Câu hỏi:
13/07/2024 569Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn – Mẫu 1
Bạn đã bao giờ đi học muộn chưa? Chưa ư? Hay là có mà không nhớ nổi? Tôi cá là trong suốt quãng đời học sinh cũng như sinh viên của mình bạn đã ít nhất một vài lần đi học muộn. Đi học muộn dường như là một đặc sản chỉ có ở hội sinh viên Việt Nam. Đây là một thói quen cực kỳ xấu và có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cá nhân mỗi người.
Quỹ thời gian của ai cũng cực kỳ quý giá và không phải lúc nào chúng ta cũng biết quản lý nó một cách hiệu quả, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Phần lớn thời gian trong ngày của những người trẻ là học tập, nghiên cứu, ăn, ngủ và có rất ít trong số đó phải làm việc. Thế nhưng nhiều người không hề biết trân trọng quỹ thời gian đó, sử dụng nó một cách vô cùng lãng phí. Điển hình trong số đó là tình trạng đi học muộn. Đáng nghẽ thời gian đó là để ngồi trên lớp, nghe thầy cô giáo giảng bài cùng các bạn thì chúng ta lại đang bận ngủ, bận ăn, bận chơi. Thật sự là chúng ta đang quá lãng phí thời gian của mình.
Đi học muộn tôi xin khẳng định đó là một thói quen xấu, trước hết nó khiến hình ảnh của bạn trở nên xấu xí trong mắt bạn bè. Chẳng ai yêu thương và tôn trọng với người thường xuyên đi học muộn, danh dự cũng như uy tín của bạn sẽ bị suy giảm trong mắt người khác. Việc đi học muộn trước hết gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của chính bạn, vì bạn không tiếp thu được bài dạy của thầy cô do không đến lớp kịp, chẳng ai có thể giảng lại bài cho một mình bạn được. Sau đó nó cũng gián tiếp ảnh hưởng đến những người xung quanh, thầy cô đang giảng bài bị cắt đứt mạch suy nghĩ, các bạn trong lớp cũng bị ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu bài học… khiến người khác vô cùng khó chịu với bạn.
Nguyên nhân do đâu khiến bạn đi học muộn, nếu vì một số lý do bất khả kháng như xe hỏng trên đường, xe buýt bị trễ giờ, trục trặc ở tuyến đường bạn đến trường thì sự cố đó có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vì một số lý do khác như do bạn ngủ quên, do bạn lười, cố tình đi học muộn để không bị kiểm tra bài cũ, hoặc bạn nghĩ rằng đi học muộn là sở thích của mình thì điều đó cực kỳ đáng lên án.
Nói chung dù là lý do gì đi chăng nữa thì việc đi học muộn cũng đã vi phạm đến nội quy trường lớp. Bây giờ bạn có thói quen đi học muộn và sau này bạn cũng có thói quen đi làm, đi chơi hoặc đi bất kỳ đâu cũng muộn, gây ảnh hưởng đến tập thể. Thói quen xấu này bạn cần phải từ bỏ ngay bây giờ. Bằng cách nào?
Thứ nhất hãy luôn chủ động quản lý quỹ thời gian cho mình, trân trọng thời gian vì nó là vàng bạc, một khi đã đánh mất thời gian thì sẽ không bao giờ có thể lấy lại được. Thứ hai hãy luôn ngủ sớm, đặt báo thức đúng giờ để chủ động về thời gian, không đi học khi quá kíp giờ. Thứ ba kiểm tra xe cộ thường xuyên, ngay từ hôm trước để khắc phục những sự cố nếu có. Và quan trọng hơn cả nếu bạn là người luôn có ý thức, chủ động, tích cực thì dù gặp hoàn cảnh nào bạn cũng không bao giờ đi học muộn.
Thói quen đi học muộn rất xấu và gây ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân bạn và những người xung quanh. Vậy thì bây giờ, ngay lúc này bạn hãy khắc phục và loại bỏ nó ngay nhé!
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn – Mẫu 2
Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là bao lâu rồi? Có lẽ thói quen đi trễ đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa, nó gần như trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,…và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh có thói quen đi học muộn với đủ mọi lí do hết sức vô lí được đưa ra.
Quản lý thời gian là một giải pháp cần thiết để khắc phục được tình trạng trễ giờ, quên thời gian,… và cần phải bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết cũng như dự đoán được các vấn đề về giao thông. Rất nhiều người không có ý thức sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp và họ coi việc đi học muộn trở thành một việc hết sức bình thường. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé. Khi bạn đến lớp muộn, nó không chỉ làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, mà còn ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh khác, cản trở việc học của tập thể và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Thầy cô cũng vì thế mà cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỉ luật như vậy.
