Câu hỏi:

12/07/2024 1,238 Lưu

Phân tích nhân vật Hê-ra-clét trong đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp). 

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Dàn ý phân tích Hê-ra-clét

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm: "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng".

II. Thân bài:

1. Đặc sắc về nội dung:

* Nội dung chính của truyện: kể về hành trình đi tìm táo vàng để mang về cho nhà vua Ơ-ri-xtê.

* Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng.

* Hình tượng người anh hùng Hê-ra-Clét:

- Sức mạnh phi thường: Cuộc chiến đấu anh hùng của Hê-ra-clét với Ăng-tê trong hành trình đi tìm quả táo vàng:

Ăng-tê là con của thần Đất cho nên Ăng-tê luôn được thần Đất tiếp sức mạnh.

Hê-ra-clét ba lần quật Ăng-tê xuống đất tưởng gã khổng lồ chết hẳn nhưng hắn lại vùng dậy dưới sự giúp sức của Nữ thần Đất mẹ Gai-a.

Hê-ra-clét đã nhanh trí tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của Ăng-tê nên đã giành được chiến thắng.

- Lòng nhân ái: Cuộc giải cứu thần Prô-mê-tê bằng tấm lòng nhân hậu của Hê-ra-clét trong hành trình đi tìm quả táo vàng:

Prô-mê-tê là vị thần đã trao cho con người một thứ vũ khí đặc biệt mà không có bất cứ loài vật nào dám xâm phạm nhưng lại bị thần Dớt trừng phạt bằng cực hình trong nhiều thế kỉ mà không hề kêu than.

Khi thấy cảnh tượng bất công như vậy, Hê-ra-clét đã ra tay giải cứu thần Prô-mê-tê và được thần đền ơn bằng cách chỉ đường cho Hê-ra-clét đi lấy được táo vàng.

- Trí tuệ thông minh: Cuộc đấu trí với thần Át-lát trong hành trình đi tìm quả táo vàng:

Do thần Át-lát đứng về phía các Ti-tăng chống lại thần Dớt nên bị thần Dớt trừng phạt bằng cách "khom lưng giơ vai chống đội bầu trời".

Hê-ra-clét đã nhận lời chống đỡ bầu trời giúp cho thần Át-lát để thần Át-lát đi lấy táo vàng nhưng khi trở về, thần Át-lát lại dở trò đen tối muốn Hê-ra-clét chịu cực hình thay cho mình. Tuy nhiên, đã bị Hê-ra-clét nắm được mưu đồ.

Sau khi trải qua rất nhiều biến cố, Hê-ra-clét đã đem được táo vàng về cho nhà vua.

2. Những nét đặc sắc về nghệ thuật:

- Cốt truyện hấp dẫn.

- Yếu tố kì ảo, hoang đường:

Có sự xuất hiện của các vị thần như thần Đất, thần Biển, thần Át-lát, thần Prô-mê-tê,...

Ăng-tê mỗi lần ngã xuống đất đều được tiếp thêm sức mạnh từ thần Gai-a, gan của thần Prô-mê-tê bị đại bàng mỏ quắm mổ bụng ăn gan nhưng ban đêm nó lại mọc lại nguyên vẹn.

Thần Át-lát và Hê-ra-clét đều có thể chống đỡ bầu trời.

III. Kết bài:

- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của tác phẩm.

Mẫu 1

Nhân vật chính là linh hồn của mỗi tác phẩm văn học. Qua nhân vật, tác giả gửi gắm những quan niệm, suy tư về con người và cuộc đời, mang đến những bài học thông điệp ý nghĩa, sâu sắc. Đọc truyện "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" trích trong thần thoại Hy Lạp, ta luôn bị ấn tượng và cuốn hút bởi nhân vật Hê-ra-clét. Hê-ra-clét tuy là người phàm nhưng có sức mạnh "sánh tựa thần linh".

Hê-ra-clét là con riêng của thần Dớt cho nên luôn bị vợ của thần Dớt tức nữ thần Hê-ra thù ghét và tìm cách tiêu diệt. Từ khi mới mười tháng tuổi, nữ thần Hê-ra đã cho hai con rắn trườn vào đề cắn chết cậu bé nhưng kì lạ thay Hê-ra-clét đã bóp chết chúng. Hê-ra-clét tuy là người phàm nhưng lại mang sức mạnh tựa thần thánh. Hê-ra-clét tài giỏi, lập được nhiều chiến công lớn được nhà vua gả công chúa cho nhưng lại bị nữ thần Hê-ra dùng phép thuật khiến cho Hê-ra-clét phát điên giết hết vợ con. Chính vì vậy, Hê-ra-clét lại phải chịu sự trừng phạt của thần Dớt do nữ thần Hê-ra yêu cầu. Thần Dớt không còn cách nào khác đành phải rời xa con trai yêu quý của mình, Hê-ra-clét bị bắt đi làm đầy tớ cho vua Ơ-ri-xtê - một vị vua "ốm yếu và hèn nhát". Hê-ra-clét liên tục bị Ơ-ri-xtê sai đi làm những việc khó khăn và nguy hiểm.

