Câu hỏi:

12/07/2024 6,608

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo). (10 mẫu)

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 1

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo đã gửi gắm nỗi nhớ cũng như tình cảm yêu mến, kính trọng dành cho người mẹ. Đầu tiên, tác giả nói về hoàn cảnh của người con - xa nhà đã nhiều năm. Tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp đã gợi lên nỗi nhớ về quê hương, về người mẹ. Trong kí ức của con, hình ảnh của mẹ hiện lên với vẻ dịu dàng, đảm đang. Mẹ vẫn thường “nhặt lá về đun bếp”, “thổi nồi cơm nếp”. Bát cơm nếp thơm lừng của mẹ mang mùi vị của quê hương giản dị. Để rồi người con đã khẳng định rằng không thể quên được hương vị của quê hương. Từ đó, người con lại càng thêm yêu thương người mẹ già như tình yêu với cội nguồn, với đất nước: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu của người con được chia đều cho mẹ và đất nước. Với những đặc sắc trong nghệ thuật như ngôn từ mộc mạc, hình ảnh gần gũi, nhịp điệu thơ linh hoạt, bài thơ đã mang đến cho người đọc những cảm xúc dạt dào về tình cảm gia đình cũng như tình yêu đất nước.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 2

Đến với “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo, người đọc đã có được nhiều cảm xúc. Mở đầu bài thơ, tác giả đã nêu ra hoàn cảnh của nhân vật trữ tình - người con đã xa nhà nhiều năm. Tình cờ thấy hình ảnh lá cơm nếp liền nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Có thể thấy rằng, “lá cơm nếp” đã khơi gợi lại trong người con kí ức về người mẹ. Hình ảnh người mẹ hiện lên thật giản dị, tần tảo với công việc quen thuộc là “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Bát cơm nếp thơm lừng mang mùi vị của quê hương khiến người con phải thốt lên: “Ôi mùi vị quê hương/Con quên làm sao được”. Và qua đó, người con đã bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Hình ảnh mẹ già sẽ mãi song hành cùng đất nước, là điểm tựa để con tiến về phía trước. Có yêu mẹ bao nhiêu, con mới có thêm sức mạnh, động lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Nhịp thơ linh hoạt, cùng với thể thơ năm chữ ngắn gọn, cách gieo vần chân quen thuộc và ngôn ngữ mộc mạc đã đem đến cho tác phẩm giọng điệu chân thành, da diết của một tấm lòng tràn đầy yêu thương. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” đã khơi gợi và in sâu trong lòng bạn đọc về tình cảm gia đình thiêng liêng cũng như tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 3

“Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo là một tác phẩm gây cho tôi nhiều ấn tượng. Bài thơ là câu chuyện của một người con đã xa nhà nhiều năm, nhìn thấy lá cơm nếp nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ. Hình ảnh “lá cơm nếp” giống như một vật khơi gợi kí ức, gợi nhắc về mùi quê hương của người con, hương vị của xôi nếp đã quen thuộc với người con khi còn thơ bé, để khi đi bất cứ nơi đây cũng đều nhớ về. Người mẹ giản dị, tần tảo sớm hôm đã “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp” hiện lên khiến tôi cảm thấy thật xúc động. Người con đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho người mẹ của mình: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Đối với người con, tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” đã đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 4

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo gửi gắm tình cảm sâu sắc. Nhân vật trữ tình trong bài là người con, đang ở trong hoàn cảnh đã xa nhà nhiều năm. Bỗng nhìn thấy hình ảnh lá cơm nếp, nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Để rồi từng hình ảnh của mẹ hiện về trong tâm trí người con - mẹ nhặt lá về đun bếp, thổi nồi cơm nếp. Chắc hẳn, mỗi người sẽ thấy cảm động trước hình ảnh tảo tần của mẹ - người mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh cả cuộc đời vì con. Hai khổ cuối, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho mẹ hiền, cho đất nước. Trái tim con chia đều cho mẹ, cho đất nước - đó là một hình ảnh giàu tính biểu tượng. Đến những sự vật thiên nhiên còn hiểu được lòng của con, mà thơm mãi. Như vậy, “Gặp lá cơm nếp” là một tác phẩm giản dị, mà sâu sắc.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 5

“Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo là một bài thơ hay viết về tình mẫu tử. Nhân vật người con có thể là một người chiến sĩ, đã xa nhà nhiều năm. Trên đường hành quân, anh tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hình ảnh “lá cơm nếp” đã gợi nhắc về người mẹ đảm đang, tần tảo của người con. Đến cuối cùng, người con còn bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Người con yêu đất nước, nên đã ra đi chiến đấu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước. Nhưng cũng vì tình yêu dành cho mẹ cũng to lớn, chiến đấu để đem lại cuộc sống yên bình cho mẹ. Quả thật, người đọc sẽ cảm thấy xúc động khi đọc bài thơ này.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 6