Việc mọi người đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như: ngủ quên, tắc đường, nhỡ xe, thời tiết,…. nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen ngấm vào máu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn đến lớp muộn, có thể là nguyên nhân chủ quan với lí do làm bài tập ngủ muộn, sáng dậy muộn,… hay nguyên nhân khách quan như việc tắc đường, xe hỏng,…. Nhưng dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc và chúng ta cần từ bỏ nó ngay từ bây giờ. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được. Để tránh tình trạng đi học muộn, các bạn hãy tự chọn cho mình một biện pháp khắc phục phù hợp với bản thân mình, giảm thiểu tối đa thời gian bị mất bởi những lí do không cần thiết.
Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Thứ nhất, bạn phải biết cách lập kế hoạch phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lí. Nếu bạn là người chậm chạp, lề mề trong việc chuẩn bị trước khi ra khỏi nhà thì hãy nhớ cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để không bị lỡ hẹn và đi học đúng giờ. Thứ hai, nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy tự lập cho mình một thời gian biểu khoa học và nhớ thường xuyên theo dõi nó để chắc chắn rằng mình không bỏ quên hay đi trễ một cuộc hẹn hay một buổi học nào cả. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc có khả năng phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải, trôi đi một cách lãng phí.
Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn – Mẫu 3
Đi học muộn đã trở thành thói quen thường gặp của các bạn học sinh, sinh viên trong thời điểm hiện tại. Thói quen này hình thành trong thời gian dài và để lại nhiều hậu quả đối với các bạn trẻ.
Có vô vàn lí do để các bạn biến mình thành kẻ đi học muộn thường xuyên. Một trong những lí do phổ biến nhất chính là thói quen và giờ giấc sinh hoạt không điều độ. Tôi biết có rất nhiều bạn thức khuya học bài nhưng một số khác lại dành thời gian để chơi game, lướt mạng xã hội thâu đêm suốt sáng. Điều này vô tình khiến các bạn không thể dậy đúng giờ để chuẩn bị quần áo, sách vở. Ngoài ra, sự chậm chạp, lề mề trong tác phong là nguyên nhân khiến chúng ta muộn giờ vào lớp. Có rất nhiều bạn, trong đó có tôi đã từng có suy nghĩ “hãy còn sớm” nên cứ ung dung, bình thản, chỉ đến khi sát giờ vào học mới vội vã đến trường.
Dù bất cứ lí do nào thì thói quen đi học muộn cũng là một thói quen xấu. Việc thường xuyên đi học muộn sẽ khiến bạn bỏ lỡ kiến thức mà thầy cô giáo giảng dạy, làm ảnh hưởng đến quá trình học của những bạn xung quanh. Thậm chí, trễ giờ còn khiến bạn đứng trước nguy cơ bị ghi vào sổ đầu bài, đình chỉ học nếu sự việc thường xuyên tái diễn. Mỗi lần đi học muộn, bạn đều tìm cho mình một lí do. Lâu dần, bạn sẽ trở thành kẻ nói dối, trở thành một người không đáng tin cậy trong mắt mọi người. Ngoài ra, tình trạng đi học muộn lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến bạn có thói quen đến muộn trong phần lớn các trường hợp khác. Từ đó dẫn đến việc các bạn trực tiếp đánh mất đi cơ hội quan trọng của cuộc đời. Có rất nhiều bạn do đi muộn nên đã không thể tham dự kì thi Trung học phổ thông Quốc gia. Đó là một điều vô cùng đáng tiếc.
Có thể thấy, thói quen đi học muộn giống như vật cản ngáng trở bạn đi đến thành công. Chính vì vậy, các bạn cần từ bỏ thói quen đi học muộn ngay từ ngày hôm nay. Việc từ bỏ thói quen đi học muộn sẽ giúp bạn rèn luyện kĩ năng kiểm soát thời gian hiệu quả, hình thành cho bạn những thói quen tốt. Đi học đúng giờ giúp bạn có thêm thời gian để chuẩn bị bài vở chỉn chu trước giờ lên lớp, tạo được thiện cảm đối với thầy cô, bạn bè. Đồng thời, việc đi học đúng giờ sẽ giúp bạn bắt nhịp với bài học một cách dễ dàng, không bị lỡ dở kiến thức. Khi bạn từ bỏ được thói quen đi học muộn, bạn sẽ có phong thái tự tin, chủ động trong tất cả các tình huống.
