Câu hỏi:
01/12/2022 333Một túi đen đựng 2 quả bóng xanh, 4 quả bóng màu vàng và 1 quả bóng màu đỏ (có cùng kích thước). Nam lấy một quả bóng mà không nhìn vào túi.
a) Quả bóng Nam lấy ra có thể có màu gì?
b) Em hãy lấy một quả bóng từ túi đó 20 lần, sau mỗi lần ghi lại xem quả bóng lấy được có màu gì rồi trả bóng lại túi trước khi lấy lần sau. Hoàn thiện bảng sau:
Màu bóng |
Xanh |
Vàng |
Đỏ |
Số lần |
|
|
|
c) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng số liệu trên.
d) Quả bóng lấy ra có màu gì là hay gặp nhất? Ít gặp nhất?
e) Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau: “Quả bóng lấy ra có màu xanh”, “Quả bóng lấy ra có màu vàng”, “Quả bóng lấy ra có màu đỏ”.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Nam lấy ra một quả bóng trong một túi có gồm các quả bóng có 3 màu: xanh, vàng, đỏ.
Vậy quả bóng lấy ra có thể có màu xanh, đỏ hoặc vàng.
b) Làm thí nghiệm: Một túi đen đựng 2 quả bóng xanh, 4 quả bóng màu vàng và 1 quả bóng màu đỏ (có cùng kích thước). Lấy một quả bóng từ túi đó 20 lần, sau mỗi lần ghi lại xem quả bóng lấy được có màu gì rồi trả bóng lại túi trước khi lấy lần sau.
Đối với mỗi người làm thí nghiệm sẽ có các kết quả khác nhau.
Chẳng hạn: Lấy một quả bóng từ túi đó 20 lần, ta thu được:
Em có thể tham khảo bảng sau:
Màu bóng |
Xanh |
Vàng |
Đỏ |
Số lần |
6 |
12 |
2 |
c)
d) Các cột biểu diễn số lần lấy được các màu bóng. So sánh chiều cao các cột, ta thấy cột màu vàng cao nhất và cột màu đỏ thấp nhất.
Vậy quả bóng lấy ra có màu vàng là hay gặp nhất và màu đỏ là ít gặp nhất.
e) Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Quả bóng lấy ra có màu xanh” là:
Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Quả bóng lấy ra có màu vàng” là:
Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Quả bóng lấy ra có màu đỏ” là:
Vậy xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau: “Quả bóng lấy ra có màu xanh”, “Quả bóng lấy ra có màu vàng”, “Quả bóng lấy ra có màu đỏ” lần lượt là: 30%; 60%; 10%.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong biểu đồ cột, biểu đồ cột kép, khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Cột nào cao hơn biểu diễn số liệu lớn hơn
B. Cột nằm dưới trục ngang biểu diễn số liệu âm
C. Các cột cao như nhau biểu diễn các số liệu bằng nhau
D. Độ rộng các cột không như nhau
Câu 2:
Linh đo nhiệt độ cơ thể (đơn vị oC) của 5 bạn trong lớp thu được dãy số liệu sau:
37 36,9 37,1 36,8 36,9.
Linh dã dùng phương pháp nào để thu thập số liệu trên?
A. Quan sát
B. Làm thí nghiệm
C. Lập bảng hỏi
D. Phỏng vấn
Câu 3:
Cho biểu đồ sau biểu diễn lượng mưa tại Cà Mau năm 2018.
a) Tính tổng lượng mưa trong năm 2018 tại Cà Mau.
b) Dự đoán 6 tháng mùa mưa là những tháng nào? Tính tổng lượng mưa trong các tháng đó.
c) Dự đoán 6 tháng mùa khô là những tháng nào? Tính tổng lượng mưa trong các tháng đó mùa khô.
Câu 4:
Biểu đồ cột kép sau đây cho biết tổng số người bị mắc Covid -19 và số người đã khỏi bệnh tính đến ngày 20-5-2020 tại một số nước Đông Nam Á.
Em hãy cho biết:
a) Số lượng người mắc Covid-19 và số người khỏi bệnh ở Việt Nam là bao nhiêu?
b) Số lượng người mắc Covid-19 ở nước nào cao nhất, là bao nhiêu?
c) So sánh tỉ lệ người khỏi bệnh trong tổng số người bị mắc Covid-19 của các nước trên.
Câu 5:
Hà và Hoà chơi một trò chơi như sau: Họ quay một tâm bia có gán một mũi tên ở tâm (như hình vẽ). Nếu mũi tên chỉ vào số chẵn thì Hà thắng, nếu mũi tên chỉ vào số lẻ thì Hoà thắng.
a) Hà và Hoà đã chơi 30 ván thì Hà thắng 17 ván, Hoà thắng 13 ván. Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện “Hà thắng”, “Hoà thắng”.
b) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số ván thắng của Hà, Hoà.
Câu 6:
Mai nói rằng: “Dữ liệu là số được gọi là số liệu”. Theo em, Mai nói thế đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 7:
Bình khảo sát loại quả yêu thích của các bạn trong lớp và thu được kết quả như bảng thống kê sau:
a) Em hãy giúp Bình lập phiếu khảo sát để thu được dữ liệu trong bảng thống kê trên.
b) Vẽ biểu đồ biểu diễn bảng thống kê này. Giải thích tại sao lựa chọn biểu đồ đó.
c) Loại quả nào được các bạn yêu thích nhất, được các bạn nam yêu thích nhất, được các bạn nữ yêu thích nhất?l
về câu hỏi!