Câu hỏi:
13/11/2022 360Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
HS thực hiện bài nói và nghe theo trình tự các bước gợi ý sau:
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
- Mục đích nói là gì?
- Người nghe là ai?
- Đề tài bài nói là gì?
- Em dự định sẽ nói ở đâu và nói trong thời gian bao lâu?
Bước 2: Tìm ý, lập đàn ý
- Tìm ý bằng cách xem lại đặc điểm của thể thơ lục bát trong SGK.
- Liệt kê các ý chính cần nói dưới dạng những gạch đầu dòng hoặc cụm từ.
Bước 3: Luyện tập và trình bày
Khi giới thiệu về thể thơ lục bát, em cần:
- Giới thiệu rõ tên thể thơ.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc những đặc điểm của thể thơ lục bát.
- Nêu một số câu thơ, bài thơ lục bát để làm minh chứng.
- Lựa chọn, điều chỉnh một số từ ngữ, câu văn sao cho phù hợp với văn nói.
- Sử dụng cách xưng hô và ngữ điệu linh hoạt, phù hợp với đối tượng người nghe và nội dung nói.
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp để thể hiện cảm xúc về bài thơ.
- Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ, mời họ nêu câu hỏi...
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
HS thực hiện việc trao đổi, đánh giá dựa vào bảng kiểm sau:
Nội dung kiểm tra |
Đạt / Chưa đạt |
Bài trình bày có đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc. |
|
Trình bày đầy đủ các đặc điểm của thơ lục bát về số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp, sự phối hợp thanh điệu. |
|
Trình bày rõ các đặc điểm nói trên của thơ lục bát. |
|
Dùng bằng chứng cụ thể từ một số câu thơ, bài thơ lục bát để làm rõ những đặc điểm ấy. |
|
Sử dụng động tác, ánh mắt (ngôn ngữ hình thể) để góp phần thể hiện nội dung trình bày. |
|
* Gợi ý:
Trong các thể thơ nổi tiếng của nước nhà phải kể đến thể thơ lục bát. Nền văn học Việt Nam hình thành và phát triển hàng ngàn năm và tiếp thu và chọn lọc nhiều từ văn chương của Trung Quốc. Trải qua bao thế hệ người Việt ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, chọn lọc sáng tạo tạo ra sự phù hợp quốc gia, dân tộc.
Đối với thể loại và hình thức thơ, người Việt tiếp thu tinh hoa của Trung Hoa như thể thơ Cổ Phong, thơ Đường Luật làm đa dạng văn học. Ngoài ra, ông cha còn tạo ra thể thơ độc đáo, thể hiện tinh hóa dân tộc Việt Nam, các thể thơ Song thất lục bát hay thơ Lục bát vô cùng quen thuộc và gần gũi với nhiều người. Thể thơ Lục bát được nhiều nhà thơ trong nước sử dụng trong các tác phẩm nhằm chuyển tải nội dung đến người đọc hiệu quả.
Thơ lục bát đặc trưng dễ nhận ra đó là cau đầu sáu (câu lục) và câu sau tám (câu bát). Bài thơ lục bát mở đầu bằng câu lục và kết thúc bài thơ bằng câu bát. Trong bài thơ sẽ không bị giới hạn cứng nhắc như các thể thơ khác. Thơ lục bát có thể hai bốn hoặc sáu câu như:
“Con cò lặn lội bờ sông
Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con
Tháng năm thân mẹ hao mòn
Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy.”
Trong thơ lục bát cách gieo vần khá đặc biệt, trong bài thơ Lục bát câu thơ cuối trong câu lục phải vần với câu thơ thứ sáu trong câu bát. Tương tự như vậy câu cuối câu bát cần phải hiệp vần với câu cuối câu lục bên dưới. Có thể thấy cách gieo vần có điểm độc đáo riêng không giống với các thể thơ khác.
Về thanh điệu thơ Lục bát, tiếng hiệp vần thường mang thanh bằng:
“Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng.
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”
Thanh bằng trong thơ lục bát chính là điểm nhấn. Thanh bằng kết hợp cùng vần /ay/ gợi lên cảm giác đau xót cho người nghe. Thơ lục bát còn có đặc điểm riêng đó là sự phối hợp bổng trầm, chuyển đổi bổng trầm của tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong bát. Với sự chuyển đổi linnh hoạt giúp âm điệu bài thơ trở nên thanh thoát.
Thơ lục bát chính là tinh hoa của nước nha, thể thơ có sự phóng khoáng chứ không quá nghiêm ngặt như thơ Đường luật. Song vẫn đảm bảo các yếu tố cơ bản nhằm giúp chuyển tải nội dung bài thơ đến người đọc. Thơ lục bát cũng là thể thơ dễ đọc dễ nhớ vì vậy rất phổ biến và được nhiều tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (đề 13)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 6)
về câu hỏi!