Câu hỏi:
13/07/2024 1,144Đọc lại bài thơ Những cánh buồm trong SGK (tr. 57 - 58) và trả lời các câu hỏi:
Tìm những dòng thơ miêu tả hình ảnh cha và con. Hình ảnh cha và con trong bài thơ khơi gợi trong em những suy nghĩ, cảm xúc gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Những dòng thơ miêu tả hình ảnh cha và con:
+ Hai cha con bước đi trên cát
+ Bóng cha dài lênh khênh
+ Bóng con tròn chắc nịch
+ Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
+ Nghe con bước, lòng vui phơi phới.
- Hình ảnh bóng cha cao lớn, bóng con thấp tròn chắc nịch gợi liên tưởng đến sự từng trải trong cuộc đời của cha, tương phản với sự thơ ngây, trong trẻo của con.
Hình ảnh "Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng" thể hiện tình yêu con rất riêng của người cha. Hình ảnh đó cũng thể hiện niềm tin tưởng của người cha vào tương lai ngời sáng của con. Có cha dìu dắt, con nhất định sẽ vững bước và trưởng thành. Hình ảnh thân mật đầy yêu thương của cha và con gợi lên trong người đọc niềm xúc động sâu xa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 4:
Đọc bài thơ Cái cầu của nhà thơ Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi:
Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu
Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu;
Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế,
Con cho mẹ xem - cho xem hơi lâu.
Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê,
Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ,
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió,
Con kiến qua ngòi bắc câu lá tre.
Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gió
Bắc giữa trời cao, vệt xanh vệt đỏ,
Dưới gầm cầu vồng nhà máy mới xây
Trời sắp mưa khói trắng hơn mây.
Yêu cái cầu tre bắc qua sông máng
Mùa gặt con đi đón mẹ bên câu;
Lúa hợp tác từng đoàn nặng gánh
Qua câu tre, vàng cả dòng sâu
Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại,
Dưới cầu nhiều thuyền chở đá chở vôi;
Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi
Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ
Là cái cầu này ảnh chụp xa xa;
Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã
Con cứ gọi: cái cầu của cha.
(Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa - Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 5 - 6)
Câu 5:
Câu 6:
Câu 7:
về câu hỏi!