"Gặp lá cơm nếp" của Thanh Thảo là bài thơ viết về tình cảm, nỗi nhớ thương của người con tới mẹ. Hình ảnh người con đi hành quân và "xa nhà đã mấy năm", bắt gặp lá cơm nếp nên nghĩ về bát xôi mùa gặt vấn vương nơi làn khói đã khơi gợi nhớ thương về người mẹ già. Hình ảnh người mẹ dần xuất hiện sống động trong ký ức của con. Đó là người mẹ hiền từ, chịu thương chịu khó trong những buổi chiều "nhặt lá về đun bếp". Đó còn là hình ảnh mẹ đảm đang nhóm bếp nấu những bữa cơm gia đình. Những tình cảm nhớ thương ấy càng thêm xúc động khi con thèm cái "mùi vị quê hương". Mùi vị ấy đã theo con trong suốt những năm tháng bé bỏng được mẹ che chở và nuôi lớn. Người con sẽ mãi dành cho mẹ tình yêu sâu sắc, thiêng liêng như tình yêu với Tổ quốc "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương". Hình ảnh mẹ già sẽ mãi song hành cùng đất nước, là điểm tựa để con tiến về phía trước. Với những hình ảnh thơ gần gũi, nhịp điệu thơ linh hoạt và thể thơ năm chữ ngắn gọn đã mang đến cho người đọc những cảm xúc về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Bài thơ không chỉ khắc họa nỗi nhớ của người con tới mẹ mà khẳng định tình cảm gia đình đáng quý và tình yêu quê hương, đất nước mà mỗi người cần trân trọng.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 7

Nhà thơ Thanh Thảo đã viết về nỗi nhớ thương của người con tới mẹ hết sức cảm xúc qua bài thơ "Gặp lá cơm nếp". Trong hoàn cảnh đặc biệt, người con "xa nhà đã lâu năm" đang trên đường hành quân thì nhìn thấy chiếc lá cơm nếp. Từ chiếc lá quen thuộc ấy, người con lại thao thức nhớ đến "bát xôi mùa gặt" mẹ làm. Tuy rời xa vòng tay chăm sóc, yêu thương của mẹ nhưng sâu trong trái tim và tiềm thức người con, hình bóng mẹ vẫn luôn hiện hữu. Trong ký ức con, mẹ luôn là người đảm đang, chất phác, chắt chiu khi "nhặt lá về đun bếp" để nấu những bữa cơm ấm nóng, thơm ngon cho gia đình. Mỗi giây phút nhớ về mẹ, con lại thấy trào dâng cảm xúc với "dư vị quê hương" - ngọn nguồn nâng đỡ tuổi thơ con lớn lên. Con sẽ mãi chẳng quên hương vị của khói bếp đun, của xôi nếp mẹ nấu. Và chính nhờ tình yêu quê hương, yêu mẹ, con lại càng thêm yêu đất nước "Mẹ già và đất nước. Chia đều nỗi nhớ thương". Hình ảnh người mẹ và đất nước trở nên gắn bó trong mối quan hệ mật thiết. Tình yêu gia đình đã hòa vào tình yêu đất nước. Tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ, cho cội nguồn, cho non sông vẫn sẽ theo con trong suốt hành trình của cuộc đời, là động lực tiếp bước để con vượt qua khó khăn và gian khổ. Những cảm xúc đẹp đẽ được khơi gợi trong tâm hồn bạn đọc còn được nhân lên từ nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ. Nhịp điệu thơ linh hoạt, thể thơ năm chữ ngắn gọn, cách gieo vần chân quen thuộc cùng ngôn ngữ mộc mạc mang đến cho tác phẩm giọng điệu chân thành, da diết của một tấm lòng tràn đầy yêu thương. Bài thơ đã khơi gợi và in sâu trong lòng bạn đọc tình cảm gia đình thiêng liêng và tình yêu quê hương đất nước.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 8

