Câu hỏi:
12/07/2024 1,253Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu hoạt động hay trò chơi.
Ví dụ: Ca Huế là một trong những hoạt động văn hóa rất đặc sắc của vùng đất cố đô Huế. Trong ca Huế, có nhiều quy định rất đặc sắc.
- Thân bài: Giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi theo một trật tự nhất định.
Ví dụ: Ca Huế
+ Môi trường diễn xướng: không gian hẹp
+ Số lượng ca sĩ, nhạc công, người xem và các nhạc cụ: hạn chế, từ 8-10 người, 4-5 nhạc cụ…
+ Cách thức biểu diễn:...
- Kết bài: Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi
Mẫu 1
Đập niêu đất là trò chơi không biết có từ bao giờ nhưng đến nay, nó đã trở thành hoạt động không thể thiếu trên quê hương em trong những ngày đầu xuân năm mới.
Đập niêu đất là một trò chơi thú vị. Vì vậy, nó đã thu hút sự tham gia cổ vũ của rất nhiều người. Trò chơi thường được làng em tổ chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Trong làng lại có các thôn, xóm nhỏ nên các thôn, xóm sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi tham gia tranh tài.
Để chơi trò chơi, người ta dựng đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng hai mét xuống đất. Sau đó, nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang. Lúc này ba đoạn tre đã tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng. Để cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức đã yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.
Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.
Mẫu 2
Bịt mắt đập niêu là một trò chơi hấp dẫn. Một lượt chơi sẽ có khoảng năm đội thi đấu. Mỗi đội sẽ có ít nhất hai người chơi. Các đội sẽ thi đấu với nhau. Người đập niêu sẽ phải bịt mắt. Sau đó, họ phải đi theo sự chỉ dẫn của đồng đội. Khi người chơi đến được vị trí chiếc niêu sẽ phải đập sao cho trúng và vỡ niêu. Như vậy, người chơi sẽ chiến thắng. Trò chơi vô cùng sôi động, hấp dẫn. Em cảm thấy vô cùng thích thú khi được tham gia trò chơi này.
Mẫu 3
Bịt mắt đập niêu là một trò chơi dân gian. Những người chơi sẽ được chia làm các đội. Mỗi đội gồm hai thành viên. Thành viên có nhiệm vụ đập niêu sẽ phải bịt mắt. Họ phải đi theo sự chỉ dẫn của đồng đội để đến chỗ những chiếc niêu. Sau đó, người chơi sẽ phải đập cho chiếc niêu bị vỡ. Em cảm thấy vô cùng thích thú khi được tham gia trò chơi này.
Mẫu 4
Bịt mắt đập niêu là một trò chơi dân gian. Mỗi năm, em lại được xem mọi người chơi. Số lượng người chơi không giới hạn. Mỗi đội thi đấu sẽ gồm có hai người. Một người có nhiệm vụ đập niêu. Còn một người sẽ hướng dẫn đồng điệu của mình đi đến chỗ những chiếc niêu. Nếu chiếc niêu được đập vỡ, đội chơi đó sẽ chiến thắng. Khán giả xung quanh cổ vũ nhiệt tình. Trò chơi vô cùng sôi động, hấp dẫn.
Mẫu 5
Em rất thích trò chơi bịt mắt đập niêu. Đây là một trò chơi dân gian được tổ chức ở các hội làng. Những người chơi sẽ được chia làm các đội. Mỗi đội gồm hai thành viên. Một lượt đấu có khoảng năm đội. Thành viên thi đấu sẽ phải bịt mắt. Sau đó, họ phải đi theo sự chỉ dẫn của đồng đội. Khi người chơi đến được vị trí treo chiếc niêu sẽ phải đập sao cho trúng và vỡ niêu. Trò chơi vô cùng sôi động, hấp dẫn. Em cảm thấy vô cùng thích thú khi được tham gia trò chơi này.
Mẫu 6
Tên trò chơi: BỊT MẮT ĐẬP NIÊU
Thể Loại: Trò chơi dân gian.
Dân tộc/ Khu vực: Việt Nam
Mục đích, ý nghĩa:
Bịt mắt đập niêu là trò chơi đã có từ lâu đời, đây là một trò chơi dân gian nên các thành viên thi đấu hết mình mà không nặng tính ăn thua. Cũng bởi vậy mà khán giả cổ vũ ai ai cũng hào hứng, phấn khởi. Nhiều khán giả đến với lễ hội đã cùng tranh tài trong phần thi này. Với sự thể hiện nhiệt tình của mình, họ đã góp phần mang đến một bầu không khí lễ hội nhộn nhịp, vui tươi. Đây không chỉ là trò vui trong mỗi lễ hội mà đã trờ thành di sản văn hóa chứa đựng các giá trị dân gian sâu sắc.
