Câu hỏi:

12/07/2024 1,400

Cuốn sách yêu thích:

Chọn đọc cuốn sách em yêu thích. Trong quá trình đọc, có thể ghi chú, đánh dấu những điều cần chú ý trong cuốn sách để viết thu hoạch sau khi đọc. Thực hiện các ghi chú hoặc đánh dấu theo hướng dẫn của SGK (tr. 100), có thể bổ sung để ghi chú cụ thể hơn như sau:

- Nhan đề:

+ Theo em vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?

+ Nhan đề liên quan trực tiếp đến nhân vật, bối cảnh hay nội dung nào trong cuốn sách?

- Lời tựa, lời đề tặng (nếu có):

+ Sách có lời tựa , lời đề tặng không?

+ Phần này gợi cho em điều gì?

- Mở đầu:

+ Đoạn đầu, chương đầu của cuốn sách có thu hút em không? Vì sao?

- Thế giới từ trang sách:

+ Em đã gặp những ai và đến những đâu qua trang sách đã đọc?

+ Nhân vật đáng nhớ nhất là ai?

+ Chi tiết nào về nhân vật làm em thấy thú vị nhất?

+ Bối cảnh nào gợi ấn tượng hơn cả? nêu cụ thể một sự vật, hiện tượng nổi bật trong bối cảnh đó.

- Bài học từ trang sách:

+ Cuốn sách gợi cho em bài học gì?

+ Bài học ấy có tác động như thế nào đến suy nghĩ, tình cảm của em?

- Trích dẫn từ trang sách:

+ Chọn một câu mà em cho là cần ghi nhớ trong cuốn sách đã đọc.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Nhan đề: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

+ Theo em vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy là để gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc, lại gợi cảm giác bình yên khiến người đọc muốn tìm hiểu.

+ Nhan đề liên quan trực tiếp đến nhân vật “tôi”, một cậu bé 10 tuổi sống ở vùng nông thôn.

- Mở đầu: Đoạn đầu, chương đầu của cuốn sách đã thật sự thu hút em. Điều thú vị đầu tiên mà cuốn sách mang đến cho em cho em chính là suy nghĩ "mỗi đứa trẻ ra đời là một sự may mắn". Cả cái việc được bà mụ vỗ vỗ vào mông để phát ra tiếng khóc đầu tiên cũng là một điều thú vị. Nó giúp em càng thêm trân trọng và yêu thương chính bản thân mình, trân trọng sự tồn tại của mình.

- Thế giới từ trang sách:

+ Em đã gặp những ai và đến những đâu qua trang sách đã đọc: Qua nhân vật “tôi”, em thấy được cuộc sống ở vùng quê yên bình hiện ra trước mắt mình. Cuộc sống thường ngày cùng những trải nghiệm thú vị hiện ra qua từng trang sách đầy chân thực, sống động.

+ Nhân vật đáng nhớ nhất là nhân vật cậu bé.

+ Chi tiết nào về nhân vật làm em thấy thú vị nhất: Sự hồn nhiên, nhí nhảnh, đáng yêu nhưng ẩn sâu bên trong lại là một tâm hồn nhạy cảm, biết cảm thông, chia sẻ.

+ Bối cảnh ấn tượng với em chính là khu vườn của nhà cậu bé. Từ khu vườn, cậu học cách cảm nhận cuộc sống quanh mình, một khu vườn rộng lớn hơn, bí mật hơn, hương sắc cũng đa dạng hơn, có vui, có buồn, có hạnh phúc, có khổ đau, có tự hào nhưng cũng có lỗi lầm và ân hận, có sinh ly tử biệt, có chia sẻ và yêu thương.

- Bài học từ trang sách: Cuốn sách thật sự là một bức tranh đồng quê dung dị, trong trẻo, sống động, đầy chất thơ, lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy nhắm mắt và mở lòng, mở cánh cửa của chính mình, hãy nhìn cuộc sống bằng tất cả các giác quan để cảm nhận, để thấu hiểu, để yêu thương, để quan tâm và để nhớ.

