Câu hỏi:

28/12/2022 1,066

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi đấu vật. (10 mẫu)

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Dàn ý

1. Mở đầu: Giới thiệu hoạt động đấu vật

2. Nội dung chính:

* Giới thiệu cụ thể, chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật:

- Đối tượng tham gia: các đô vật, người đánh trống chầu, người xem.

- Một số quy định của hoạt động đấu vật:

+ Không gian đấu vật: Sới vật hình tròn được đặt trước sân đình hình vuông tượng trưng cho trời đất.

+ Người trực tiếp tham gia đấu vật: đô vật có tiếng trong vùng, được mọi người ghi nhận tài năng, phải có đức độ và thời gian dài cống hiến cho phong trào vật trong vùng.

- Nêu trình tự diễn ra trận đấu:

+ Khâu đầu tiên: chọn hai đô vật thực hiện keo vật thờ.

+ Mở đầu hội vật: người chủ trì giới thiệu tên tuổi, địa chỉ, thành tích, sở trường thi đấu của hai đô vật

+ Mỗi tiếng trống chầu vang lên, đô vật sẽ thể hiện các tư thế khác nhau để làm lễ.

+ Nghi lễ bái tổ hoàn thành sẽ đến nghi thức xe đài.

+ Kết thúc nghi thức xe đài, keo vật thờ chính thức diễn ra. Keo vật thờ được thể hiện chậm rãi để người xem có thể theo dõi, ủng hộ.

+ Keo vật thờ chỉ chấm dứt khi một trong hai đô "lấm lưng trắng bụng".

Mẫu 1

Xin chào các bạn mình là… là học sinh lớp… Hôm nay mình sẽ giới thiệu tới các bạn một trò chơi truyền thống ở quê hương Tuyên Quang mình, thường được tổ chức vào mỗi dịp Tết đến xuân về đó là trò chơi ném còn. Ném còn là trò chơi dân gian phổ biến của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở Tuyên Quang. Vào mỗi dịp lễ hội, Tết, ở địa phương có đông người Tày, Nùng sinh sống thì đều tổ chức trò chơi này với mong ước về một mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.

Theo quan niệm của người dân nơi đây, quả còn tượng trưng cho hồn núi, hồn sông, hồn đất và hồn nước. Chính vì vậy quả còn bao giờ cũng làm bằng vải màu đỏ, màu đen, màu xanh và màu trắng. Ngay từ trước lễ hội ném còn, các cô gái khéo tay đã chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ, sặc sỡ được ghép nối với nhau. Bên trong quả còn, họ nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông. Những loại hạt này thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở, thóc nuôi sống con người, còn bông cho sợi vải. Thường quả còn chỉ có khoảng 4 - 8 múi, nhưng với người khéo tay, họ có thể may quả còn với 12 múi gồm 12 màu. Họ còn may thêm các tua vải nhiều màu sắc trang trí và giúp định hướng quả còn khi bay. Các tua rua này còn biểu trưng cho những tia nắng, tia mưa cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Cây còn được làm từ thân cây tre mai có chiều cao khoảng 20 m -30 m, tùy theo lựa chọn của người dân. Ngọn cây còn được uốn thành hình vòng cung có dán giấy đỏ, hồng tâm để người dân có thể tung còn vào vòng tròn đó. Đồng bào Tày, Nùng quan niệm, khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng). 

Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn. Người tung quả còn bay cao mang đi cái rủi ro, đau ốm, cái úa vàng héo hon của cây trái. Sau khi lên trời quả còn rơi xuống, người đón còn đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi về cái phúc, lộc, thọ cho một năm mới thịnh vượng. Chính vì thế khi ném còn, người ném cố tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời xua đi mọi điều bất hạnh và người đón còn thế nào cho khéo không để còn rơi xuống đất. Người tung, người bắt rồi tung trở lại, ai cũng được tung và ai cũng được bắt, quả còn phơi phới trên trời cao, bay đi, bay lại như rồng uốn, lượn quanh, một vũ điệu tươi vui tràn đầy hạnh phúc ấm no.

Với người Tày, Nùng, trò chơi ném còn mang ý nghĩa cầu mùa. Nếu ném trúng vòng tròn và xuyên thủng làm rơi giấy là âm, dương giao hoà, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu. Đó là trò chơi truyền thống ở quê hương Tuyên Quang của mình. Hãy chia sẻ với mình những trò chơi truyền thống ở quê hương bạn nhé.

