Câu hỏi:

18/11/2022 1,862

Dựa vào những thông tin mà em đã học, đọc, xem và nghe, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 10 câu) nói về sự giàu có tài nguyên rừng và sự suy giảm nguồn tài nguyên đó ở Việt Nam.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Rừng là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta, của cả con người và các loài động vật, thực vật. Rừng không chỉ là lá phổi xanh của trái đất mà còn ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Trong rừng có rất nhiều loài động thực vật hoang dã, có giá trị kinh tế, nghiên cứu khoa học cao. Rừng còn là một địa điểm du lịch thú vị cho những người ưa thích khám phá mạo hiểm. Thế nhưng hiện nay rừng lại đang bị chính những người là bạn kia phá hủy một cách nghiêm trọng. Con người vì lợi ích kinh tế đã tàn phá rừng một cách bừa bãi mà không nghĩ đến việc trồng lại rừng. Những cánh rừng xanh chỉ trong chớp mắt đã biến thành những vùng đồi núi trọc, trơ ra những gốc cây gỗ vì chặt phá. Động vật chẳng còn nơi trú ngụ, thực vật chẳng thể sinh tồn và quan trọng hơn cả là hệ sinh thái bị mất cân bằng nghiêm trọng. Chúng ta tàn phá rừng mà không hiểu rằng đang tàn phá chính cuộc sống của chúng ta. Việc bảo vệ rừng đang là một bài toán cấp bách cho các người dân cũng như các cấp chính quyền. Chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ rừng, bởi đó chính là cuộc sống của chúng ta.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160.000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp nhiều loài rong biển có giá trị kinh tế. Riêng biển Việt Nam đã có khoảng 638 loài rong biển. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới.

(Theo Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), An ninh môi trường và hòa bình ở Biển Đông,

NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019, tr. 34 – 35)

Thông tin chính mà đoạn trích đưa đến cho độc giả là gì?

Xem đáp án » 18/11/2022 3,090

Câu 2:

Những thông tin về sự phong phú của sinh vật biển ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hành động của chúng ta hôm nay?

Xem đáp án » 18/11/2022 3,029

Câu 3:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Nước là một nhà du hành vĩ đại không ngừng thay đổi hình dạng. Nó rời khỏi biển ở thể lỏng rồi lại xuất hiện trong không khí ở thể khí, sau đó rơi xuống dưới dạng băng trên các ngọn núi. Tại đó, cuộc du hành của nước tiếp tục, nó trở lại thể lỏng, chảy trong các dòng sông lớn nhỏ, rồi lại đổ ra biển, điểm xuất phát ban đầu. Trong suốt vòng tuần hoàn này, nước đều có ích cho các sinh thể. Nước là thành phần cơ bản tạo nên các loài thực vật và động vật, trong đó có con người chúng ta, và chúng ta không thể sống thiếu nước. Chúng ta sử dụng nước từng giây từng phút, để uống, tưới tiêu, sản xuất điện, … Nước thật quý giá!

(Nhiều tác giả, Bách khoa thư thế hệ mới, NXB Dân trí, hà Nội, 2017, tr. 28)

Vấn đề chính được nói đến trong đoạn trích là gì?

Xem đáp án » 18/11/2022 1,994

Câu 4:

Từ sơ cấp với nghĩa trong đoạn trích có thể được đặt cùng nhóm với từ nào sau đây (tất cả đều là từ mượn): đa cấp, trung cấp, thứ cấp, cao cấp?

Xem đáp án » 18/11/2022 1,965

Câu 5:

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Theo ước tính của nhiều nhà khoa học, trên Trái Đất hiện có khoảng trên 10 000 000 loài sinh vật. Hiện nay, con người mới chỉ nhận biết được khoảng trên 1 400 000 loài, trong đó có hơn 300.000 loài thực vật và hơn 1 000 000 loài động vật. Rõ ràng, phải rất lâu nữa chúng ta mới lập được một danh sách sát thực tế hơn về những cư dân của hành tinh này. Dù vậy, điều đó không ngăn cản các nhà khoa học đưa ra những nhận định khái quát về lịch sử tiến hóa hay sự phụ thuộc lẫn nhau của muôn loài.

(Ngọc phú, các loài chung sống với nhau như thế nào?,

Ngữ văn 6, tập 2, Sđd, tr. 83)

Nội dung chính của đoạn trích là gì?

Xem đáp án » 18/11/2022 1,646

Câu 6:

Tìm đọc một số văn bản nghị luận có nội dung gần gũi với các văn bản đã học trong bài 8. Khác biệt và gần gũi. Ghi một số thông tin và ý tưởng cơ bản được gợi lên từ các văn bản nghị luận mà em đã đọc vào nhật ký đọc sách.

Xem đáp án » 18/11/2022 1,492

Bình luận


Bình luận