Câu hỏi:
12/07/2024 861Hãy lập dàn ý cho một bài văn tường thuật một sự kiện mà em đã được chứng kiến.
Ví dụ: lễ tổng kết năm học, bắn pháo hoa, lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam,...
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Để lập dàn ý cho đề bài trên, em có thể tham khảo các gợi ý dưới đây.
a. Lập ý cho mở bài
Nhiệm vụ của mở bài là giới thiệu sự kiện. Vì thế, khi lập ý cho phần này, em cần đưa ra một số thông tin cô đọng nhưng cụ thể về lễ hội như:
- Tên sự kiện lễ hội (chẳng hạn: Đêm hội trăng rằm - thiếu nhi khu phó X).
- Địa điểm tổ chức (chẳng hạn: Trong khuôn viên nhà văn hoá khu phố).
- Thời điểm/ thời gian tổ chức (chẳng hạn: vào địp Tết Trung thu....).
- Đơn vị/ tập thể/ cá nhân đứng ra tổ chức lễ hội (chẳng hạn các anh chị trong chi đoàn thanh niên của khu phố).
b. Lập ý cho thân bài
(1) Yêu câu của thân bài là giúp người đọc, người nghe hình dung rõ được quang cảnh, không khí, diễn biến của sự kiện đúng như nó đã diễn ra trong một thời gian, không gian cụ thể. Vì thế điều quan trọng nhất của việc lập ý cho phần thân bài, là làm sao để khi viết thành bài văn thì thể hiện rõ được quang cảnh, không khí và nhất là diễn biến của sự kiện.
(2) Với một sự kiện thường được tổ chức mỗi năm một lần như “Đêm hội trăng rằm”, ban tổ chức đã xây dựng một thành “kịch bản” hay “chương trình” cụ thể (thường gọi là “chương trình” đêm hội). Em có thể dựa vào bản chương trình ấy, lựa chọn các hoạt động chính, sắp xếp, điều chỉnh thêm (nếu cần) để nội dung phần thân bài vừa tạo được các điểm nhấn, vừa cụ thể và sát thực tế hơn.
(3) Thông thường, phần thân bài của bài thuật lại một sự kiện cần nêu được một số ý chính theo trình tự:
Quang cảnh, không khí, nơi sự kiện diễn ra - Sự việc, hoạt động mở đầu lễ hội - Các sự việc, hoạt động chính (sự việc hoạt động thứ hai, thứ ba,...) - Sự việc, hoạt động khép lại sự kiện.
Dựa vào trình tự thông thường đó, em có thể cụ thể hoá các sự việc, hoạt động để thành dàn ý cho bài viết thuật lại sự kiện Đêm hội trăng rằm – thiếu nhi khu phố X. Chẳng hạn, các ý phần thân bài có thể gồm các ý chính:
Ý 1: Quang cảnh, không khí chung của đêm hội (sân nhà văn hoá, rực rỡ lung linh ánh đèn ông sao, ánh sáng trăng rằm.... đông đảo thiếu nhi, phụ huynh, các vị khách mời tham dự).
Ý 2: Sự việc, hoạt động mở đầu (có tính nghi thức): Ban tổ chức phát biểu về ý nghĩa, mục đích của việc tổ chức đêm hội.
Ý 3: Các sự việc hoạt động chính của đêm hội:
- Tuyên dương, trao quà của ban tổ chức cho các em thiếu nhi vượt khó, học sinh khu phố có thành tích học tập, văn nghệ thể thao xuất sắc.
- Vui chơi, ca hát.
Ý 4 Sự việc, hoạt động cuối cùng (có tính nghi thức): Lời cảm ơn và lời tuyên bố kết thúc đêm hội của ban tổ chức.
c. Lập ý cho kết bài
Yêu cầu của phần kết bài là đưa ra nhận xét, đánh giá hoặc nêu cảm nhận chung về sự kiện. Tuy vậy, tuỳ trường hợp mà đưa ra cảm nhận, nhận xét bình phẩm cho phù hợp. Chẳng hạn, việc thuật lại với tư cách một thành viên tham dự lễ hội và thuật lại với tư cách một người ở nơi khác đến xem đêm hội có thể dẫn đến cách kết bài khác nhau: một bên là nêu ấn tượng cảm nhận qua trải nghiệm của người tham đự, trong cuộc; một bên là nêu cảm nhận, ấn tượng của một người quan sát, chứng kiến.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (đề 13)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 6)
về câu hỏi!