Tôi biết để từ bỏ một thói quen đã in sâu vào tiềm thức không phải là điều dễ dàng. Chắc chắn mỗi chúng ta sẽ cảm thấy chán nản, khó khăn khi hình thành cho mình một chế độ sinh hoạt và lối sống mới. Nhưng tôi tin rằng, nếu các bạn nhận thức được đầy đủ hậu quả do thói quen đi học muộn gây ra và lợi ích của việc từ bỏ thói quen này thì chúng ta sẽ vượt lên được chính mình. Để làm được điều đó, tôi cho rằng, các bạn cần lập ra thời gian biểu khoa học, “giờ nào việc nấy”, tránh lãng phí vào những việc vô bổ không cần thiết. Hình thành thói quen đi ngủ sớm và thức dậy trước giờ học từ 30 phút đến 1 tiếng để có thể chuẩn bị cho mình phong thái tốt nhất. Đồng thời, các bạn cũng nên dự trù thêm thời gian để có thể hoàn thành những công việc dang dở hoặc các vấn đề có thể phát sinh như hỏng xe hay tắc đường.
Thói quen đi học muộn là một thói quen xấu. “Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân”, đừng để thói quen đi học muộn trở thành lí do ngăn cản chúng ta bước đến thành công. Hãy trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình!
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn – Mẫu 4
Có lẽ thói quen đi trễ đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa, nó gần như trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,…và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh có thói quen đi học muộn với đủ mọi lí do hết sức vô lí được đưa ra.
Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé.
Khi bạn đến lớp muộn, nó không chỉ làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, mà còn ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh khác, cản trở việc học của tập thể và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Thầy cô cũng vì thế mà cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỉ luật như vậy.
Dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc và chúng ta cần từ bỏ nó ngay từ bây giờ. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ.
Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn.
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn – Mẫu 5
Học sinh là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Việc học tập, rèn luyện đạo đức của chúng ta hôm nay sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh tổ quốc sau này. Hiểu được những ý nghĩa to lớn đó, mỗi người học sinh chúng ta cần sống có ước mơ, lý tưởng và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống, đặc biệt là thói quen đi học muộn. Một thực trạng dễ dàng nhận thấy đó là trong các trường học khắp nơi, đầu mỗi buổi học không khó để bắt gặp tình trạng các bạn học sinh đi học muộn, tiếng trống báo hiệu vào lớp đã vang lên trước đó nhưng vẫn còn có nhiều bạn chưa đến trường, ở ngoài cổng trường hoặc bắt đầu vào trường. Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên ta phải kể đến là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh chưa tốt, chưa chủ động trong cuộc sống của chính mình cũng như chưa tôn trọng thời gian của mình.
Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân cũng là do cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, việc rèn luyện tầm quan trọng của việc tiết kiệm thời gian cho con em mình chưa thực sự đạt được hiệu quả. Ngoài ra, nhiều trường học chưa giám sát và xử lí nghiêm khắc những trường hợp đi học muộn, tái phạm việc đi học muộn nhiều lần. Hậu quả của hiện tượng này đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của các em bị trì trệ, tâm lí hớt hải, việc chủ động trong học tập chưa thực sự tốt và hiệu quả học tập từ đó sẽ bị giảm sút. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến thầy cô, những bạn học sinh khác đã có mặt đúng giờ, ảnh hưởng đến sự thi đua, thành tích của cả lớp học. Hình ảnh đi học muộn của học sinh ngày càng phổ biến sẽ khiến cho môi trường học đường bị ảnh hưởng tiêu cực, sẽ ngày càng nhiều bạn học sinh vi phạm hơn.
Để khắc phục tình trạng này, đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình; phải lên kế hoạch làm việc và đến chỗ hẹn đúng giờ, lập cho mình một thời gian biểu khoa học và thường xuyên theo dõi nó để chắc rằng mình không bỏ quên các cuộc hẹn. Nhà trường cũng cần giám sát và kỉ luật nghiêm khắc hơn nữa những học sinh có tình trạng đi học muộn nhiều lần. Nhà trường, học sinh và phụ huynh cùng chung tay vì một môi trường không còn học sinh đi học muộn và hình ảnh trường học tốt hơn trong mắt mọi người cũng như giúp các em học sinh phát triển toàn diện, tốt hơn.
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn – Mẫu 6
Quản lý thời gian là một giải pháp để khắc phục tình trạng trễ và bao gồm đi ngủ sớm, bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết và dự đoán được các vấn đề về giao thông. Học sinh có thể ép mình di chuyển và hành động nhanh hơn bằng cách đặt đồng hồ của họ về phía trước, làm cho họ nghĩ rằng chúng đã hết thời gian.
