Câu hỏi:
06/01/2023 919Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ và tác giả.
- Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
2. Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:
- Xác định chủ đề bài thơ: khắc họa bức tranh thiên nhiên khi vào đông, đồng thời bộc lộ tình cảm của chủ thể trữ tình với người "em ở xa nhà".
- Phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ:
+ Cảnh sắc thiên nhiên mùa đông được miêu tả qua các sự vật ở: trước sân nhà, trên mái nhà tranh, sau vườn và trên núi.
+ Tâm trạng nhớ thương, chờ mong của chủ thể trữ tình.
- Phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:
+ Xây dựng hình ảnh gần gũi.
+ Lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
+ Các biện pháp tu từ.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Bài tham khảo 1:
Bằng hồn thơ trong trẻo, giàu cảm xúc, các tác phẩm của nhà thơ Vũ Quần Phương đều ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Trong đó, bài thơ "Nắng đã hanh rồi", trích từ tập "Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian" với những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật đã phác họa rõ nét bức tranh thiên nhiên mùa đông.
Nhan đề bài thơ gợi cho ta sự chuyển biến của tiết trời "Nắng đã hanh rồi". Đất trời, vạn vật đang dần chuyển mình, bước vào thời điểm nắng hanh vừa nóng, vừa lạnh. Giây phút đắm mình trong thời tiết đặc trưng chỉ có ở đồng bằng Bắc Bộ mỗi độ đông đến, chủ thể trữ tình đã vẽ lên cảnh sắc:
"Nắng đã vàng hanh như phấn bay
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày
Trước sân mây trắng về đông lắm"
Không còn là ánh nắng chói chang của ngày hè, vàng như mật ong của trời thu, nắng hanh mùa đông đến thật đặc biệt. Nó vẫn mang sắc vàng thường thấy nhưng lại giống "phấn bay", nhẹ nhàng điểm xuyết trong tiết trời giá lạnh. Nhà thơ cũng thật tinh tế khi cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên bằng thính giác. Từng đàn sếu vọng lại tiếng kêu như nhắc nhở, báo hiệu đông về. Và ở ngoài kia, những con sông đầy ắp phù sa nay đã gày mòn, ốm yếu. Thu lại tầm nhìn, chủ thể trữ tình phát hiện khoảng sân trước mắt "mây trắng về đông lắm". Bầu trời một màu ảm đạm, khoác lên mình sắc trắng của mây. Từ đây, không gian như được mở rộng, trở nên cao và xa. Đứng trước khung cảnh hiu hắt, u buồn, chủ thể trữ tình càng thêm khắc khoải nỗi suy tư "Em ở xa nhà, em có hay". Câu thơ đồng thời là lời thắc mắc, hoài nghi của "anh" với tự lòng mình và người "em" xa nhà.