3. Kết thúc: Nêu giá trị, ý nghĩa của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang nói riêng và đấu vật truyền thống dân tộc nói chung.

Mẫu 2

Xin chào cô và các bạn! Trong tiết thực hành nói và nghe ngày hôm nay, em sẽ giới thiệu đến cô và các bạn quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang. Kính mong cô và các bạn chú ý theo dõi, lắng nghe!

Hoạt động đấu vật ở Bắc Giang từ lâu đã trở thành thông lệ không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Đây được coi là hoạt động thú vị, đáng mong chờ nhất đối với người dân nơi đây. Chính bởi vậy, hàng năm, người dân và khách thập phương đều tề tựu tại Bắc Giang để tận mắt chứng kiến, tham gia các sới vật, hội vật.

Cô và các bạn thân mến, qua quá trình đọc hiểu văn bản "Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang" cùng sự tìm tòi thông tin trên mạng, em nhận thấy hoạt động đấu vật ở Bắc Giang được tổ chức vô cùng bài bản. Ở mỗi địa phương tổ chức hội vật đều có những sới vật chuẩn, ẩn chứa nhiều ý nghĩa truyền thống. Sới vật có hình tròn được đặt trước sân đình hình vuông tượng trưng cho đất và trời, thể hiện sự toàn vẹn, hòa hợp của vạn vật. Người trực tiếp tham gia trận đấu phải là những đô vật nổi tiếng trong vùng, có sức khỏe, tài năng, được đông đảo mọi người biết đến. Đồng thời phải đóng góp tích cực cho phong trào vật.

Hội vật được mở đầu bằng nghi thức giới thiệu tên tuổi, địa chỉ, thành tích,... của các đô vật. Sau mỗi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật sẽ làm các tư thế khác nhau để làm lễ. Nghi lễ này đặc biệt quan trọng, dùng để thông báo với các bậc thần linh và truyền đạt nguyện vọng của nhân dân về một năm mưa thuận gió hòa. Tiếp đến, nghi thức xe đài diễn ra, hai đô vật sẽ làm thế "đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu" hay "dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ". Kết thúc nghi thức xe đài sẽ đến keo vật thờ. Keo vật thờ được thể hiện chậm rãi để người xem có thể theo dõi, ủng hộ. Keo vật thờ chỉ chấm dứt khi một trong hai đô vật "lấm lưng trắng bụng".

Có thể nói, hoạt động đấu vật ở Bắc Giang không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn thể hiện tinh thần thượng võ, nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn đời của ông cha.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Mẫu 3

Xin chào cô và các bạn! Trong tiết thực hành nói và nghe ngày hôm nay, em sẽ giới thiệu đến cô và các bạn quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang. Kính mong cô và các bạn chú ý theo dõi, lắng nghe!

Hoạt động đấu vật ở Bắc Giang từ lâu đã trở thành thông lệ không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Đây được coi là hoạt động thú vị, đáng mong chờ nhất đối với người dân nơi đây. Chính bởi vậy, hàng năm, người dân và khách thập phương đều tề tựu tại Bắc Giang để tận mắt chứng kiến, tham gia các sới vật, hội vật.

Cô và các bạn thân mến, qua quá trình đọc hiểu văn bản "Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang" cùng sự tìm tòi thông tin trên mạng, em nhận thấy hoạt động đấu vật ở Bắc Giang được tổ chức vô cùng bài bản. Ở mỗi địa phương tổ chức hội vật đều có những sới vật chuẩn, ẩn chứa nhiều ý nghĩa truyền thống. Sới vật có hình tròn được đặt trước sân đình hình vuông tượng trưng cho đất và trời, thể hiện sự toàn vẹn, hòa hợp của vạn vật. Người trực tiếp tham gia trận đấu phải là những đô vật nổi tiếng trong vùng, có sức khỏe, tài năng, được đông đảo mọi người biết đến. Đồng thời phải đóng góp tích cực cho phong trào vật.

