Gen hoặc các gen mã hóa cho các enzim phân giải lactozơ đã bị đột biến.
(4) Vùng khởi động bị đột biến làm mất khả năng kiểm soát Operon.
Câu 6:
Khi tổng hợp một phân tử mARN, một gen bị hủy 2520 liên kết hiđro và cần cung cấp 315X và 405G. Đợt phiên mã thứ nhất không vượt quá 5 lần, gen cần 225A; đợt phiên mã khác gen cần 315 A. Số lần phiên mã của đợt thứ nhất và đợt thứ hai lần lượt là
Câu 7:
Thể đột biến nhiễm kép (2n – 1 – 1) thực hiện quá trình giảm phân, các nhiễm sắc thể phân li bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau về quá trình giảm phân của thể một nhiễm trên là đúng?
(1) Tỉ lệ giao tử (n – 1) nhiễm sắc thể được tạo ra là 50%.
(2) Tỉ lệ giao tử (n + 1) nhiễm sắc thể được tạo ra là 50%.
(3) Tỉ lệ giao tử (n) nhiễm sắc thể được tạo ra là 25%.
(4) ) Tỉ lệ giao tử (n – 1 – 1) nhiễm sắc thể được tạo ra là 25%.
30 câu trắc nghiệm Sinh 12 Cánh diều Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính có đáp án
Bài tập Liên kết gen và hoán vị gen có lời giải (thông hiểu - P1)
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
55 câu trắc nghiệm Sinh 12 Cánh diều Bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel có đáp án
130 câu trắc nghiệm Sinh 12 CTST Bài 8: Các quy luật di truyền của Morgan và di truyền giới tính có đáp án
56 câu trắc nghiệm Sinh 12 CTST Bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel có đáp án
Chuyên đề Sinh 12 Chủ đề 1: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp có đáp án
124 câu trắc nghiệm Sinh 12 Cánh diều Bài 8: Di truyền liên kết giới tính, liên kết gene và hoán vị gene có đáp án
về câu hỏi!