Giáo viên cũng có thể giúp học sinh của họ trở nên đúng giờ. Họ có thể giải thích tầm quan trọng đa dạng của tính đúng giờ và khuyến khích hành vi tốt thông qua một hệ thống khen thưởng. Họ cũng có thể thêm ý nghĩa vào đầu lớp bằng cách đưa ra các câu đố sớm và thảo luận các tài liệu quan trọng ngay lập tức. Giáo viên phải là những mô hình hành vi tốt. Học sinh tôn trọng và tuân theo các giáo viên đến đúng giờ, dự án chuyên nghiệp và thẩm quyền, lập kế hoạch các bài học có giá trị và sa thải các lớp theo đúng tiến độ.
Học sinh thường đến muộn có thể phải chịu hậu quả. Họ có thể bị giam giữ hoặc làm công việc mà giáo viên yêu cầu. Họ cũng có thể bỏ lỡ các kỳ thi hoặc khiến học sinh khác thất bại trong các hoạt động nhóm đòi hỏi sự có mặt của mọi thành viên. Một số học sinh cũng có thể không hội đủ điều kiện cho một số hoạt động ngoại khóa nhất định vào ngày hôm đó. Có những học sinh mặc trên mình áo đồng phục đẹp nhưng chưa ý thức được những nguyên tắc cơ bản mình phải làm
Trong khi đa số sinh viên có trách nhiệm và trưởng thành, họ có thể làm tất cả mọi việc để không bao giờ có tình trạng đi học muộn như đặt một đồng hồ báo thức, cho phép đủ thời gian để sẵn sàng vào buổi sáng, lịch trình xe buýt để đến lớp đúng thời gian. Họ cũng không nhận ra trách nhiệm của mình khi giao tiếp với các giảng viên khi họ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình
Khi học sinh đến lớp muộn, nó có thể làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, làm phân tâm học sinh khác, cản trở việc học, và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Hơn nữa, nếu không kiểm soát, sự chậm trễ có thể trở thành mãn tính và lan rộng khắp lớp. Vì có nhiều lý do khiến học sinh đến lớp muộn, xem xét nguyên nhân nào gây ra vấn đề này có thể giúp hướng dẫn người hướng dẫn phản ứng và chiến lược phù hợp. Hiểu được lý do, tuy nhiên, không đòi hỏi phải chịu đựng hành vi.
Khi học sinh đến lớp muộn, nó có thể làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, làm phân tâm học sinh khác, cản trở việc học, và thường ảnh hưởng tinh thần lớp học. Hơn nữa, nếu không kiểm soát, sự chậm trễ có thể trở thành mãn tính và lan rộng khắp lớp. Vì có nhiều lý do khiến học sinh đến lớp muộn, xem xét nguyên nhân nào gây ra vấn đề này có thể giúp hướng dẫn người hướng dẫn phản ứng và biện pháp phù hợp để không ảnh hưởng đến việc học của các bạn trên lớp.
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn – Mẫu 7
Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là bao lâu rồi? Chắc cũng mới gần đây thôi nhỉ. Dường như thói quen đi việc đi trễ đã trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,… Nhiều người còn có quan điểm tiêu cực là việc đi đúng giờ đã trở nên lỗi thời. Chúng ta có thể lỡ một cuộc hẹn đi chơi, đi làm hay thậm chí là các sự kiện lớn, những thời khắc quan trọng của bản thân cũng như của người khác hay đơn giản chỉ là thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều trường hợp bạn đi trễ có thể không sao, không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng song việc đi trễ vẫn luôn để lại những hậu quả mà nhiều khi không cách gì giải quyết được. Ngay từ khi còn nhỏ, khi đứng trên ghế nhà trường chúng ta đã được rèn luyện thói quen đi học đúng giờ bằng cách, nếu đi học muộn sẽ bị… cờ đỏ ghi tên, phạt trực nhật,… Song càng lớn hơn, trưởng thành hơn thì dễ dàng nhận thấy căn bệnh đi trễ ngày càng phổ biến. Dễ thấy nhất trong cuộc sống là việc cán bộ công chức đi làm trễ; học sinh, sinh viên đi học muộn,…