Hội vật được mở đầu bằng nghi thức giới thiệu tên tuổi, địa chỉ, thành tích,... của các đô vật. Sau mỗi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật sẽ làm các tư thế khác nhau để làm lễ. Nghi lễ này đặc biệt quan trọng, dùng để thông báo với các bậc thần linh và truyền đạt nguyện vọng của nhân dân về một năm mưa thuận gió hòa. Tiếp đến, nghi thức xe đài diễn ra, hai đô vật sẽ làm thế "đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu" hay "dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ". Kết thúc nghi thức xe đài sẽ đến keo vật thờ. Keo vật thờ được thể hiện chậm rãi để người xem có thể theo dõi, ủng hộ. Keo vật thờ chỉ chấm dứt khi một trong hai đô vật "lấm lưng trắng bụng".

Có thể nói, hoạt động đấu vật ở Bắc Giang không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn thể hiện tinh thần thượng võ, nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn đời của ông cha.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Mẫu 4

Em xin chào cô và các bạn. Sau đây em sẽ giới thiệu đến mọi người quy tắc, luật lệ của Hội vật làng Sình.

Cô và các bạn thân mến, vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân xã Phú Mậu lại cùng nhau tổ chức Hội vật làng Sình. Hội vật được diễn ra tại khu vực đình làng Lại Ân (hay còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là hoạt động truyền thống của bà con nơi đây.

Hội vật làng Sình có quy định vô cùng khắt khe đối với những người tham dự đấu vật. Đô vật trong trận đấu tuyệt đối không được sử dụng đòn hiểm, triệt hạ đối phương như bẻ cổ, khóa khớp, đánh vào hạ bộ, yết hầu,... Nếu đô vật nào sử dụng hành động quá bạo lực sẽ bị loại khỏi trận đấu. Luật lệ trên được đề ra để tránh các tình huống nguy hiểm, gây hại đến sức khỏe của người tham gia đấu vật. Đồng thời, đề cao tinh thần thượng võ.

Lễ hội bao gồm ba vòng: vòng loại, vòng bán kết, chung kết. Để vượt qua vòng loại, các đô vật phải giành chiến thắng tuyệt đối trước ba đối thủ. Trận đấu chỉ kết thúc khi một trong hai bị đè quá 3 giây. Khi vượt qua vòng loại, đô vật sẽ tiến tới vòng bán kết. Trong vòng này, đô vật phải đánh bại một người nữa mới giành được tấm vé vào chung kết. Qua mỗi lần thử sức, người dân sẽ được chiêm ngưỡng tài năng, miếng đánh của các đô vật.

Như vậy, Hội vật làng Sình vừa thể hiện tinh thần thượng võ của người dân làng Sình nói riêng và người Việt Nam nói chung vừa lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời, việc tham gia hội vật còn giúp thanh niên trai tráng rèn luyện sức khỏe, tinh thần dũng cảm, gan dạ, tự tin.

Phần trình bày của em đến đây là hết. Em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!

Mẫu 5

Em xin tự giới thiệu em tên là Hà Anh. Sau đây, em sẽ giới thiệu về quy tắc, luật lệ của Hội vật làng Mai Động. Kính mong cô và các bạn lắng nghe!

Hội đấu vật làng Mai Động từ lâu đã trở thành lễ hội không thể thiếu đối với người dân thuộc làng Mai Động, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 4 tháng Giêng, tại đình Nghè (làng Mai Động) lại diễn ra Hội vật. Đây là lễ hội thu hút được rất nhiều sự chú ý của người dân địa phương cũng như du khách mỗi khi Tết đến xuân về.

Hội vật quy tụ đông đảo thành phần tham dự từ khắp mọi nơi trên cả nước, không phân biệt già, trẻ. Trước khi tham gia tranh tài, các đô vật phải làm động tác "xe đài" hay "múa Hạc". Đây là nghi lễ bắt buộc thể hiện sự tôn trọng đối thủ và tinh thần thượng võ của người dân. Đồng thời, nó thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với tổ tiên và các vị anh hùng dân tộc.

Lễ hội kéo dài trong vòng ba ngày là cơ hội để các đô vật thể hiện tài năng, sức khỏe phi thường của mình. Mọi người sẽ cùng nhau tranh hạng ở các giải Nhất, Nhì, Ba, xen kẽ là giải Lèo, giải Nhí. Tiếng trống báo hiệu trận đấu kết thúc khi một trong hai "lấm lưng trắng bụng". Người nào thắng tuyệt đối ba keo sẽ giành giải Nhất.