Bức tranh thiên nhiên mùa đông tiếp tục được khơi gợi qua:
"Em có hình dung những mái tranh
Nắng lên khói ủ mộng yên lành
Vườn sau tre mía xôn xao lá"
Chủ thể trữ tình tiếp tục gợi nhắc cho "em" về hình ảnh thân quen của quê nhà. Đó là những mái nhà tranh đơn sơ đang hòa mình trong cái nắng hanh trời đông. Đó còn là ngọn khói nhẹ nhàng vấn vương, quấn quýt quanh căn nhà thân thương. Khung cảnh sau vườn cũng trở nên sôi động nhờ tiếng xôn xao như lời thì thầm của lá "tre mía xôn xao lá". Từ hình ảnh thú vị ấy, chủ thể trữ tình như muốn gửi gắm tới "em" tình cảm sâu nặng "Anh chẳng là cây cũng trĩu cành". Lắng nghe, ngắm nhìn cảnh vật quanh mình, "anh" vẫn cảm thấy trống trải, đơn điệu về tâm hồn. Bởi thế, đến với khổ thơ thứ ba, "anh" đã có lời mời gọi:
"Em có cùng anh lên núi không
Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông
Nắng chiều ngả bóng thông in đất
Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong"
Câu hỏi "Em có cùng anh lên núi không" không chỉ mang ý nghĩa mời mọc mà còn bộc lộ cảm xúc khát khao được ở gần người em xa nhà. Cảnh chiều tĩnh lặng, u hoài chất chứa bao tâm tư ở "anh". Bên rừng thông, tiếng thầm thì nhỏ nhẹ vọng về, không biết "em" có nghe thấy không. m thanh quen thuộc của quê hương càng làm "anh" thêm da diết nỗi nhớ em. Đứng trước không gian rộng lớn của núi rừng ấy, chủ thể trữ tình lại cảm thấy thật lẻ loi, cô đơn. Nếu như nắng nhẹ nhàng buông xuống, ngả bóng vào cây thông rồi in xuống mặt đất thì "anh" vẫn một mình đứng đó. Giờ đây, trong anh là bao ngổn ngang cùng nỗi nhớ thương "em" sâu sắc nhưng chẳng biết ngả vào đâu. Có thể thấy, nhà thơ đã vô cùng tinh tế khi mượn trạng thái ở sự vật để gửi gắm tâm tư, nỗi niềm của chủ thể trữ tình.
Đông qua, xuân tới, một năm sẽ đến với bao chờ mong tha thiết:
"Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua
Một năm năm tới, lại năm qua
Mà sao nắng cứ như tơ ấy
Rung tự trời cao xuống ngõ xa"
Điệp từ "xuân sắp" như muốn nhấn mạnh, khẳng định giây phút chuyển mùa từ đông sang xuân sắp tới gần. Phải chăng, đây cũng là lúc "anh" và "em" sum họp bên nhau? Nhưng thời gian có vẻ trôi lững thững quá. Ngoài kia, nắng vàng vẫn nhẹ nhàng buông xuống nhân gian như từng sợi tơ.
Với lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà thơ Vũ Quần Phương đã cho người đọc thấy được những rung cảm trong tình yêu, trong sự giao hòa cùng đất trời. Bên cạnh đó, các biện pháp tu từ như so sánh "nắng đã vàng hanh như phấn bay", đảo ngữ "Vườn sau tre mía xôn xao lá" kết hợp cùng rất nhiều hình ảnh quen thuộc, gần gũi "nắng lên khói ủ", "mái tranh", "mây trắng", "nắng hanh" như tô đậm cảnh sắc bức tranh thiên nhiên mùa đông yên bình, êm ả.
Có thể thấy, khung cảnh thiên nhiên trong tiết trời mùa đông hiện lên thật chân thực qua bài thơ "Nắng đã hanh rồi". Từ đây, ta cũng cảm nhận được những tình cảm chân thành của nhà thơ trong tình yêu, trong cuộc sống gắn bó, hòa hợp với tự nhiên.
Bài tham khảo 2:
Khung cảnh thiên nhiên luôn là một đề tài khiến cho các tác giả có thêm cảm hứng trong văn thơ. Đây là một đề tài được cả các thi sĩ thời xưa và nay yêu thích. Trong dòng thơ hiện đại, nhà thơ Vũ Quần Phương đã tạo ra một bức tranh để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc. Đó chính là tác phẩm Nắng đã hanh rồi, được trích từ tập Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian. Tác phẩm đã cho người đọc thấy được một bức tranh mùa đông tuyệt đẹp và vô cùng ấn tượng.
Hanh là một trạng thái của thời tiết những ngày giao mùa sang đông, vừa nắng vừa lạnh và còn rất khô. Đây được coi là khoảnh khắc chuyển biến thời tiết sang đông đặc trưng nhất. Và đặc biệt, loại thời tiết hanh khô này chỉ xuất hiện ở những tỉnh thành Bắc Bộ nước ta, là một điểm rất dễ nhận diện và con người cũng cảm nhận được nó. Thông qua hình ảnh những ngày nắng hanh, tác giả đã cho người đọc thấy được cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp và cả sự xuất hiện của nhân vật trữ tình trong khung cảnh đó.