Nổi bật trong toàn bộ văn bản, nhân vật Hê-ra-clét hiện lên với bản lĩnh oai hùng, không khuất phục trước thử thách, khó khăn. Trong hành trình đi tìm táo vàng do vua Ơ-ri-xtê sai khiến, Hê-ra-clét đã gặp muôn vàn trắc trở. Không ai có thể biết chính xác địa điểm của cây táo vàng, chính vì vậy chàng phải lặn lội từ châu u sang Châu Á để hỏi đường. Thậm chí, trên đường đi, chàng phải giao đấu với hai cha con thần Chiến tranh A-rét, đi tìm thần Biển Nê-rê, phải đi ngược lên miền cực Bắc, băng qua sa mạc nóng như thiêu và phải chiến đấu với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê. Dù gian khổ là vậy, nhưng chàng chưa một lần từ bỏ, luôn sẵn sàng đương đầu và quyết tâm vượt qua mọi chông gai. Nó cho thấy ý chí, nghị lực phi thường của người anh hùng Hê-ra-clét trong hành trình chinh phục mục tiêu.

Nếu như giai đoạn trước, nhân vật thần thoại chủ yếu gắn liền với thánh thần thì ở giai đoạn này, Hê-ra-clét mang dáng dấp của con người nhưng vẫn chứa đựng sức mạnh siêu phàm của đấng thần linh. Trận giao chiến giữa Hê-ra-clét với gã khổng lồ Ăng-tê - đứa con trai của nữ thần Gai-a diễn ra rất quyết liệt. Ba lần quật ngã tưởng Ăng-tê chết hẳn thì thoáng một cái hắn đã bật dậy nhờ sự giúp sức của Đất mẹ Gai-a. Nắm được điều này, Hê-ra-clét đã nhanh trí lợi dụng lúc sơ hở và nhấc bổng Ăng-tê cho chân lìa khỏi mặt đất khiến cho hắn chết hẳn không sao cứu được. Hê-ra-clét là người phàm nhưng sức mạnh của chàng đã sánh ngang với đấng thần linh. Đây chính là chiến thắng của người anh hùng phàm trần khiến cho thần thánh cũng phải chịu thua.

Sức mạnh và trí tuệ của Hê-ra-clét còn được thể hiện ở việc Hê-ra-clét nhận lời chống trời để thần Át-lát đi lấy táo vàng và cuộc đấu trí với thần Át-lát để tiếp tục cuộc hành trình trở về Mi-xen dâng những quả táo cho Ơ-ri-xtê. Phải chăng quyết tâm lấy được táo vàng của Hê-ra-clét đã khiến cho chàng trở nên khỏe mạnh phi thường? Khi Át-lát đem táo trở về, thần đã nảy ra một mưu đồ đen tối đó là để cho Hê-ra-clét chịu cực hình thay mình mình nhưng thần đâu thể ngờ Hê-ra-clét là một người có trí tuệ siêu phàm. Trước ý định không mấy tốt đẹp đó, Hê-ra-clét đã nhanh trí tìm ra cách giải thoát cho mình. Qua những cuộc chiến đấu của Hê-ra-clét, chúng ta có thể thấy quá trình đi lấy táo vàng về cho nhà vua quả là một quá trình trải đầy gian nan và vất vả. Để lấy được táo vàng, Hê-ra-clét không chỉ phải chiến đấu với nguyên Ăng-tê và thần Át-lát mà Hê-ra-clét còn phải chiến đấu với rất nhiều vị thần khác, trải qua rất nhiều khó khăn như lên cực Bắc, đi qua sa mạc nóng như thiêu,... để lấy được táo vàng. Nó cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của người anh hùng Hê-ra-clét trong nỗ lực đi đến vinh quang.

Không chỉ là người có sức mạnh phi thường, có trí tuệ siêu phàm, Hê-ra-clét còn là người có tấm lòng nhân hậu. Trên đường đi tìm táo vàng cho nhà vua, Hê-ra-clét thấy thần Prô-mê-tê đang phải chịu cực hình do thần Dớt trừng phạt. Trong thần thoại Hy Lạp, Prô-mê-tê là vị thần đã có công khai sáng, trao cho con người ngọn lửa thiêng để làm vũ khí tự vệ mà không có loài vật nào có được. Chứng kiến cảnh tượng tàn nhẫn đang diễn ra,, Hê-ra-clét không ngại ngần ra tay bắn chết con đại bàng để cứu vị thần đã có công với loài người và được thần Prô-mê-tê trả ơn bằng cách chỉ cho Hê-ra-clét đi gặp thần Át-lát để nhờ lấy táo vàng. Hành động của Hê-ra-clét chính là một minh chứng cho "cái tài" và "cái đức" song hành với nhau.

