Câu hỏi:
13/07/2024 577Hãy lí giải vì sao trong câu văn sau “Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” (Đoàn Giỏi, Sông mước Cà Mau), tác giả không dùng từ “san sát” mà lại dùng từ “chi chít”.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trong câu văn sau “Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” (Đoàn Giỏi, Sông nước Cà Mau), tác giả không dùng từ “san sát” mà dùng từ “chi chít” vì:
- San sát: nhiều và liền sát vào nhau, như không còn có khe hở, thường dùng để miêu tả nhà cửa, thuyền bè,...
- Chi chít: (vật nhỏ) rất nhiều và cái này sít cái kia, hầu như không còn chỗ trống, chỗ hở.
Vì từ “san sát” không phù hợp với việc miêu tả kênh rạch (vốn là những sự vật nhỏ hơn nhà cửa, thuyền bè) nên tác giả đã dùng từ “chi chít” để miêu tả.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho đoạn thơ sau:
Dẻo thơm hạt gạo quê hương
Có cả “năm nắng mười sương” người trồng
Từng bông rồi lại từng bông
Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta.
(Trần Đức Đủ, Hương lúa quê ta)
a. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
b. Vì sao tác giả chọn dùng “trĩu cong” mà lại không dùng “nặng cong” dù vẫn đảm bảo quy tắc phù hợp về thanh điệu trong câu bát?
Câu 2:
Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và giải thích lí do lựa chọn:
a. Để điều trị căn bệnh này, đó là loại thuốc (hiệu quả/ hiệu nghiệm) nhất.
b. Đi học muộn là (nhược điểm/ khuyết điểm) của học sinh ấy.
c. Cô bé ấy có làn da (trắng nõn/ trắng tinh) và một mái tóc dài óng ả.
Câu 3:
Trong cặp câu lục bát sau, vì sao Tố Hữu không dùng “ve kêu” mà lại dùng “ve ngân” và không dùng “nắng vàng” mà lại dùng “nắng đào”?
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đây sân nắng đào.
(Tố Hữu, Khi con tu hú)
Câu 4:
Theo em, từ “trăm” và “nghìn” trong những câu thơ sau nên được hiểu như thế nào?
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
(Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Hắc Hải (1955 — 1958), Tuyển thơ Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001)
Câu 5:
A (Thứ tự thực hiện) |
B (Nội dung thao tác)
|
1 |
a. Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa; từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện. |
2 |
b. Xác định nội dung cần diễn đạt. |
3 |
c. Cân nhắc khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn. |
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (đề 13)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 6)
về câu hỏi!