Lịch sử:
Không biết trò bịt mắt đập niêu này có từ bao giờ, nguồn gốc từ đâu. Nhưng đã từ rất rất lâu Bịt mắt đập niêu đã xuất hiện trong các lễ hội như hội làng, hội đình... đến ngày nay bịt bắt đập niêu đã xuất hiện nhiều hơn và phổ biến hơn. Chúng ta có thể bắt gặp ở các hoạt động ngoại khóa ở trường học, các buổi big game, hay ở các hội thao, hội thi, những địa điểm du lịch... Nó như một nét văn hóa của người Việt Nam.
Số lượng người chơi:
Chơi bịt mắt đập niêu không giới hạn số lượng người chơi. Càng đông người tham gia, trò chơi càng hấp dẫn và trở nên thú vị hơn.
Chuẩn bị:
Dụng cụ chơi:
Không gian chơi:
Khoảng đất trống, bằng phẳng như sân nhà, sân đình, sân trường, sân vận động....
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
- Chơi mỗi đội 1 người:
+ Người chơi bị sẽ bị bịt mắt, đứng cách vị trí treo niêu vài mét cầm một chiếc gậy ngắn trên tay khoảng 50cm, tự đoán định khoảng cách và bước tới để đập vỡ cái niêu đã được treo lên cao.
+ Trong một số luật chơi trước khi bịt mắt người chơi được đi thử từ vị trí của mình đến nơi treo niêu để áng định số bước chân và chiều cao của niêu sau đó sẽ đi theo trí nhớ và “niềm tin”. Cộng vào đó là những lời chỉ dẫn của các khán giả hoặc đồng đội ở xung quanh giúp cho người chơi tìm được chính xác vị trí của niêu.
- Đội có 2 người. Cách chơi như sau:
+ Mỗi đội 1 người cõng, 1 người được cõng.
+ Người được cõng bị mắt và dùng gậy đập vào niêu.
+ Người cõng không hỗ được hỗ trợ bằng tay hoặc nói (có thể hoặc không thể) cho người được cõng.
- Quy định của trò chơi có thể theo 1 số cách như sau:
+ Người chơi hoặc đội chơi nào đập vỡ được niêu trước sẽ là đội thắng. Đối với luật chơi này sẽ tính theo thời gian và thứ tự về đích của các đội chơi để trao giải.
+ Hoặc chỉ cần người chơi và đội chơi đập được niêu sẽ nhận được phần thưởng được ghi trong mẫu giấy nhỏ trong niêu hoặc được ban tổ chứuc định sẵn. Những phần quà này sẽ khác nhau để kích thích người chơi.
+ Hoặc cũng có thể là giới hạn số lần đập niêu, nếu quá số lần quy định xem như người chơi hoặc đội chơi đó sẽ thua.
Cách chơi khác:
Hiện nay bịt mắt đập niêu được sử dụng những vật liệu khác để thay thế niêu như bóng nước hay các loại quả, trống hay lon... nhưng hình thức chơi thì tương tự với đập niêu. Khi người chơi đập được vỡ hoặc đập rơi các vật treo trên giá sẽ được những phần quà khác nhau được ban tổ chức định sẵn từ trước.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào các văn bản đã học (“Ca Huế”, “Hội thi thổi cơm”, “Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang”), hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc các hoạt động hay trò chơi tương tự ở địa phương em.
a. Chuẩn bị
- Xác định hoạt động hay trò chơi sẽ viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ
- Xem lại văn bản đọc hiểu về các hoạt động hay trò chơi đó.
- Tìm hiểu thêm thông tin và thu thập tranh, ảnh về hoạt động hay trò chơi định thuyết minh.
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau
- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:
Mở bài:
- Giới thiệu hoạt động hay trò chơi.
Thân bài:
- Giới thiệu các chi tiết luật lệ của hoạt động hay trò chơi theo một trật tự nhất định
Kết bài:
- Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi.
c. Viết
- Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.
- Viết một đoạn văn (mở bài, thân bài, kết bài hoặc một ý lớn trong phần thân bài) mà em thấy tâm đắc
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Xem xét nội dung và bố cục của các ý nêu trong bài văn, đoạn văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi đã hợp lí và đầy đủ chưa.
- Rà soát phát hiện và chỉnh sửa các lỗi trong trình bày, diễn đạt.
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
về câu hỏi!