Cảnh sắc thiên nhiên khi đông tới ở xung quanh nhân vật.
"Nắng đã vàng hanh như phấn bay
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày
Trước sân mây trắng về đông lắm"
Khác biệt so với những vạt nắng ngày xuân, ngày hạ, nắng đông được tác giả ví như thực thể. Nó cũng mang một màu vàng nhạt, nhưng lại nhẹ nhàng như “phấn bay” chứ không mượt mà. Những giọt nắng ở đây làm người đọc liên tưởng đến những hạt tuyết cũng nhẹ nhàng lơ lửng giữa bầu trời, điểm xuyết trong cái se lạnh đầu đông. Sau thị giác, thính giác lại được tác giả sử dụng để lắng nghe những tiếng vọng từ thiên nhiên. Đàn sếu kêu lên, âm thanh ấy vọng vào như một hồi chuông báo hiệu. Những tầng mây cũng như sà xuống tận thấp, được tác giả sử dụng những từ gợi hình trở nên vô cùng đặc sắc. Bầu trời mùa đông không xanh và trong như ngày hè, nó mang theo sự u ám của những luồng khí lạnh đang lăm le tràn về. Kết đoạn, câu hỏi "Em ở xa nhà, em có hay" làm người đọc thổn thức. Giữa cảnh buồn man mác của ngày cuối thu, lòng người nặng trĩu.
Những đoạn tiếp theo, nối tiếp theo mạch cảm xúc về nhân vật em, tác giả miêu tả chi tiết hơn những khung cảnh gắn liền với hai nhân vật. Đó là mái tranh yên bình, sau là một khu vườn mọc đầy tre với mía. Xa xa hơn là những ngọn núi trồng thông, gắn liền với kỷ niệm của cả hai.
Tâm trạng nhớ mong của nhân vật trữ tình trong truyện.
"Em có cùng anh lên núi không
Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông
Nắng chiều ngả bóng thông in đất
Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong
Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua
Một năm năm tới, lại năm qua
Mà sao nắng cứ như tơ ấy
Rung tự trời cao xuống ngõ xa"
Vào một ngày cuối thu, bỗng dưng cảnh vật làm tác giả nhớ tới một người đã xa, theo đó là bao kí ức tràn về. Thời gian như được tua nhanh, giữa hai người chia xa lại là một khoảng cách thời gian không thể vượt qua được. Nhân vật “anh” như nhỏ bé và thật cô độc. Không còn ai bên cạnh, giữa khung cảnh thiên nhiên đầy đặc trưng và xinh đẹp ấy lại cô đơn đến lạ. Phải đợi bao lâu nữa, hai người mới có thể gặp lại nhau đây?
Tác giả sử dụng những điệp từ để nhấn mạnh sự trôi qua của dòng chảy thời gian. Những phép nghệ thuật như miêu tả, nhân hoá cũng được dùng nhiều trong quá trình tả cảnh, làm người đọc dễ liên tưởng đến bức tranh tác giả muốn vẽ ấy. Lời thơ nhẹ nhàng, tha thiết làm cho người đọc cảm nhận rõ về một tình yêu tha thiết, vượt qua khó khăn về thời gian để tồn tại. Đó chính là chứng minh cho câu nói, khoảng cách và thời gian không thể làm mờ đi tình yêu.
Nắng đã hanh rồi cho người đọc thấy được một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của những ngày hanh đầu đông. Và nổi bật trên đó là hai nhân vật với tình yêu thắm thiết, dù chia xa nhưng lại không dừng.
