Câu hỏi:

10/02/2020 16,933

Một quần thể sóc sống trong môi trường có tổng diện tích 185 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối năm 2012 là 12 cá thể/ha. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số 2220 cá thể.

II. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm quần thể có số cá thể ít hơn 2250.

III. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì sau 2 năm quần thể có mật độ là 13,23 cá thể/ha.

IV. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể thì chứng tỏ tỉ lệ sinh sản thấp hơn tỉ lệ tử vong

Đáp án chính xác

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Chọn C

Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu I, III, IV.

Xét các phát biểu của quần thể:

- I đúng. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số cá thể là 185×12 = 2220.

- II sai. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm, quần thể có số cá thể là 2220 + 2220 × (12% - 9%) = 2286 > 2250.

- III đúng. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì sau 1 năm, số lượng cá thể là 2220 + 2220 × (15% - 10%) = 2331.

→ Sau 2 năm số lượng cá thể là 2331 + 2331 × (15% - 10%) = 2447 cá thể.

→ Sau 2 năm, mật độ cá thể của quần thể là 2447÷ 185 = 13,23 cá thể/ha.

- IV đúng. Sau 1 năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể < 2220 cá thể.

Số lượng cá thể của quần thể giảm so với ban đầu → Chứng tỏ tỉ lệ sinh nhỏ hơn tỉ lệ tử

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và không nhất thiết phải xảy ra là

Xem đáp án » 10/02/2020 37,101

Câu 2:

Hình ảnh sau mô tả lưới thức ăn của một quần thể. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về lưới thức ăn

I. Lưới thức ăn này có tối đa 16 chuỗi thức ăn khác nhau.

II. Chỉ có duy nhất một loài là động vật ăn thịt đầu bảng.

III. Có tối đa 8 chuỗi thức ăn có chứa rắn

IV. Chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4, vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2

Xem đáp án » 10/02/2020 8,202

Câu 3:

Trong một hệ sinh thái, xét 12 loài sinh vật: 3 loài cỏ, 3 loài côn trùng, 2 loài chim, 2 loài nhái, 1 loài giun đất, 1 loài rắn. Trong đó, cả 3 loài côn trùng đều sử dụng 3 loài cỏ làm thức ăn; 2 loài chim và 2 loài nhái đều sử dụng cả 3 loài côn trùng làm thức ăn; rắn ăn tất cả các loài nhái; giun đất sử dụng xác chết của các loài làm thức ăn; giun đất lại là nguồn thức ăn của 2 loài chim. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 38 chuỗi thức ăn.

II. Chim được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 3 ở 18 chuỗi thức ăn.

III. Nếu 2 loài chim bị tiêu diệt thì loài rắn sẽ tăng số lượng.

IV. Giun đất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau

Xem đáp án » 10/02/2020 5,634

Câu 4:

Giả sử một lưới thức ăn trong hệ sinh thái gồm các loài sinh vật A, B, C, D, E, F, G, H, I được mô tả qua sơ đồ ở hình bên. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.

(2) Loài B là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

(3) Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn.

(4) Loài C có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc bậc 3

Xem đáp án » 10/02/2020 5,326

Câu 5:

Ví dụ nào sau đây không phải ứng dụng khống chế sinh học?

Xem đáp án » 10/02/2020 5,169

Câu 6:

Các sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh thái?

Xem đáp án » 10/02/2020 5,028

Bình luận


Bình luận