Có rất nhiều nguyên nhân khiến đi trễ đã trở thành một thói quen xấu của nhiều người trong xã hội. Nhiều bạn trẻ hiện nay quan niệm rằng việc hay đi trễ đã trở thành “đặc trưng” của dân mình rồi, “Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải người Việt Nam”. Việc đi trễ còn có tác động như một hội chứng “dây chuyền – domino”, việc một người đi trễ có thể gây ảnh hưởng và tác động đến nhiều người khác. Đối với một số người khi căn bệnh trễ giờ đã ngấm vào máu rồi thì một số khác lại bị “nhiễm bệnh” từ những người xung quanh. Một số người bình thường luôn đúng giờ trong mọi công việc, sinh hoạt song nhiều khi phải chịu cảnh chờ đợi dài cổ người khác mới bắt đầu được công việc khiến họ cảm thấy “bất mãn”, nên trả thù mọi người bằng cách đi trễ, dần dần trở thành thói quen. Bạn đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như: ngủ quên, tắc đường, nhỡ xe, thời tiết,…. nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen ngấm vào máu. Bạn là người thích được người khác chờ đợi, không quan tâm đến việc chính xác trong giờ giấc, giữ đúng lời hứa và cảm thấy tự hào khi được chờ đợi; hay bạn muốn tỏ ra mình là người quan trọng, người khác phải chờ đợi bạn, nhờ vả, cầu cạnh bạn…
Dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi làm trễ bạn sẽ tự làm mất đi uy tín của ban và có thể bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Học sinh, sinh viên thường xuyên đi học trễ dẫn đến việc các bạn có thể bị hổng nhiều kiến thức, thậm chí bị kỷ luật, không cho vào lớp,… Việc bạn thường xuyên trễ hẹn dẫn đến việc uy tín của bạn dần mất đi, lời hứa không còn có trọng lượng và còn có thể gây nhiều hệ lụy xấu đến nhiều người và xã hội. Thử nghĩ xem nếu bạn là một người nắm giữ trọng trách quan trọng đối với một tập thể thì việc bạn lãng phí một chút thời gian của mình bằng việc đi trễ tức là bạn đã gián tiếp làm lãng phí thời gian của cả một tập thể. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được.
Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Nếu bạn không muốn phải chờ đợi người khác thì chắc chắn không ai thấy dễ chịu khi phải chờ đợi bạn. Vì vậy ngay lúc này đây hãy đặt ra những quy tắc cho bản thân để cùng nhau tẩy chay căn bệnh này:
Thứ nhất, Phải lên kế hoạch làm việc và đến chỗ hẹn đúng giờ. Nếu bạn là người hay lề mề hay cực kỳ chỉn chu trước khi ra khỏi nhà thì hãy cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để chuẩn bị chu đáo. Hoặc nếu có việc bận đột xuất không đi được thì nên nhắn tin, gọi điện thông báo trước 10-15 phút để mọi người không phải chờ đợi mình.
Thứ hai, Nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy lập cho mình một thời gian biểu khoa học và thường xuyên theo dõi nó để chắc rằng mình không bỏ quên các cuộc hẹn. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải.
Thứ ba, Hãy lập ra một số quy tắc nhóm để răn đe, xử phạt bằng một hình thức nào đó đối với những người đi muộn. Cách làm này vừa có thể nhắc nhở bạn ý thức đúng giờ hơn vừa có thể giúp cho những người bạn của mình từ bỏ được thói quen đi trễ đó.
“Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” vẫn biết việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một bài toán khó song không phải có lời giải. Việc luôn đúng giờ giúp bạn trở thành một người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn – Mẫu 8
Không khó để bắt gặp cảnh tượng học sinh đi muộn phải đứng bên ngoài cổng trường, báo danh họ tên và lớp học. Đây là minh chứng rõ nét cho thói quen xấu – đi học muộn ở người học hiện nay.
Thỉnh thoảng, bởi một vài sự cố xảy ra nên chúng ta có thể tới trường lớp trễ. Nhưng, để việc đi học muộn trở thành thói quen thì mỗi người cần tự xem lại bản thân mình. Thay vì nghỉ ngơi sớm, rất nhiều bạn dành thì giờ để lướt mạng, xem phim, nhắn tin hay chơi game thâu đêm suốt sáng. Những bạn học sinh này thường có suy nghĩ “cố chơi nốt ván này”, “cố xem hết tập này”, “cố đọc hết chương này”… Cứ cố mãi mà không để ý thời gian, dẫn đến trời gần sáng mới bắt đầu chợp mắt đi ngủ. Và dĩ nhiên, sáng hôm sau, đồng hồ báo thức cũng chẳng thể gọi dậy. Ngoài ra, vài cá nhân khác lại có tác phong lề mề, chậm chạp. Họ cho rằng vẫn còn sớm nên không cần vội, đủng đỉnh ở nhà nghịch điện thoại, gần sát giờ mới bắt đầu tới trường.