Hội vật tại làng Mai Động không chỉ là sân chơi bổ ích cho mọi người mà còn đề cao tinh thần thượng võ, gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống. Qua hội vật, thanh niên được rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai, khéo léo. Hội vật làng Mai Động sẽ mãi là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Phần thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

Mẫu 6

Đến với  mảnh đất Tuyên Quang - quê hương mình, mọi người sẽ được trải nghiệm những trò  chơi dân gian phổ biến thường được tổ chức vào mỗi dịp Tết đến xuân về đó là trò chơi ném còn. Ném còn là trò chơi dân gian phổ biến của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở Tuyên Quang. Vào mỗi dịp lễ hội, Tết, ở địa phương có đông người Tày, Nùng sinh sống thì đều tổ chức trò chơi này với mong ước về một mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.

Theo quan niệm của người dân nơi đây, quả còn tượng trưng cho hồn núi, hồn sông, hồn đất và hồn nước. Chính vì vậy quả còn bao giờ cũng làm bằng vải màu đỏ, màu đen, màu xanh và màu trắng. Ngay từ trước lễ hội ném còn, các cô gái khéo tay đã chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ, sặc sỡ được ghép nối với nhau. Bên trong quả còn, họ nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông. Những loại hạt này thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở, thóc nuôi sống con người, còn bông cho sợi vải. Thường quả còn chỉ có khoảng 4 - 8 múi, nhưng với người khéo tay, họ có thể may quả còn với 12 múi gồm 12 màu. Họ còn may thêm các tua vải nhiều màu sắc trang trí và giúp định hướng quả còn khi bay. Các tua rua này còn biểu trưng cho những tia nắng, tia mưa cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Cây còn được làm từ thân cây tre mai có chiều cao khoảng 20m  đến 30m, tùy theo lựa chọn của người dân. Ngọn cây còn được uốn thành hình vòng cung có dán giấy đỏ, hồng tâm để người dân có thể tung còn vào vòng tròn đó. Đồng bào Tày, Nùng quan niệm, khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng).

Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn. Người tung quả còn bay cao mang đi cái rủi ro, đau ốm, cái úa vàng héo hon của cây trái. Sau khi lên trời quả còn rơi xuống, người đón còn đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi về cái phúc, lộc, thọ cho một năm mới thịnh vượng. Chính vì thế khi ném còn, người ném cố tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời xua đi mọi điều bất hạnh và người đón còn thế nào cho khéo không để còn rơi xuống đất. Người tung, người bắt rồi tung trở lại, ai cũng được tung và ai cũng được bắt, quả còn phơi phới trên trời cao, bay đi, bay lại như rồng uốn, lượn quanh, một vũ điệu tươi vui tràn đầy hạnh phúc ấm no.

Với người Tày, Nùng, trò chơi ném còn mang ý nghĩa cầu mùa. Nếu ném trúng vòng tròn và xuyên thủng làm rơi giấy là âm, dương giao hoà, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu. Đó là trò chơi truyền thống ở quê hương Tuyên Quang của mình.

Mẫu 7

Là một tỉnh miền núi, nhưng Bắc Giang không chỉ nổi tiếng về những di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh, mà nơi đây còn nổi tiếng về những trò chơi dân gian truyền thống với nhiều loại hình độc đáo và nội dung phong phú, hấp dẫn. Nằm trong vùng Kinh Bắc trước đây, Bắc Giang vốn là một vùng nông nghiệp điển hình, có nền kinh tế, văn hoá phát triển, đời sống người dân tương đối phong lưu. Dân gian có câu: “Ăn Bắc mặc Kinh”. Đó là thực tế và cũng là cơ sở lý giải vì sao lễ hội Bắc Giang đã xuất hiện và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử. Trong đó, đấu vật là một trong những hoạt động văn hóa rất đặc sắc của vùng đất Bắc Giang. Có nhiều quy định mà người tham gia cần tôn trọng, tuân thủ trong trò chơi dân gian này.

