Câu hỏi:
10/02/2020 6,008Xét các trường hợp sau:
I. Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả làm giảm mật độ cá thể của quần thể.
II. Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.
III. Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể.
IV. Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
Có bao nhiêu trường hợp do cạnh tranh cùng loài gây ra?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn A
Quan hệ cạnh tranh cùng loài xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái. Một số trường hợp kí sinh cùng loài hay ăn thịt đồng loại. Cá mập thụ tinh trong, phôi phát triển trong buồng trứng, các phôi nở trước ăn trứng chưa nở và phôi nở sau, do đó, lứa con, non ra đời chỉ một vài con, nhưng rất khỏe mạnh.
Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và sự phát triển của quần thể.
Ví dụ : Cây trồng và cỏ dại thường cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng. Các con hổ, báo cạnh tranh nhau dành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống của từng cặp hổ, báo bố mẹ. Khi thiếu thức ăn, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở.
Trong các trường hợp trên, các trường hợp 1, 2, 3 là do cạnh tranh cùng loài gây nên
Trường hợp 4 do hỗ trợ cùng loài gây nên
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 2:
Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợn cho có thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.
II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.
III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này.
IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
Câu 3:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần bảo vệ đa dạng sinh học?
I. Tích cực sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
II. Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
III. Bảo vệ rừng, tích cực chống xói mòn đất.
IV. Tăng cường khai thác các nguồn dầu mỏ, khí đốt để phát triển kinh tế
Câu 4:
Do thiếu thức ăn và nơi ở, các cá thể trong quần thể của một loài thú đánh lẫn nhau để bảo vệ nơi sống. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Câu 5:
Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau thì giữa chúng thường xảy ra mối quan hệ
Câu 6:
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cạnh tranh giành nguồn sống, cạnh tranh giữa các con đực giành con cái (hoặc ngược lại) là hình thức phổ biến.
II. Quan hệ cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
III. Cạnh tranh gay gắt làm quan hệ giữa các cá thể trở nên đối kháng là nguyên nhân chủ yếu gây diễn thể sinh thái.
IV. Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật và di cư ở động vật làm giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài
Câu 7:
Khi nói về độ da dạng của quần xã, cho các kết luận như sau:
I. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.
II. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
III. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
IV. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
Số phát biểu đúng là:
về câu hỏi!