Câu hỏi:

12/07/2024 1,015

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Những ai đã một lần đến viếng Thánh địa Mỹ Sơn đều tả lại được cái cảm giác lâng lâng khi đặt chân vào thung lũng đầy những phế tích hoang sơ này. Dường như ở đó có một từ trường cực mạnh thu hút năng lượng từ vũ trụ, một sự hòa điệu giữa những ngôi tháp cổ có thể tạo nên giai điệu, mà nếu lắng nghe, du khách có thể cảm được giai điệu ấy thấm dần vào cơ thể mình. [...] Hình như là tiếng gió lùa qua các ngọn cổ tháp hoang phế. Hình như những viên gạch Chàm màu nâu sậm lên tiếng. Hình như những ngọn tháp đang thì thầm với bầu trời. Hình như chính tôi đang hát khúc nguyện cầu lặng lẽ... Tôi nghe, bấy giờ khoảng 9 giờ sáng, mưa bụi, bầu trời màu lam, âm âm khắp thung lũng những tiếng ngân, những dư vang, một tiếng nói mơ hồ của kiến trúc, một giao thoa giữa gạch chín nẫu và sa thạch. Tôi đứng lặng dưới vòm cong một ngọn tháp. Phía trên đầu tôi là phù điêu thần Ka-la (vị thần tượng trưng cho thời gian trong tôn giáo và nghệ thuật Chàm) mà râu tóc Thần là những nhánh địa y xanh đẫm. [...] Với hơn 70 công trình kiến trúc được xây dựng từ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ thứ XII, Mỹ Sơn hiện diện trong lịch sử kiến trúc tôn giáo Việt Nam như một điều kì diệu, một cơ may. [...]

Vâng, từ đất và từ đá, người nghệ sĩ Chàm vĩ đại cách ba thiên niên kỷ trước đã nghe ra những hòa điệu, và đã thể hiện được những hòa điệu ấy trên đất và trên đá. Để bây giờ, những viên gạch Chàm nơi đây, dù lành lặn hay sứt mẻ, đều biết tự hát. Tôi nghe, âm âm, rì rầm khắp thung lũng Mỹ Sơn tiếng hát của đất và đá, hoà quyện thành một giai điệu, rõ ràng và mơ hồ như chính những ngọn tháp ở đây.

(Theo Thanh Thảo, Mãi mãi là bí mật, NXB Lao động, Hà Nội, 2004, tr. 442 - 446)
 
Tác giả viết kí thường ghi lại cảm nhận của chính mình khi trực tiếp đến thăm những vùng đất. Trong đoạn trích về Mỹ Sơn, tác giả ghi lại cảm nhận về điều gì?

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Trong đoạn trích về Mỹ Sơn, tác giả bộc lộ cảm nhận về một giai điệu đặc biệt.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Những chiếc phà tận tuy bao năm đưa người dân qua sông giờ sắp hoàn thành sứ mệnh.

Xem đáp án » 13/07/2024 2,789

Câu 2:

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) chia sẻ cảm nhận về một bài du ký mà em thích (có thể là bài du kí trong SGK hoặc trong các tuyển tập ký, trên in-tơ-nét,...).

Xem đáp án » 13/07/2024 2,502

Câu 3:

Tìm đọc một số bài thơ lục bát viết về quê hương đất nước tương tự các văn bản đã học trong bài 4. Quê hương yêu dấu. Ghi một số thông tin và ý tưởng cơ bản được gợi lên từ bài thơ đã đọc vào nhật ký đọc sách.

Xem đáp án » 13/07/2024 2,114

Câu 4:

Tìm đọc một số văn bản thuộc thể loại kí (du kí) viết về các vùng miền của đất nước tương tự các văn bản đã học trong bài 5. Những nẻo đường xứ sở. Ghi một số thông tin và ý tưởng cơ bản được gợi lên từ tác phẩm kí đã đọc vào nhật ký đọc sách.

Xem đáp án » 13/07/2024 2,085

Câu 5:

Trong Cô Tô có một số từ láy như sáng sủa, đầy đặn, dịu dàng. Hãy tìm thêm các từ láy hoặc từ ghép có sáng, đầy hoặc dịu.

Xem đáp án » 13/07/2024 2,052

Câu 6:

Ước mơ thuở học trò thường được chắp cánh từ những bài học trên lớp. Hãy viết (khoảng 5 - 7 câu) về một bài học đã gợi lên trong em những mong ước về tương lai.

Xem đáp án » 13/07/2024 2,034

Câu 7:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Cổ Chiên - cái tên thật lạ và thật đẹp, đẹp như dòng nước cuồn cuộn phù sa nuôi cây lá hai bên bờ, thật ra là một nhánh sông Tiền Giang, dài 82 cây số. Trên bản đồ nó chỉ là một đường vẽ màu xanh nhỏ bé.

Nhớ những giờ địa lí hồi trung học đệ nhất cấp(1), thầy giáo chia nhóm học sinh để vẽ bản đồ đất nước. Nhóm nào vẽ đúng và đẹp thì được điểm cao. Thầy dạy chúng tôi cách đo tỉ lệ thật chính xác. Chúng tôi lấy giấy khổ lớn, nắn nót vẽ từng nét bút chì màu. Chính nhờ những buổi học ấy mà dòng Cổ Chiên vừa lạ lẫm vừa thân thuộc đã đi vào trí óc non nớt của tôi cùng với những tên sông xa xôi đầy thương mến khác: Nậm Thi, Lục Nam, Kinh Thầy, Rạch Gầm, Vàm Nao, Gành Hào,... Giờ địa lí của thầy  nuôi trong lòng tôi giấc mơ một ngày nào được đi thuyền trên khắp các dòng sông nước mình.

Tôi đến với Cổ Chiên khi cây cầu bắc qua sông đang thành hình. Những chiếc phà tận tuy bao năm đưa người dân qua sông giờ sắp hoàn thành sứ mệnh. Sẽ không còn cảnh chờ đợi qua phà giữa ngày mưa dầm hay trong cơn nắng gắt. Đường tiêu thụ nông sản đồng bằng sẽ thông thoáng và thuận lợi hơn. Gần Tết, hoa quả nơi đây vừa theo đường sông vừa theo đường bộ toả về các ngả. Dòng sông đã chứng kiến bao mùa hoa trái. Dừa, bắp, đậu, dưa hấu, khoai lang, khoai mì, cam, quýt,... từ bên cồn chở về nườm nượp. Trên sông, những ngôi nhà bè nối tiếp nhau, mái tôn sáng lấp loáng dưới ánh nắng.

Những dòng sông, những cây cầu, những chuyến phà,... như thế đã kết nối thực tại với giấc mơ lãng du thời niên thiếu của tôi.

(Theo Huỳnh Như Phương, Thành phố những thước phim quay chậm,

NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2018, tr. 107 - 113)

(1) Trung học đệ nhất cấp: chương trình trung học từ lớp 6 đến lớp 9 (hệ thống giáo dục miền Nam trước năm 1979).

Người kể chuyện đã “gặp” dòng Cổ Chiên theo những cách nào?

Xem đáp án » 13/07/2024 1,620

Bình luận


Bình luận