Để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức sau: Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ; Mở đầu hội vật, hai đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng; Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài; Nghi thức xe đài hoàn tất, keo vật thờ diễn ra. Trong đó “keo vật thờ” diễn ra theo trình tự thời gian: giới thiệu hai đô, bái tổ, xe đài , keo vật với những quy định nghiêm ngặt: lựa chọn đô vật có tiếng. Để được chọn là đô vật cho keo vật thờ, đô vật phải là đô vật có tiếng trong vùng, được đông đảo công chúng ghi nhận về tài năng đấu vật. Ngoài ra, đô vật đó phải có tài năng đức độ, có bề dày thời gian cống hiến công lao cho phong trào vật trong vùng, được đông đảo công chúng ghi nhận về tài năng đấu vật, có đức độ và cống hiến lớn lao. Thứ hai là Nghi lễ bái tổ: Mở đầu hội vật, hai Đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng về tên tuổi, địa chỉ, thành tích đã đạt được, những sở trường trong thi đấu… Khi tiếng trống chầu vang lên, hai Đô vật “mình trần đóng khố,” chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn. Hiệu lệnh của trống chầu tiếp tục điểm, hai đô đứng vươn thẳng, hai tay vẫn chắp sườn nghênh diện. Tiếng trống chầu điểm lần thứ ba, họ chắp tay đồng thời khom lưng “bái tổ” theo thế 3 bước tiến lên, 3 bước lùi xuống. Sau đó, nghi thức “xe đài” ở Bắc Giang đó là những tư thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”, hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”. Diễn biến keo vật thờ: Những miếng đánh trong keo vật thờ được thể hiện rất chậm, người xem cảm nhận được như từng nhịp thở: Đâu là miếng bốc, đâu là miếng gồng; hay bất chợt đây là miếng mói, đó là miếng sườn … Tất cả được 2 Đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt. Cái hay của keo vật thờ chính là ở chỗ có thể giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công. Lệ của keo vật thờ thật là khéo léo, khi kết thúc keo vật cả 2 Đô cùng phải thua “lấm lưng trắng bụng”.

Mẫu 8

Các lễ hội đua thuyền truyền thống được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán ở xứ Thanh không chỉ tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi, cầu mong cho một năm làm ăn, mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mà còn góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc.

Hằng năm, bắt đầu từ ngày mồng 2 Tết Nguyên đán, trên dòng sông Yên, con sông vốn đã gắn liền với đời sống và lao động từ bao đời nay của người dân xã Quảng Nham (huyện Quảng Xương) lại rộn ràng, sôi động với không khí của giải đua thuyền truyền thống của địa phương. Diễn ra trong 4 ngày từ mồng 2 đến hết mồng 5 tháng giêng, giải đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham quy tụ các đội đua đến từ 13 thôn trong xã. Để chuẩn bị cho giải đấu, tất cả các đội đều có quá trình chuẩn bị chu đáo từ thuyền rồng, mái chèo, cho tới những tay chèo khỏe mạnh, lực lưỡng và khéo léo nhất. Các đội phải trải qua vòng đấu bảng, sau đó mới tới vòng đấu loại trực tiếp và chung kết. Mỗi đội đua có 21 người gồm 18 tay chèo, 1 tay lái, 1 đánh mõ và 1 tát nước. Đây là những trai tráng giỏi nghề sông nước được các thôn tuyển chọn tham gia thi đấu, mỗi lượt đấu có 4 thuyền tham gia, các đội đua 6 vòng với cự ly mỗi vòng là 200 m.

Giải đấu năm nào cũng thu hút hàng trăm người dân đứng dọc hai bờ sông Yên để theo dõi, cỗ vũ cho các thuyền đua, các tay chèo. Các đội giành thứ hạng cao đều được ban tổ chức trao giải nhưng với mỗi đội của mỗi thôn tham gia còn là dịp để khởi đầu cho một năm mới với ước vọng làm ăn mưa thuận, gió hòa, đem về ấm no hạnh phúc, và cũng là để nối tiếp truyền thống của ông cha đã để lại.

Trong tiếng trống hội rộn rã, tiếng reo hò cổ vũ nhiệt tình, các đội cống hiến cho khán giả những pha đua hấp dẫn, ngang sức ngang tài. Lễ hội đua thuyền là dịp người dân gần gũi nhau hơn, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm, giữ gìn nét văn hóa tốt đẹp truyền thống của dân tộc, đồng thời, gửi gắm ước nguyện mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội đua thuyền rồng truyền thống được xã Hải Hà (Tĩnh Gia) tổ chức vào ngày mồng 4 tết nguyên đán hằng năm được xem là một hoạt động văn hóa – thể thao truyền thống rất đặc trưng của người dân địa phương vốn dĩ cả năm đã gắn bó với nghề đi biển, với sóng, với gió. 7 đội, thuộc 7 thôn trên địa bàn xã đều có đội tham gia lễ hội. Mỗi đội có 16 tay chèo là những người đàn ông trai tráng có sức khỏe, cùng những người lớn tuổi có kinh nghiệm và gắn bó lâu năm với nghề đi biển. Mỗi vòng có hai đội thi đấu, theo thể thức loại trực tiếp, sau đó Ban tổ chức chọn những đội thắng vào tranh giải nhất, nhì, ba.

Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân từ già đến trẻ, gái trai đến trên địa bàn đến tham gia cổ vũ. Khi trống lệnh nổi lên, hai thuyền đua nhau trong tiếng trống liên hồi giục giã, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi trước khi ra khơi, khởi đầu một năm lao động, đánh bắt, sản xuất “mưa thuận, gió hòa”, “bình an, may mắn”.

Lễ hội đua thuyền được tổ chức vào dịp đầu xuân, giúp gắn kết người dân địa phương gần nhau hơn, tạo không khí thoải mái, xua tan đi những mệt nhọc của 1 năm làm việc vất vả, đồng thời sẵn sàng cho năm mới với những ước vọng tốt đẹp nhất.

Mẫu 9

Chuẩn bị trước khi chơi

Người chơi

- Trò chơi là sự thể hiện về sức khỏe rất nhiều nên không khuyến khích các bạn nữ tham gia mà chỉ nên đứng xung quanh cổ vũ, động viên các bạn nam.
- Độ tuổi chơi có thể từ các bạn mầm non trở lên nhưng hình thức chơi sẽ đơn giản hơn so với đấu vật của người lớn.
- Số lượng người chơi là không giới hạn, tuy nhiên phải đảm bảo lượng thí sinh tham gia là số chẵn.

Không gian chơi

Trò chơi sẽ là cuộc thi đấu giữa hai người, được hạn chế trong vòng tròn cố định hoặc là trên khán đài. Vậy nên địa điểm chơi cần là nơi bằng phẳng, k có vật cản gây nguy hiểm cho người chơi. Có thể chọn những nơi như bãi đất trống, đình làng, nhà văn hóa, sân trường,... 

Dụng cụ cần chuẩn bị

- Trống: Nhằm báo hiệu trò chơi bắt đầu và để cổ vũ cho người chơi
- Cờ: Có cán dài khoảng 2m để ngăn cản khán giả lấn sân chơi và phất cờ theo nhịp trống nhằm cổ vũ người thắng.
- Các phần thưởng cho người chiến thắng 

Một số ngôn từ cần diễn giải trong trò chơi

- Keo vật là một trận đấu có hai người đấu với nhau
- Đô vật là người tham gia chơi 
- Miếng là thế vật

 

 

 

Phần2

Cách chơi trò chơi đấu vật

Luật chơi

- Trong quá trình thi đấu, không được dùng tay để đấm, đá hay làm đau đối phương.
- Người chiến thắng là người vật ngã ngửa, ngã sấp hoặc nhấc bổng đối phương lên không trung. 
- Giải phụ là giải thưởng dành cho người nào chỉ thắng một keo vật bất kỳ
- Giải chính là giải thưởng chỉ dành cho người nào vẫn giữ phần thắng trong suốt kỳ mở lễ hội thi đấu
- Người phá giải là người vật thắng được người giữ giải của kỳ hội năm trước và vật thắng một số người thi đấu khác.

Cách chơi

- Trước khi bắt đầu đấu vật, các đô vật sẽ lên khán đài để cùng chào hỏi khán giả và đối phương. Khi có tiếng trống báo hiệu bắt đầu, các đô vật sẽ đi xung quanh nhau để tìm sơ hở của đối phương rồi xông vào ôm lấy nhau mà vật.
- Trong quá trình vật, nếu bị bắt bài (lỡ miếng) thì đô vật ẽ phản kháng bằng cách nằm sát đất để tránh bị đối phương vật ngã hoặc nhấc bổng lên. Đợi khi đối phương có sơ hở thì mới vùng dậy để vật lại
- Di chuyển trên khán đài không chỉ có 2 đô vật mà còn có 2 người quản trò, một người cầm trống để đánh cổ vũ cho người chơi, một người thì đi xung quanh để cản khán giả tránh lấn khán đài. 
- Trò chơi cứ thế kéo dài cho đến khi tìm được người thắng cuộc. 

