Câu hỏi:
13/07/2024 434Em hãy cho biết ý nghĩa của những từ khoá sau đây.
Từ khoá |
Ý nghĩa |
Pi - rê |
|
Thành bang |
|
Đại hội nhân dân |
|
I-li-at và Ô – đi- xê |
|
Pác – tê – nông |
|
Pi-ta-go |
|
Hê-rô-đốt |
|
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Từ khoá |
Ý nghĩa |
Pi-rê |
Cảng biển nổi tiếng nhất của Hi Lạp thời cổ đại, là trung tâm buôn bán của các thành bang lúc bấy giờ. |
Thành bang |
Một hệ thống chính trị bao gồm một thành phố độc lập, có chủ quyền đối với lãnh thổ tiếp giáp, đóng vai trò là trung tâm đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa. |
Đại hội nhân dân |
Cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước của thành bang A-ten. Đại hội nhân dân bao gồm tất cả các nam công dân từ 18 tuổi trở lên, có quyền bầu cử, giám sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò. |
I-li-at và Ô-đi-xê |
Hai bộ sử thi nổi tiếng của Hi Lạp do Hô-mê sáng tác, 2 bộ sử thi này đã góp phần đặt nền móng cho sự phát triển của văn học phương Tây. |
Pác-tê-nông |
Kiệt tác kiến trúc của Hi Lạp cổ đại, được xây dựng dưới thời Pê-ri-clét. |
Pi-ta-go |
Nhà toán học nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại, ông là tác giả của định lí về mối quan hệ giữa 3 cạnh trong tam giác vuông (định lí Pi-ta-go). |
Hê-rô-đốt |
Nhà sử học nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ những thông tin về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại, em hãy cho biết:
1. Tại sao cuộc sống của người Hy Lạp cổ đại phụ thuộc vào biển?
2. Những nghề nghiệp nào của người Hy Lạp cổ đại mà em có thể suy ra từ sự phụ thuộc này?
3. Điều gì về vị trí địa lí của Hy Lạp cho phép nó trở thành một quốc gia thương mại lớn?
Câu 2:
Từ những thông tin ở trang 54 và 55 trong SGK liên quan đến tổ chức nhà nước ở A-ten, em hãy cho biết:
1. Nhà nước A-ten có những cơ quan chính nào?
2. Cơ quan nào được quyết định việc bầu cử, bốc thăm bổ nhiệm các chức vụ của nhà nước? Ý nghĩa của việc đó là gì?
3. Những ai thực sự được tham gia bầu cử và bầu chọn?
4. Những ai không được tham gia bầu cử, bầu chọn?
5. Nền dân chủ A-ten có thực sự là chế độ dân chủ? Hãy so sánh chế độ dân chủ của A-ten với một chế độ dân chủ ngày nay mà em cho là tiêu biểu.
Câu 3:
Theo thứ tự từ đáy lên đỉnh, em hãy viết ra:
1. Ba điều em đã học được từ bài Hy Lạp cổ đại.
2. Hai điều mà em thấy thú vị nhất qua bài học này.
3. Một điều từ bài Hy Lạp cổ đại, em có thể áp dụng vào cuộc sống.
Câu 4:
Hoàn thành lược đồ dưới đây để xác định những nơi mà người Hy Lạp đã sinh sống khoảng năm 400 TCN.
1. Hãy điền vào lược đồ vị trí của biển Ê-giê, biển I-nô-ni, đảo Crét.
2. Điền tên các quốc gia thành thị sau vào lược đồ: A-ten, Xpác.
3. Điền tên hai địa danh nổi tiếng sau vào lược đồ: Ma-ra-tông và Ô-lim-pi-a.
4. Tô màu cho bản đồ. Hãy dùng màu xanh da trời cho vùng biển và màu vàng cho đất liền.
5. Tham khảo thêm các thông tin để viết một câu chuyện lịch sử ngắn về một trong hai địa danh: Ma-ra-tông và Ô-lim-pi-a.
Câu 5:
Đọc đoạn văn bên dưới và cho biết: Ác-si-mét đã ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tế như thế nào?
Ác-si-rmét (287 TCN - 212 TCN) là nhà khoa học Hy Lạp cổ đại đi tiên phong trong việc ứng dụng kiến thức toán học và vật lí vào thực tế. Ví dụ, ông đã sử dụng kĩ thuật đòn bẩy, ròng rọc,... của vật lí để chế tạo vũ khí phòng thủ. Khi người La Mã tấn công Syracuse (quê hương của ông trên đảo Xi-xin thuộc nước Ý ngày nay), Ác-si-mét đã chế tạo các thiết bị để đánh trả họ. Theo nhà sử học Plu-tác (Plutarch) của La Mã cổ đại, vũ khí của Ác-si-mét hiệu quả đến nỗi nếu người La Mã “có nhìn thấy một sợi dây thừng nhỏ hoặc một mảnh gỗ trên tường... họ đã quay lưng và bỏ chạy”.
Trắc nghiệm Ai Cập cổ đại có đáp án
Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 19 (có đáp án): Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế giữa thế kỉ I-VI
Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 1 (có đáp án): Sơ lược về môn lịch sử
Bài 8: Ấn Độ cổ đại
Trắc nghiệm Khởi nghĩa Bà Triệu có đáp án
Trắc nghiệm Lịch sử và cuộc sống có đáp án
Trắc nghiệm Hy Lạp cổ đại có đáp án
Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 27 (có đáp án): Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
về câu hỏi!