Câu hỏi:
12/11/2022 768Theo thứ tự từ đáy lên đỉnh, em hãy viết ra:
1. Ba điều em đã học được từ bài Hy Lạp cổ đại.
2. Hai điều mà em thấy thú vị nhất qua bài học này.
3. Một điều từ bài Hy Lạp cổ đại, em có thể áp dụng vào cuộc sống.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Ba điều em đã học được từ bài Hy Lạp cổ đại
- Tổ chức bộ máy nhà nước của thành bang A-ten có nhiều điểm tiến bộ hơn so với các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Các thành tựu văn hóa của Hi Lạp rất đa dạng, phong phú
- Những phát minh của cư dân Hi Lạp cổ đại đã đặt nền móng cho sự phát triển của văn hóa phương Tây sau này.
2. Hai điều mà em thấy thú vị nhất qua bài học này
- Nhiều định lí, định luật của các nhà toán học, vật lí học Hi Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong các trường học ngày nay.
- Logo của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (USEECO) được lấy cảm hứng từ đền Pác-tê-nông.
3. Một điều từ bài Hy Lạp cổ đại, em có thể áp dụng vào cuộc sống
- Áp dụng Lực đẩy Ác-si-mét vào thực tế cuộc sống.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ những thông tin về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại, em hãy cho biết:
1. Tại sao cuộc sống của người Hy Lạp cổ đại phụ thuộc vào biển?
2. Những nghề nghiệp nào của người Hy Lạp cổ đại mà em có thể suy ra từ sự phụ thuộc này?
3. Điều gì về vị trí địa lí của Hy Lạp cho phép nó trở thành một quốc gia thương mại lớn?
Câu 2:
Từ những thông tin ở trang 54 và 55 trong SGK liên quan đến tổ chức nhà nước ở A-ten, em hãy cho biết:
1. Nhà nước A-ten có những cơ quan chính nào?
2. Cơ quan nào được quyết định việc bầu cử, bốc thăm bổ nhiệm các chức vụ của nhà nước? Ý nghĩa của việc đó là gì?
3. Những ai thực sự được tham gia bầu cử và bầu chọn?
4. Những ai không được tham gia bầu cử, bầu chọn?
5. Nền dân chủ A-ten có thực sự là chế độ dân chủ? Hãy so sánh chế độ dân chủ của A-ten với một chế độ dân chủ ngày nay mà em cho là tiêu biểu.
Câu 3:
Hoàn thành lược đồ dưới đây để xác định những nơi mà người Hy Lạp đã sinh sống khoảng năm 400 TCN.
1. Hãy điền vào lược đồ vị trí của biển Ê-giê, biển I-nô-ni, đảo Crét.
2. Điền tên các quốc gia thành thị sau vào lược đồ: A-ten, Xpác.
3. Điền tên hai địa danh nổi tiếng sau vào lược đồ: Ma-ra-tông và Ô-lim-pi-a.
4. Tô màu cho bản đồ. Hãy dùng màu xanh da trời cho vùng biển và màu vàng cho đất liền.
5. Tham khảo thêm các thông tin để viết một câu chuyện lịch sử ngắn về một trong hai địa danh: Ma-ra-tông và Ô-lim-pi-a.
Câu 4:
Đọc đoạn văn bên dưới và cho biết: Ác-si-mét đã ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tế như thế nào?
Ác-si-rmét (287 TCN - 212 TCN) là nhà khoa học Hy Lạp cổ đại đi tiên phong trong việc ứng dụng kiến thức toán học và vật lí vào thực tế. Ví dụ, ông đã sử dụng kĩ thuật đòn bẩy, ròng rọc,... của vật lí để chế tạo vũ khí phòng thủ. Khi người La Mã tấn công Syracuse (quê hương của ông trên đảo Xi-xin thuộc nước Ý ngày nay), Ác-si-mét đã chế tạo các thiết bị để đánh trả họ. Theo nhà sử học Plu-tác (Plutarch) của La Mã cổ đại, vũ khí của Ác-si-mét hiệu quả đến nỗi nếu người La Mã “có nhìn thấy một sợi dây thừng nhỏ hoặc một mảnh gỗ trên tường... họ đã quay lưng và bỏ chạy”.
Câu 5:
Em hãy cho biết ý nghĩa của những từ khoá sau đây.
Từ khoá |
Ý nghĩa |
Pi - rê |
|
Thành bang |
|
Đại hội nhân dân |
|
I-li-at và Ô – đi- xê |
|
Pác – tê – nông |
|
Pi-ta-go |
|
Hê-rô-đốt |
|
về câu hỏi!