Câu hỏi:

12/07/2024 6,120

Ở địa phương hoặc ở trường em, mọi người thường nhắc đến những sự kiện lớn nào đã diễn ra? Hãy chọn một sự kiện mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó. Trình bày bài viết theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Chuẩn bị

- Chọn sự kiện để thuật lại: Chiến dịch Hồ Chí Minh.

- Thu thập thông tin về sự kiện từ nguồn các nguồn khác nhau.

- Dự kiến cách trình bày: Đồ họa thông tin.

- Dự kiến bố cục của bài:

+ Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh

+ Các dấu mốc quan trọng

+ Lược đồ chiến dịch

+ Kết quả chiến dịch

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý:

+ Sự kiện xảy ra từ ngày 26-4 đến 30-4, diễn ra ở miền Nam. Liên quan đến quân ta và quân ngụy.

+ Sự việc:

Ÿ Mở đầu: Bộ Chính trị quyết định đặt tên cho chiến dịch (14-4-1975)

Ÿ Diễn biến: Quân ta tấn công (từ 26-4 đến 30-4)

Ÿ Kết thúc: Đánh chiếm và làm chủ toàn bộ các mục tiêu quân sự, chính trị,… Sài Gòn (11g30 ngày 30-4)

+ Những hình ảnh nào được dùng để minh họa cho sự kiện: Lược đồ chiến dịch,…

- Lập dàn ý: (theo đồ họa thông tin)

+ Sa pô: Tóm tắt sự kiện: Từ ngày 26-4 đến 30-4, chiến dịch mang tên Bác toàn thắng.

+ Mở bài: Diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

+ Thân bài:

Ÿ Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh: Văn Tiến Dũng, Định Đức Thiện, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Trần Văn Trà.

Ÿ Các dấu mốc quan trọng:

○ 14-4-1975: Đặt tên cho chiến dịch mang tên Bác.

○ 17 giừ, 26-4: Quân ta tiến công vào các tuyến phòng thủ vòng ngoài.

○ 17 giờ 30, 28-4: Ném bom sân bay Tân Sân Nhất.

○ 11 giờ 30, 30-4: Ta đánh chiếm xong các mục tiêu và làm chủ nội đô Sài Gòn.

Ÿ Lược đồ chiến dịch (hình ảnh minh họa)

Ÿ Kết quả chiến dịch: Đập tan bộ máy chiến tranh sau chiến dịch.

c) Viết

ád

Diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Từ ngày 26-4 đến 30-4, Chiến dịch lịch sử mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra và giành toàn thắng. 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, Tổng thống ngụy buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh

- Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 – 2002)

- Trung tướng Đinh Đức Thiện (1914 – 1986)

- Trung tướng Lê Đức Anh (1920)

- Trung tướng Lê Trọng Tấn (1914 – 1986)

- Thượng Tướng Trần Văn Trà (1919 – 1996)

Mốc son

- Ngày 14-4-1975, bộ Chính trị đã quyết định đặt tên cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.

- Từ 17 giờ ngày 26-4, quân ta từ 5 hướng tiến công vào các tuyến phòng thủ vòng ngoài, chiếm bàn đạp để thực hành tổng công kích vào nội đô.

- Vào hồi 17 giờ 30 ngày 28-4, phi đội “Quyết thắng” của không quân ta dùng máy bay A.37 thu được của địch đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy nhiều máy bay của địch.

- Đúng 11 giờ 30 ngày 30-4, ta đánh chiếm xong các mục tiêu chủ yếu và đã làm chủ toàn bộ các mục tiêu quân sự, chính trị, hành chính, kinh tế trong nội đô Sài Gòn.

Kết quả

Đập tan bộ máy chiến tranh sau chiến dịch gồm 1000000 quân ngụy, 2 sư đoàn, 4 quân đoàn, 18 liên đoàn biệt động, 22 trung đoàn thiết giáp, 66 tiểu đoàn pháo, 6 sư đoàn không quân, 8000 đồn bốt địch.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Bình luận


Bình luận