- Trích dẫn từ trang sách em cho là cần ghi nhớ trong cuốn sách đã đọc: “Mỗi đứa trẻ ra đời là một sự may mắn”.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phiêu lưu cùng trang sách:

Sau khi xem bộ phim chuyển thể từ một cuốn sách hoặc tác phẩm văn học (có liên quan đến các chủ đề đã học của Ngữ văn 6), em hãy cùng các bạn thảo luận để có thể tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt về nội dung và hình thức của hai tác phẩm. 

Xem đáp án » 11/07/2024 2,239

Câu 2:

Vấn đề chính được nêu ra bàn luận là gì? Phần nào của văn bản có vai trò nêu rõ vấn đề cần bàn luận?

Xem đáp án » 11/07/2024 1,868

Câu 3:

Lập danh mục sách:

Sau khi tạo góc đọc sách và mang đến lớp những cuốn sách để chia sẻ với các bạn, em hãy lập danh mục sách và thử trang trí để danh mục ấy thật hấp dẫn, sinh động. Nội dung tham khảo theo mẫu sau:

DANH MỤC SÁCH THƯ VIỆN MỞ

Tổ: ………………………………………………………..

Lớp: ………………………………………………………..

Trường: ……………………………………………………..

Lập danh mục sách:  Sau khi tạo góc đọc sách và mang đến lớp những cuốn sách để chia sẻ với các bạn, em hãy lập danh mục sách (ảnh 1)

Em có thể thực hiện như hướng dẫn của SGK hoặc theo những chỉ dẫn ngay trong phần này của sách. Lưu ý:

- Có thể tạo một danh mục theo cách khác: thay vì phân loại theo chủ đề, hãy thử phân loại sách theo các lĩnh vực (sách văn học, sách khoa học, lịch sử....).

Tuy nhiên, những thông tin quan trọng như tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản và năm xuất bản là bắt buộc đổi với một danh mục sách.

- Có thể sử dụng tranh ảnh thích hợp để minh hoạ cho danh mục sách, sao cho mọi người cảm thấy muốn chọn, muốn đọc sách khi tra cứu, tìm hiểu qua danh mục.

Xem đáp án » 12/07/2024 1,648

Câu 4:

Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật:

Sau khi đọc những cuốn sách yêu thích, bằng khả năng của mình, em hãy thử dự phần vào quá trình sáng tạo để có thể cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm và tác giả mà em yêu thích. Lựa chọn những hoạt động phù hợp của cá nhân hoặc nhóm theo những gợi ý sau:

- Vẽ một nhân vật hoặc bối cảnh yêu thích theo hình dung của em.

- Sáng tác truyện tranh hoặc tranh minh hoạ dựa vào nội dung cuốn sách.

- Xây dựng các pô-xtơ giới thiệu sách (kết hợp viết và vẽ minh hoạ).

Xem đáp án » 11/07/2024 1,356

Câu 5:

Sách hay cùng đọc:

Sau khi chọn được những cuốn sách cần đọc trong các chủ đề đã xác định, mỗi nhóm có thể lập nhật ký đọc sách để ghi lại những điều thu hoạch được sau khi đọc và thảo luận về cuốn sách. Em có thể dùng mẫu sau đây, mẫu nhật ký đọc sách ở phần Đọc mở rộng hoặc thiết kế theo cách của em:

Sách hay cùng đọc:  Sau khi chọn được những cuốn sách cần đọc trong các chủ đề đã xác định, mỗi nhóm có thể lập nhật ký đọc sách (ảnh 1)

 

Xem đáp án » 11/07/2024 1,015

Câu 6:

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách (hoặc văn bản) đã đọc. Thực hành viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách (hoặc văn bản) đã đọc theo hướng dẫn của SGK (tr. 105 - 106).

Xem đáp án » 11/07/2024 646

Bình luận


Bình luận