Thói quen đi học muộn để lại rất nhiều tác hại cho các bạn học sinh. Đầu tiên, nếu thói quen này tiếp diễn thường xuyên, với tần suất dày, người học dễ bỏ lỡ các kiến thức. Giáo viên không thể vì một cá nhân mà giảng lại kiến thức trước đó. Không chỉ vậy, đi học muộn còn biến bản thân thành kẻ dối trá. Chúng ta thường bịa ra vô vàn lí do nhằm thuyết phục người khác thông cảm, đồng tình cho mình. Bên cạnh đó, không ít trường hợp xảy ra sự cố vì vội vã tới trường. Đi học muộn còn đồng nghĩa với vi phạm nội quy nhà trường. Từ đây, nền nếp, kỉ luật của lớp sẽ là đánh giá rất thấp.
Việc từ bỏ một thói quen xấu sẽ giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đi học đúng giờ, chúng ta không bị bỏ lỡ kiến thức bài học. Cũng chẳng có cảnh tượng tiết học diễn ra được một nửa thì học sinh mới xuất hiện ở của lớp. Đi học đúng giờ giúp mỗi người thêm chủ động, tự tin trong mọi tình huống. Đến lớp sớm, chúng ta sẽ có thời gian chuẩn bị bài hoặc trò chuyện, giao lưu với bạn bè.
Chắc hẳn, các bạn đã đọc rất nhiều bài viết, tin tức nói về việc thí sinh không được thi THPTQG vì đến trễ đúng không? Vậy nên, từ bỏ thói quen đi học muộn là cần thiết hơn bao giờ hết. Để làm được điều này, mỗi người hãy tự sắp xếp thời gian biểu một cách linh hoạt, hợp lí. Chúng ta nên giải trí vừa đủ, đừng sa đà quá mà ngủ muộn. Chúng ta cũng cần rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận. Thay vì ngủ nướng buổi sáng, các bạn thử dậy sớm khoảng 30 phút, luyện tập thể thao để tinh thần, cơ thể thêm sảng khoái. Đồng thời, chúng ta không nên sát giờ mới bắt đầu tới trường, hãy dự bị một chút thời gian, đề phòng các tình huống bất ngờ.
Có thể nói, đi học muộn mang lại rất nhiều tác hại cho người học. Như vậy, mỗi người cần có cái nhìn đúng đắn về thói quen đi học muộn. Hãy nhanh chóng thay đổi và hành động để loại bỏ thói quen xấu này, bạn nhé!
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn – Mẫu 9
Đi học muộn là một thói quen khá phổ biến của các bạn học sinh, sinh viên hiện nay. Thói quen này đã hình thành trong thời gian dài và để lại nhiều hệ lụy đối với các bạn trẻ.
Có rất nhiều lý do khiến các bạn đi học muộn. Nguyên nhân chủ quan bắt đầu từ chính thói quen và giờ giấc sinh hoạt của mỗi người. Ngủ dậy muộn chính là lý do phổ biến nhất dùng để bao biện cho mỗi lần trễ học. Tôi biết có rất nhiều bạn đi ngủ muộn do thức khuya học bài nhưng cũng có một số bạn thức thâu đêm suốt sáng chỉ để dành thời gian chơi game, lướt mạng xã hội. Việc sinh hoạt không điều độ là lý do đầu tiên khiến các bạn không thể thức dậy kịp giờ đi học. Tôi cũng như các bạn, đã từng đi học muộn vì tắt chuông báo thức rồi nấn ná ngủ thêm để thỏa mãn cơn buồn ngủ của chính mình. Đôi khi không phải do thức khuya học bài, hay ngủ dậy muộn mà thói quen lề mề cũng là nguyên nhân khiến chúng ta muộn giờ vào lớp. Có rất nhiều bạn, trong đó có tôi đã từng có suy nghĩ “hãy còn sớm” nên cứ ung dung, bình thản. Chỉ đến khi sát giờ vào học mới vội vã đến trường.
Dù là lý do gì thì thói quen đi học muộn cũng là một thói quen xấu, để lại nhiều hậu quả và hệ lụy đáng tiếc cho mỗi bạn học sinh, sinh viên. Việc đi học muộn lâu dần sẽ khiến bạn trở thành một người không đáng tin cậy, nói dối, đổ lỗi để thoát tội và bao biện cho hành vi sai trái của mình. Có thể có nhiều lý do khiến bạn đi học muộn như tắc đường, hỏng xe,… nhưng đó chỉ là những tình huống bất ngờ và không phải lúc nào bạn cũng sẽ gặp phải. Nếu bạn hình thành cho mình được sự kỉ luật trong cuộc sống thì chắc chắn bạn sẽ hạn chế tối đa được những rủi ro có thể xảy đến. Khi bạn đến lớp muộn không chỉ ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy, học tập của thầy cô, bạn bè mà còn khiến bạn đứng trước nguy cơ bị khiển trách, ghi vào sổ đầu bài thậm chí bị kỉ luật và đình chỉ học nếu việc đi học muộn thường xuyên tái diễn. Ngoài ra, tình trạng đi học muộn lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ khiến bạn có thói quen đến muộn trong hầu hết các trường hợp khác. Từ đó dẫn đến hậu quả là đánh mất đi những cơ hội quan trọng của cuộc đời. Có rất nhiều bạn do đi muộn đã không kịp tham dự kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia. Đó là một điều vô cùng đáng tiếc.
