Câu hỏi:
12/07/2024 592Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Văn bản Bạch tuộc kể về cuộc chiến đấu dũng cảm của đoàn thủy thủ trên tàu No-ti-lớt với quái vật của biển cả - những con bạch tuộc khổng lồ, hung dữ. Đoàn thủy thủ sẵn sàng giáp chiến với con bạch tuộc khổng lồ. Cứ một cái vòi dài trườn xuống dưới thang như một con rắn, hai chục cái vòi nữa thì ngoằn ngoèo phía trên đều bị thuyền trưởng Nê-mô chặt đứt phăng khủng khiếp. Tám vòi thì bảy vòi bị chặt đứt, cái vòi còn lại vẫn quấn chặt người thủy thủ trên không, thuyền trưởng và mọi người định lao đến cứu thủy thủ thì con bạch tuộc phun ra chất lòng màu đen rồi cuốn theo người thủy thủ đó xuống biển. Ai ai cũng sôi sục tinh thần căm thù. Một con bạch tuộc quật ngã Nét, định nuốt chửng anh liền bị anh phóng lao nhọn vào mắt. Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, lặn xuống biển sâu. Đoàn thủy thủ chiến thắng, đứng lặng người nhìn xuống biển cả. Qua cuộc chiến, ta thấy đàn bạch tuộc thật hung hãn, tàn bạo, sẵn sàng giết chết đoàn thủy thủ nhưng cuối cùng đã nhận kết cục thua trận, phải chạy trốn xuống biểu. Còn đoàn thủy thủ thật dũng cảm, kiên cường khi chống lại lũ quái vật biển sâu. Trong cuộc chiến đó, ta không chỉ thấy được sự anh dũng mà còn thấy được tinh thần đoàn kết, tình yêu thương. Những người thủy thủ không ngại nguy hiểm để cứu đồng đội của mình, và họ rất đau đớn trước sự hi sinh của một người đồng hương. Như vậy, với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, kịch tính, sử dụng những từ ngữ giàu sức biểu cảm cùng những câu cảm thán bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của người tham gia cuộc chiến giúp người đọc hình dung rõ được sự cam go, nguy hiểm của cuộc chiến.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích “Bạch tuộc” đã học.
a) Chuẩn bị
-Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Bạch tuộc đã học.
- Xác định nhân vật hoặc sự việc mà em định viết bài văn biểu cảm.
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhân vật hoặc sự việc gây cho em nhiều ấn tượng trong đoạn trích Bạch tuộc là ai, sự việc nào (giới thiệu nhân vật, tóm tắt sự việc)?
→ Nhân vật gây cho em nhiều ấn tượng trong đoạn trích Bạch tuộc là thuyền trưởng Nê-mô, đó là một con người dũng cảm và đầy tình thương yêu đồng loại.
+ Nhân vật hay sự việc ấy để lại trong em những tình cảm, cảm xúc gì (yêu thích, cảm động, sung sướng hay buồn bã,...)?
→ Nhân vật Nê-mô để lại trong em nhiều cảm xúc: ngưỡng mộ về sự gan dạ dũng cảm; cảm động vì tình thương yêu mà Nê-mô dành cho người bạn đồng hành cùng mình.
+ Nhân vật hay sự việc ấy gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì (về những phẩm chất đáng quý, bài học làm người, kinh nghiệm sống,...)?
→ Nhân vật Nê- mô cho em nhiều bài học: khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống em cần phải bình tĩnh đối mặt và phải đồng lòng đoàn kết với mọi người để giải quyết dứt điểm từng việc một.
- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
Mở bài: Nêu tên nhân vật hoặc sự việc đặc sắc mà em muốn viết biểu cảm trong đoạn trích Bạch tuộc.
Thân bài: Lần lượt nêu những cảm xúc và suy nghĩ từ khái quát đến các biểu hiện cụ thể.
Ví dụ:
+ Nêu cảm xúc và ấn tượng chung về nhân vật hoặc sự việc (ví dụ: cảm phục, ngưỡng mộ thuyền trưởng Nê-mô; cảm nghĩ về Giáo sư A-rônnác, nhân vật xưng “tôi” trong truyện hoặc cảm xúc về trận chiến với bạch tuộc).
+ Nêu các biểu hiện cụ thể của tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ về con người hoặc sự việc, chẳng hạn:
• Theo em, thuyền trưởng Nê-mô là người dũng cảm và vị tha (kể lại một số chi tiết, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, suy nghĩ,... của vị thuyền trưởng); hoặc sự việc chiến đấu với đàn bạch tuộc khổng lồ là một cuộc chiến đấu căng thẳng, nguy hiểm và dữ dội (kể tóm tắt lại trận chiến với bạch tuộc)
• Em cảm phục, ngưỡng mộ vị thuyền trưởng có lòng dũng cảm và luôn vì người khác, hoặc trận chiến với bạch tuộc đã để lại trong em những ấn tượng và cảm xúc tự hào về sức mạnh của con người trước biển cả.
+ Rút ra bài học từ nhân vật hoặc sự việc vừa nêu.
Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của em về con người hoặc sự việc được nói đến trong bài văn.
c) Viết: Dựa vào dàn ý đã làm, em hãy viết bài văn biểu cảm về một nhân vật hoặc sự việc trong đoạn trích Bạch tuộc đã học.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo hướng dẫn kiểm tra và chỉnh sửa đã nêu ở Bài 1, mục d (trang 36).
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!