Bài tham khảo 3:
Tình yêu thương của con người rộng như biển cả mênh mông. Tình yêu thương là lòng thương người, rộng ra là yêu thương muôn vật vạn trạng. Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. Lòng yêu thiên nhiên của con người đã thể hiện rõ nhất trong cuộc sống ngày nay. Mọi người tuyên truyền tổ chức trồng rừng, biến đồi trọc thành đồi có cây cối xum xuê bởi thiên nhiên cũng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người: cung cấp khoáng sản, cung cấp oxy và cân bằng sinh thái. Tuy nhiên trong xã hội này vẫn có những kẻ ích kỷ, chỉ biết lo lợi ích của bản thân không lo lợi ích của xã hội. Họ chặt cây, đốt phá rừng đầu nguồn, đánh bắt khai thác kiệt quệ tài nguyên khoáng sản, đánh bắt giết các động vật hoang dã,…vì lợi ích vì tiền bạc, vật chất trước mắt mà phá hủy nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng gây ra những trận lũ lụt ảnh hưởng cuộc sống yên bình của trái đất. Học sinh cần làm gì để có tình yêu thiên nhiên và luôn sống hòa hợp với thiên nhiên? Trước hết mỗi học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước, các bạn phải yêu mến và tôn trọng những gì thuộc về thiên nhiên, sử dụng tiết kiệm, không lãng phí những gì mà thiên nhiên đem lại. Biết yêu mến từ những điều đơn giản nhất từ cái cây, ngọn có, dòng sông, đồi núi, biển cả, nguồn nước. Thiên nhiên là nguồn cội, ngôi nhà chung của con người, thiên nhiên được biết đến là những điều tươi đẹp, hùng vĩ. Thiên nhiên mang lại không khí trong lành, tạo điều kiện sống, giúp con người sinh tồn và phát triển. Chúng ta nên có trách nhiệm với bản thân, với những người xung quanh và thế hệ tương lai, cùng nhau chung tay bảo vệ, gìn giữ và dành những tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc với thiên nhiên.
Bài tham khảo 4:
Trong nền văn học Việt Nam, các nhà văn, nhà thơ viết về đề tài thiên nhiên vô cùng phong phú, một nhà thơ có hồn thơ trong sáng, giàu chất thơ có thể kể đến Vũ Quần Phương với bài thơ “Nắng đã hanh rồi” lấy trong tập "Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian" đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên trong mùa đông lạnh giá.
Ngày từ đầu bài thơ, “Nắng đã hanh rồi” đó là sự chuyển biến của mùa trong năm, mọi khung cảnh đang chuyển mình, vào thời kì nắng hanh, điều đặc trưng chỉ có ở miền Bắc được tác giả phác họa lên cảnh sắc tươi đẹp:
"Nắng đã vàng hanh như phấn bay
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày
Trước sân mây trắng về đông lắm"
Ở khổ thơ này, tác giả đã cho thấy sự chuyển tiếp rõ ràng sang đông, đã không còn những ánh nắng của ngày hè chói chang, những phấn bay của đàn ong, cảnh sắc đặc biệt để mùa đông đến thật đẹp và bình yên. Tiếng kêu văng vẳng tiếng vọng của đàn sếu như báo hiệu tín hiệu đầu tiên của mùa đông sắp tới. Đâu đó con sông đang vơi dần đi những giọt nước, ốm yếu dần. Trước mắt tác giả đã hiện ra những mảng mới trước sân, “mây trắng về đông lắm”. Đông sang, bầu trời âm u hơn những đám mây trắng. Tất cả cảnh vật như được lấp đầy một màu đông sang, những cái nắng chói chang của mùa hè đã qua đi để lại những cảnh sắc thiên nhiên đó mà chuyển sang một mùa đông mới.