Việc từ bỏ thói quen đi học muộn sẽ giúp bạn rèn luyện cho mình những thói quen tốt, thể hiện tính chuyên nghiệp của bản thân. Đi học đúng giờ giúp bạn có thêm thời gian để chuẩn bị bài vở ở trạng thái sẵn sàng trước giờ lên lớp, tạo được thiện cảm đối với thầy cô, bạn bè. Đồng thời, việc đi học đúng giờ sẽ giúp bạn có thể cải thiện và nâng cao năng lực học tập, không bị lỡ dở kiến thức cũng như hòa nhập vào mạch bài giảng một cách dễ dàng. Khi bạn từ bỏ được thói quen đi học muộn, bạn sẽ thể hiện được năng lực tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả của mình.
Tôi biết rằng, việc từ bỏ một thói quen đã in sâu vào tiềm thức của chúng ta không hề dễ dàng. Tôi viết bài viết này để chia sẻ với bạn những suy nghĩ, tâm tư, mong sao tất cả chúng ta có thể chọn được lối sống phù hợp. Từ bỏ một thói quen không phải là chuyện ngày một, ngày hai. Nhưng tôi tin rằng, nếu các bạn nhận thức được đầy đủ những tác hại do thói quen đi học muộn gây ra và lợi ích của việc từ bỏ thói quen này thì chắc chắn chúng ta có thể trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Để làm được điều đó, tôi cho rằng, các bạn cần lập ra thời gian biểu rõ ràng, hình thành cho mình thói quen đi ngủ sớm và thức dậy trước giờ học từ 30 phút đến 1 tiếng để có thể chuẩn bị cho mình phong thái tốt nhất. Đồng thời, các bạn cũng nên dự trù thêm thời gian để có thể hoàn thành những công việc dang dở hoặc những vấn đề có thể phát sinh thêm như hỏng xe hay tắc đường, trách để thời gian của mình bị trôi đi vô bổ, lãng phí.
Thói quen đi học muộn là một thói quen xấu. Dẫu biết thay đổi không dễ dàng nhưng bản thân mỗi chúng ta phải làm chủ được hành vi của chính mình. “Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân”, đừng để thói quen đi học muộn trở thành lý do ngăn cản chúng ta đi đến thành công và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn – Mẫu 10
Đã từ lâu, đi học muộn đã trở thành căn bệnh kinh niên của nhiều teen. Rất nhiều teen đổ lỗi cho việc đi học muộn bằng nhiều lý do khác nhau, thậm chí có cả những lý do vô lý, khó có thể tin.Ngủ dậy muộn
Đây có thể coi là lý do phổ biến nhất cho việc đi học muộn của nhiều teen. Thức đêm học bài muộn nên sáng hôm sau không dậy được, ngủ nướng, quên không đặt chuông…
Minh Phương (Lớp 12, THPT Đống Đa, Hà Nội) từng khóc dở mếu dở khi chỉ trong một tuần mà bị ghi đi muộn tới 3 lần. Vì là năm cuối cấp nên một ngày học của Phương khép lại khi đồng hồ đã điểm 1 giờ sáng. Liên tiếp như vậy trong vòng vài tháng dẫn tình trạng thiếu ngủ trầm trọng. Dậy đi học đúng giờ quả là khó đối với Phương. Mặc dù đã đặt chuông 3, 4 lần nhưng cơn buồn ngủ cứ đeo bám khiến Phương không thể dậy được. Hậu quả là đi muộn rất nhiều lần.
Thói quen ngủ nướng cũng khiến nhiều bạn phải trả giá bằng việc bị ghi tên vào sổ đầu bài. T.Hằng, cô bạn chuyên bị đi học muộn do ngủ nướng chia sẻ: “Với mình, dậy đi học vào buổi sáng mùa đông thật khó. Thời tiết dạo gần đây lạnh lạnh nên ngủ rất ngon, khó mà chui ra khỏi chăn được. Cứ nấn ná ngủ thêm 5, 10 phút nên bị đi muộn thường xuyên”.