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" của nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện tình cảm yêu thương, kính mến cùng nỗi nhớ thương của người con tới mẹ của mình. Mở đầu bài thơ, ta thấy được hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ hết sức đặc biệt. Người con xa mẹ, xa quê hương, xa bát cơm mùa gặt đã "mấy năm" rồi. Ngày hôm nay, khi "thèm" cái hương vị của xôi nếp, lòng con lại thêm bồi hồi nhớ về hình bóng mẹ già nơi chôn rau cắt rốn. Trong ký ức của con, mẹ vẫn dịu dàng, đảm đang với đôi bàn tay cần mẫn. Mỗi chiều đến, mẹ vẫn thường "nhặt lá về đun bếp" để bếp hồng luôn bập bùng khói lửa, luôn thơm mùi cơm nếp. Và rồi, chính những bữa cơm nếp thân quen ấy đã làm thơm những nẻo đường mà con đi. Giây phút trào dâng nỗi nhớ về mẹ, người con lại thấy tháo thức trong lòng mùi vị quê hương giản dị, lại thêm yêu thương người mẹ già như tình yêu với cội nguồn, với đất nước "Mẹ già và đất nước. Chia đều nỗi nhớ thương". Mẹ cũng giống như non sông tổ quốc, là người nuôi dưỡng và che chở con từng ngày. Tình yêu của con dành cho mẹ đã hòa cùng tình yêu non sông đất nước, tạo nên sức mạnh để con vượt qua khó khăn. Với những đặc sắc trong nghệ thuật như ngôn từ mộc mạc, hình ảnh gần gũi, nhịp điệu thơ linh hoạt đã mang đến cho người đọc những cảm xúc dạt dào về tình yêu mẹ, yêu cội nguồn, yêu đất nước thiêng liêng mà sâu sắc. Và nhà thơ Thanh Thảo không chỉ khắc họa nỗi nhớ của người con dành cho mẹ mà thay lời bạn đọc cảm ơn tới tấm lòng bao la của người mẹ hiền.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 9

Gặp lá cơm nếp là một bài thơ năm chữ rất hay và đặc biệt của nhà thơ Thanh Thảo. Bài thơ là dòng hồi ức của chàng lính khi tình cờ gặp lại hình ảnh quen thuộc - chiếc lá cơm nếp ở một nơi xa. Chiếc lá ấy trở thành cầu nối, dẫn anh nhớ về những kỉ niệm bên mẹ ở quê nhà. Anh nhớ hình dáng mẹ nhặt lá đun bếp, thổi nên những nồi cơm nếp thơm dẻo suốt tuổi thơ. Cái mùi vị quen thuộc ấy anh không sao quên được, cũng như anh chẳng bao giờ quen được hình dáng yêu thương của mẹ, tình yêu và sự chở che của mẹ. Chính điều đó tiếp thêm cho anh sức mạnh và sự kiên cường để chiến đấu nơi rừng Trường Sơn, để bảo vệ mẹ, bảo vệ quê hương, đất nước. Tấm lòng hiếu thảo, đầy tình yêu thương ấy của người lính trẻ khiến em vô cùng xúc động và kính phục.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 10

Bài thơ Gặp lá cơm nếp của nhà thơ Thanh Thảo là một tác phẩm thơ tự sự rất hay và ý nghĩa. Bài thơ là dòng suy tư, hồi ức của người lính trẻ khi đang ở tận rừng Trường Sơn. Giữa không khí chiến trận khốc liệt, một chiếc lá cơm nếp xuất hiện, đã trở thành chìa khóa mở ra vùng kí ức ngọt ngào trong anh. Đó là những ngày tháng anh ở quê nhà, được cùng mẹ ăn những nắm xôi nếp thơm bùi, ngọt dẻo. Anh nhớ mãi dáng mẹ tần tảo sớm hôm, nuôi dạy anh nên người. Chính vì thế, anh càng thêm vững tay súng, chắc bước chân để bảo vệ vùng trời bình yên có người mẹ đang chờ anh trở về. Anh yêu mẹ, yêu nhà nên càng yêu đất nước. Tình yêu cao cả ấy đã làm nên người lính cụ Hồ vĩ đại mà em luôn kính trọng và nể phục.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Chiều sông Thương (Hữu Thỉnh).

Xem đáp án » 13/07/2024 8,954

Câu 2:

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ngàn sao làm việc (Võ Quảng). (10 mẫu)

Xem đáp án » 12/07/2024 2,790

Câu 3:

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm). (10 mẫu)

Xem đáp án » 12/07/2024 2,386

Câu 4:

Hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống. (10 mẫu)

Xem đáp án » 26/12/2022 1,952

Câu 5:

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. (10 mẫu)

Xem đáp án » 26/12/2022 983

Câu 6:

Chọn bài thơ Chiều sông Thương để thực hiện nhiệm vụ

Xem đáp án » 09/06/2022 764

Bình luận


Bình luận