Mẫu 10

Tại Việt Nam,đấu vật là một trò chơi dân gian mang tính cổ truyền ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Các làng nổi tiếng với môn vật là: Trung Mầu (Gia Lâm), Vị Thanh (Vĩnh Yên). Mai Động (Hà Nội), Thức Vụ (Nam Định), Phong Châu, Đoan Hùng (Vĩnh Phú)...

Một sân đấu vật tại Hội Lim (Việt Nam)

Tại Việt Nam, một trân đấu có hai người vật nhau gọi là một keo vật, những thế vật gọi là "miếng". Một đô vật giỏi, không chỉ cần khỏe mà cần nhanh nhẹn để có thể thi thố những miếng vật bất ngờ mới đủ hạ được đối phương.

Theo phong tục Việt Nam (gọi là lệ), muốn thắng phải vật cho đối phương "ngã ngựa trắng bụng" hay "lấm lưng trắng bụng" hoặc nhấc bổng được đối phương lên.

Vật tại Việt Nam thường tổ chức dưới dạng các hội vật vào tháng Giêng âm lịch. Vật có nhiều giải phụ và ba giải chính. Những giải phụ gọi là giải hàng dành cho ai thắng một keo vật bất kỳ. Những giải chính hàng năm đều có người giữ với điều kiện người đó phải thắng trong suốt thời gian mở hội.

Người phá giải là người vật thắng người giữ giải năm trước, tuy nhiên phải vật ngã thêm một số đô vật tham gia khác thì mới gọi là thắng giải.

Diễn biến chung của một keo vật

Đô vật khi dự vật mình trần trùng trục và chỉ đóng một chiếc khố. Trước khi vật, hai đối thủ cùng nhau lên đài, múa tay co chân, đi lại rình miếng lẫn nhau. Sau đó họ xông vào nhau ôm lấy nhau mà vật.

Có hai người làm nhiệm vụ phất cờ và đánh trống trong lúc các đối thủ vật nhau. Người đánh trống cầm một chiếc trống khẩu ghé vào tai các lực sĩ đánh ba tiếng một như để khuyến khích thúc giục. Người phất cầm cờ cán dài để ngăn cản người xem khỏi lấn vào sân vật và phất cờ theo nhịp trống khi có người thắng cuộc để cổ động người thắng.

Lúc vật, khi biết mình bị "bắt bài" (gọi là lỡ miếng), đô vật liền nằm bò sát đất, mặc cho đối phương vằn bốc nhằm tránh bị nhấc khỏi mặt đất, và chỉ nhổm dậy khi đối phương hở cơ.

Hai loại tấn công chủ đạo của vật Việt Nam là những miếng ngáng, miếng đệm làm cho đối phương ngã xuống và những miếng bốc để nhấc bổng đối thủ lên.

Đối với ba giải chính, phá xong mỗi giải, hoặc do người giữ giải đã vật đủ số người theo lệ định, hoặc do người phá giải đã toàn thắng, dân làng thường đốt một bánh pháo toàn hồng để mừng.

 

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào các văn bản đã học (“Ca Huế”, “Hội thi thổi cơm”, “Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang”), hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc các hoạt động hay trò chơi tương tự ở địa phương em.

a. Chuẩn bị

- Xác định hoạt động hay trò chơi sẽ viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ

- Xem lại văn bản đọc hiểu về các hoạt động hay trò chơi đó.

- Tìm hiểu thêm thông tin và thu thập tranh, ảnh về hoạt động hay trò chơi định thuyết minh.

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau

Media VietJack

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:

Mở bài:

- Giới thiệu hoạt động hay trò chơi.

Thân bài:

- Giới thiệu các chi tiết luật lệ của hoạt động hay trò chơi theo một trật tự nhất định

Kết bài:

- Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi.

c. Viết

- Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.

- Viết một đoạn văn (mở bài, thân bài, kết bài hoặc một ý lớn trong phần thân bài) mà em thấy tâm đắc

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Xem xét nội dung và bố cục của các ý nêu trong bài văn, đoạn văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi đã hợp lí và đầy đủ chưa.

- Rà soát phát hiện và chỉnh sửa các lỗi trong trình bày, diễn đạt.

Xem đáp án » 10/06/2022 11,510

Câu 2:

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi ném còn.

Xem đáp án » 28/12/2022 1,720

Câu 3:

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi đập niêu.

Xem đáp án » 28/12/2022 1,005

Câu 4:

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi kéo co. (10 mẫu)

Xem đáp án » 28/12/2022 485

Bình luận


Bình luận