Tắc đường
Giao thông vào buổi sáng trên một số con đường thường xảy ra tắc nghẽn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc đi học của teen. Nhiều bạn đi học bằng xe bus nên khó có thể kiểm soát được vấn đề này.
M.Tuấn (THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội) nói: “Thỉnh thoảng mình cũng bị đi muộn vì lý do tắc đường. Mặc dù đã khắc phục bằng cách đi sớm hơn rồi nhưng đôi khi vẫn không tránh khỏi được.”
Nhiều teen có thể là do tắc đường thật nên mới bị đi muộn nhưng cũng có không ít bạn mượn lý do chính đáng này để bao biện cho lý do đi muộn thực sự của mình.
Q.Thắng một teen chuyên gia đi muộn chia sẻ bí quyết thoát nạn “tra khảo” lý do của thầy cô bằng cách đổ lỗi cho việc tắc đường. Lý do này được Thắng áp dụng khá nhiều lần.
Trường hợp teen đi muộn do hỏng xe khá hi hữu, ít khi xảy ra nhưng lại rất hay được các bạn nêu ra nhằm chạy tội thay cho lý do thực sự là ngủ dậy muộn.
Nhiều bạn cũng không ngại bịa chuyện rằng mình bị ngã xe trên đường, xe hỏng nên không thể đến kịp giờ. Thầy cô có thể biết bạn đang nói dối nhưng rất khó để kiểm chứng điều này mà chỉ có thể nhắc nhở bạn lần sau nên đi cẩn thận và không lặp lại việc đi muộn thêm một lần nào nữa.
Ngoài những lý do nêu trên, nhiều teen còn có những lý do đi muộn khó có thể biết là thật hay giả. X.Tùng nói: “Là lớp trưởng, hằng ngày mình phải nhận không biết bao nhiêu lý do đi muộn của các bạn trong lớp. Người thì tắc đường, người thì hỏng xe, người lại bảo đau đầu, ốm nên bị muộn, có bạn còn bảo mẹ ốm, đi bệnh viện nên phải vào thăm. Mình cũng chẳng biết ai thật ai giả nữa.”
Hậu quả đi học muộn
Đi học muộn tưởng chừng chỉ là việc vào lớp trễ 5, 10 phút nhưng có rất nhiều hậu quả phía sau mà có thể bạn không để ý.
Tâm lý đi học muộn sợ bị đánh dấu khiến nhiều bạn phải đi trong tình trạng lo lắng, phóng nhanh. Chưa kể nhiều bạn còn phải chạy thục mạng vào trường cho kịp. Bước vào tới lớp cũng là lúc thở không ra hơi, không còn sức để học.
Đi học muộn thường xuyên cũng khiến các thầy cô chú ý tới bạn. Ban đầu có thể chỉ là những lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng nếu tình trạng ấy lặp đi lặp lại thì rất có thể bạn sẽ bị đánh dấu vào sổ đen và phải mời phụ huynh tới gặp thầy cô đó nha.
Nhiều thầy cô giám thị dễ tính có thể cho phép bạn vào lớp ngay nhưng ngược lại, các thầy cô có thể bắt bạn phải viết xong bản kiểm điểm mới được vào. Thời gian ngồi viết bản kiểm điểm có thể khiến bạn mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đang giảng trên lớp.
Cuối cùng, nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé. Việc bạn vào muộn có thể làm ảnh hưởng tới việc học của cả lớp và khiến mọi người xung quanh cảm thấy khó chịu. Thầy cô vì thế cũng cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỉ luật như vậy đâu.
Để tránh tình trạng đi học muộn, các bạn hãy tự chọn cho mình một biện pháp khắc phục phù hợp như đặt chuông dậy sớm hơn, đi học trước thời gian bình thường 5, 10 phút để tránh tắc đường… Đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa của bạn. Vừa khiến bạn gặp nhiều phiền phức vừa để lại ấn tượng không ít trong lòng thầy cô và bè bạn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 3:
Câu 4:
Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở dưới:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ quống mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác, Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi tưởng niệm vô cội nguồn dân tộc luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiệm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
Từ xa xưa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bảng ngọc phải viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601, sao chép đóng dấu kiểm để lại Đến Hùng, nói rằng: “… Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đúc Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất, sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.
(Theo Uyên Linh, baodautu.vn)
Câu hỏi:
Đoạn trích trên viết về đề tài gì? Tóm tắt trong khoảng 3 – 4 dòng.
Câu 5:
Câu 6:
Phân tích ý nghĩa của một thông tin mà em tâm đắc nhất khi đọc đoạn trích (trình bày trong khoảng 6-8 dòng).
Câu 7:
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!