Mùa đông trong không gian bầu trời âm u với làn mây trắng như vậy, khung cảnh như hiện lên màu sắc mới, riêng biệt mà chỉ mùa đông mới có, tác giả nhắc đến chủ thể trữ tình “em” độc đáo trong bài thơ:
"Em có hình dung những mái tranh
Nắng lên khói ủ mộng yên lành
Vườn sau tre mía xôn xao lá"
Nhân vật trữ tình “em” được tác giả khắc họa vô cùng độc đáo, thân quen của quê nhà, những mái nhà đơn sơ trong cái nắng hanh khi đông vừa về, tất cả đã hòa mình vào mùa đông. Tác giả sử dụng ngọn khói rất đỗi thân thương và tràn đầy bình yên của quê hương, những làn gió vấn vương, trải quanh căn nhà thân thương và tràn đầy ấm áp. Đâu đó, khu vườn với khung cảnh xôn xao của lá tre tạo nên âm thanh tràn đầy màu sắc thu hút chủ thể trữ tình.
Tình cảm của anh dành cho nhân vật trữ tình “em” được tác giả nói lên trong khổ thơ này:
"Em có cùng anh lên núi không
Có nghe thầm thì tiếng rừng thông
Nắng chiều ngả bóng thông in đất
Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong"
Khổ thơ này, tác giả đã dùng hình ảnh anh - em song song để biểu thị ý nghĩa về mặt trời mọc mà còn để bộc lộ những cảm xúc khát khao, mong muốn được ở cạnh người em khi xa nhà. Trong rừng, tiếng thì thầm của cây thông nhỏ nhẹ ùa về, liệu em có nghe thấy những tiếng thì thầm đó và nhớ đến anh trong buổi chiều âm u và đầy tâm tư nơi anh. Đó là nỗi nhớ của anh dành cho em, với không gian rộng lớn như vậy, nhân vật trữ tình lại cảm thấy trống vắng, lẻ loi. Ánh nắng chiều tà ngả bóng hàng thông, bao nhớ nhung ùa về mà chỉ anh còn đứng một mình nơi đây đợi em, đợi người em yêu thương của anh. Nhà thơ đã gửi gắm biết bao tâm tư, tình tế khi mượn trạng thái của những sự vật xung quanh đầy thân thuộc và gần gũi với con người.
Thế rồi mùa đông sắp qua đi, xuân lại đến với bao hi vọng, niềm vui mới:
"Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua
Một năm năm tới, lại năm qua
Mà sao nắng cứ như tơ ấy
Rung tự trời cao xuống ngõ xa"
Đông qua, xuân đến, tác giả lại miêu tả thời khắc chuyển giao của mùa xuân, điệp từ “xuân sắp” có thể đây là thời điểm thích hợp để sum vầy, để anh em ta được ở bên nhau sau những ngày tháng xa cách. Có lẽ thời gian đã trôi quá chậm để đến thời điểm giao khắc đó. Ánh nắng ngoài kia vẫn đong đầy, nhẹ nhàng buông xuống từ trời cao đầy suy tư của nhân vật trữ tình.
Những lời thơ chan chứa cảm xúc ấm áp đã lay động trái tim bao độc giả yêu thơ, nhà thơ Vũ Quần Phương đã khắc họa những khung bậc và rung cảm trong tình yêu đầy chan chứa. Ngoài ra, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật độc đáo, những lời thơ đầy tính truyền cảm kết hợp với hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi, “mây trắng”, “nắng hanh” tạo nên một tổng thể thẩm mĩ đầy tinh tế và sáng tạo. Từ đó, ta cảm nhận được ở tác giả Vũ Quần Phương tình yêu quê hương, tình cảm chân thành trong tình yêu và gắn bó với cuộc sống hòa hợp vào thiên nhiên.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ ( thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt ). (10 mẫu)
Câu 2:
Để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu, tác giả đã dùng những dẫn chứng, lí lẽ nào?
Câu 4:
Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay kết hợp hai nội dung? Cách trình bày như vậy có ưu điểm gì?
Câu 5:
Câu 6:
Ngữ liệu trên có phải một bài viết hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy?
Câu 7:
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!