Câu hỏi:
13/07/2024 1,294Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Dàn ý
(1) Mở bài
Nêu tên nhân vật hoặc sự việc trong đoạn trích Bạch tuộc mà em muốn viết bài văn biểu cảm.
(2) Thân bài
· Nêu ấn tượng chung về nhân vật hoặc sự việc: Cảm phục thuyền trưởng Nê-mô; Ngưỡng mộ hiểu biết của giáo sư A-rô-nác…
· Nêu các biểu hiện cụ thể của tình cảm, suy nghĩ về con người hoặc sự việc: Thuyền trưởng Nê-mô là người dũng cảm, vị tha (Kể lại một số hành động, lời nói cho thấy điều đó)...
· Rút ra bài học từ nhân vật hoặc sự kiện vừa nêu.
(3) Kết bài
Khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của em về con người hoặc sự việc được nói đến trong bài văn.
Bài tham khảo
“Bạch tuộc” được trích trong tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. Khi đọc đoạn trích, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Nét Len.
Đoạn trích kể về giáo sư A-rô-nác đã cùng anh bạn giúp việc vui tính Công-xây là những người say mê khám phá sinh vật biển. Họ đã quyết định khám phá bí mật của quái vật biển. Được sự giúp đỡ của anh chàng săn cá voi siêu hạng Nét-Len, họ đã sẵn sàng cho một cuộc đi săn mà có không biết bao nhiêu nguy hiểm đang chờ mình. Bất ngờ, ba người bị bắt làm tù binh trên chiếc tàu của thuyền trưởng Nê-mô. Họ bất đắc dĩ tham gia chuyến hành trình dài ngày. Trong hành trình đó, họ đã phải chiến đấu với bạch tuộc khổng lồ. Cuộc giáp chiến kéo dài mười lăm phút. Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường mà lặn xuống biển sâu.
Nét Len được nhà văn xây dựng là một tay săn cá voi siêu hạng. Với nghề nghiệp này, chúng ta thấy được rằng Nét Len đã quá quen thuộc với biển cả. Công việc luôn phải đối đầu với nguy hiểm đã tạo cho anh một bản lĩnh, lòng dũng cảm. Trong cuộc trò chuyện với giáo sư A-rô-nác. Chính anh là người đã báo cho giáo sư về sự xuất hiện của một con vật rất đáng sợ. Anh đã lắng nghe ông kể về loài sinh vật này vô cùng chăm chú, đưa ra những câu hỏi mà bản thân thắc mắc. Khi giáo sư A-rô-nác bàn bạc với thuyền trưởng Nê-mô về cách giao chiến với lũ bạch tuộc, Nét Len đã xuất hiện và đề nghị được giúp đỡ: “Và bằng dao nhọn, thưa ngài thuyền trưởng - Nét bổ sung - nếu ngài không từ chối sự giúp đỡ của tôi”. Điều đó cho thấy lòng dũng cảm, luôn sẵn sàng chiến đấu của anh.
Ở cuối đoạn trích, khi mọi người đang sục sôi tức giận, Nét Len cũng đã lao tới, “phóng lao nhọn vào những cái mắt xanh xám của lũ quái vật, lần nào cũng trúng đích”. Khi Nét bị con bạch tuộc quật ngã, cái mỏ của con quái vật đã há hốc ở phía trên anh nhưng thật may thuyền trưởng Nê-mô đã lao tới cứu. Vừa mới thoát chết, Nét đã đứng dậy, phóng ngập mũi lao vào tim của kẻ thù. Có thể thấy rằng, anh là một người tài giỏi, bình tĩnh và dũng cảm. Ngay cả khi đối mặt với cái chết, anh cũng không hề sợ hãi.
Văn bản “Bạch tuộc” đã cho thấy rằng trí tưởng tượng của con người là vô cùng phong phú. Và tôi cảm thấy vô cùng yêu thích nhân vật Nét Len.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích “Bạch tuộc” đã học.
a) Chuẩn bị
-Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Bạch tuộc đã học.
- Xác định nhân vật hoặc sự việc mà em định viết bài văn biểu cảm.
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhân vật hoặc sự việc gây cho em nhiều ấn tượng trong đoạn trích Bạch tuộc là ai, sự việc nào (giới thiệu nhân vật, tóm tắt sự việc)?
→ Nhân vật gây cho em nhiều ấn tượng trong đoạn trích Bạch tuộc là thuyền trưởng Nê-mô, đó là một con người dũng cảm và đầy tình thương yêu đồng loại.
+ Nhân vật hay sự việc ấy để lại trong em những tình cảm, cảm xúc gì (yêu thích, cảm động, sung sướng hay buồn bã,...)?
→ Nhân vật Nê-mô để lại trong em nhiều cảm xúc: ngưỡng mộ về sự gan dạ dũng cảm; cảm động vì tình thương yêu mà Nê-mô dành cho người bạn đồng hành cùng mình.
+ Nhân vật hay sự việc ấy gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì (về những phẩm chất đáng quý, bài học làm người, kinh nghiệm sống,...)?
→ Nhân vật Nê- mô cho em nhiều bài học: khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống em cần phải bình tĩnh đối mặt và phải đồng lòng đoàn kết với mọi người để giải quyết dứt điểm từng việc một.
- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
Mở bài: Nêu tên nhân vật hoặc sự việc đặc sắc mà em muốn viết biểu cảm trong đoạn trích Bạch tuộc.
Thân bài: Lần lượt nêu những cảm xúc và suy nghĩ từ khái quát đến các biểu hiện cụ thể.
Ví dụ:
+ Nêu cảm xúc và ấn tượng chung về nhân vật hoặc sự việc (ví dụ: cảm phục, ngưỡng mộ thuyền trưởng Nê-mô; cảm nghĩ về Giáo sư A-rônnác, nhân vật xưng “tôi” trong truyện hoặc cảm xúc về trận chiến với bạch tuộc).
+ Nêu các biểu hiện cụ thể của tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ về con người hoặc sự việc, chẳng hạn:
• Theo em, thuyền trưởng Nê-mô là người dũng cảm và vị tha (kể lại một số chi tiết, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, suy nghĩ,... của vị thuyền trưởng); hoặc sự việc chiến đấu với đàn bạch tuộc khổng lồ là một cuộc chiến đấu căng thẳng, nguy hiểm và dữ dội (kể tóm tắt lại trận chiến với bạch tuộc)
• Em cảm phục, ngưỡng mộ vị thuyền trưởng có lòng dũng cảm và luôn vì người khác, hoặc trận chiến với bạch tuộc đã để lại trong em những ấn tượng và cảm xúc tự hào về sức mạnh của con người trước biển cả.
+ Rút ra bài học từ nhân vật hoặc sự việc vừa nêu.
Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của em về con người hoặc sự việc được nói đến trong bài văn.
c) Viết: Dựa vào dàn ý đã làm, em hãy viết bài văn biểu cảm về một nhân vật hoặc sự việc trong đoạn trích Bạch tuộc đã học.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo hướng dẫn kiểm tra và chỉnh sửa đã nêu ở Bài 1, mục d (trang 36).
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!