Những nét đặc sắc về nghệ thuật đã góp phần vào thành công trong việc khắc họa hình tượng của người anh hùng Hê-ra-clét. Nhân vật được khắc họa chủ yếu thông qua lời nói và hành động. Ngoài ra, các yếu tố hoang đường, kì ảo như Hê-ra-clét chống trời giúp cho thần Át-lát, buồng gan của Prô-mê-tê, hệ thống nhân vật các vị thần,... đã góp phần vào việc khắc họa vẻ đẹp hình tượng của người anh hùng Hê-ra-clét.

Truyện "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" đã khắc họa thành công nhật Hê-ra-clét tài giỏi, có trí tuệ và bản lĩnh, gặp khó khăn nhưng chưa bao giờ bỏ cuộc. Nhân vật Hê-ra-clét tuy chỉ là nhân vật được sáng tạo dựa trên trí tưởng tượng của người xưa nhưng đây là nhân vật đáng kính và đáng để chúng ta học hỏi nhiều điều. Qua nhân vật Hê-ra-clét, tác giả muốn nhắn nhủ cho bạn đọc bài học về sức mạnh của ý chí và tấm lòng nhân hậu.

Mẫu 2

Không giống với những tác phẩm thần thoại mà chúng ta được học về các vị thần, truyện "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" lại kể về một người phàm nhưng có sức manh tựa thần linh. Tác phẩm "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" được trích trong thần thoại Hy Lạp, kể về chiến công lẫy lừng cuối cùng của người anh hùng Hê-ra-clét .

Truyện "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" ca ngợi người anh hùng cổ đại với những phẩm chất cao đẹp. Truyện kể về những biến cố mà Hê-ra-clét gặp phải khi đi tìm táo vàng cho nhà vua Ơ-ri-xtê và cách Hê-ra-clét chiến đấu, đối mặt với những biến cố, thử thách. Bên cạnh đó, truyện đã khắc họa thành công người anh hùng Hê-ra-clét với sự gan dạ, thông minh và có sức khỏe phi thường để chiến thắng mọi kẻ xấu.

Truyện đã xây dựng hình tượng nhân vật Hê-ra-clét với những phẩm chất tốt đẹp. Quá trình Hê-ra-clét đi tìm táo vàng cho nhà vua phải trải qua muôn vàn thử thách. Trước hết chẳng ai biết rõ cây táo có quả táo vàng mà nhà vua cần tìm ở đâu, "Ở biển Đông hay biển Mặt Trời lặn? Ở trong vùng sa mạc cát nóng hay dưới chân những ngọn núi tuyết phủ quanh năm? Người kể thì nhiều nhưng người đi thì xem ra chưa có một ai". Điều đó đã đặt ra một khó khăn vô cùng to lớn đối với Hê-ra-clét. Cây táo vàng là món quà của Đất mẹ Gai-a tặng cho nữ thần Hê-ra làm quà mừng ngày nữ thần kết hôn với đấng phụ vương Dớt. Chính vì vậy, nữ thần Hê-ra vô cùng sung sướng và coi đây là món quà quý. Nàng cho người trông coi rất nghiêm ngặt bởi con rồng La-đông và ba chị em tiên nữ E-xpê-rit. Chúng ta có thể thấy nhiệm vụ đi lấy táo vàng là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đòi hỏi Hê-ra-clét phải có ý chí vững chắc thì mới có thể lấy được táo vàng đem về cho nhà vua.

Trải qua bao thử thách như "giao đấu với hai cha con thần "Chiến tranh A-rét, đi tìm thần biển Nê-rê để hỏi đường", đi lên cực Bắc, băng qua sa mạc,... chàng còn phải chiến đấu với gã khổng lồ Ăng-tê. Trong ba lần giao đấu, Hê-ra-clét cố gắng quật Ăng-tê xuống đất nhưng hắn không chết vì chiếc "bùa hộ mệnh" của mình. Biết được điều này, Hê-ra-clét đã lừa miếng sơ hở, nhấc bổng gã khổng lồ gian ác để nữ thần Đất Mẹ Gai-a không thể tiếp sức được cho đứa con của mình nữa. Bằng sức mạnh và trí tuệ của mình, Hê-ra-clét đã tạo nên chiến công vang dội khi hạ gục được cả thế lực thần thánh. Chúng ta có thể thấy, Hê-ra-clét chính là vị anh hùng vĩ đại với sức mạnh phi thường.

Không chỉ là một người tài giỏi, có sức mạnh tựa đấng thần linh, Hê-ra-clét còn là người có tấm lòng nhân hậu, luôn đứng ra để bảo vệ công lí, bảo vệ lẽ phải. Trong hành trình đi tìm quả táo vàng Hê-ra-clét đã bắt gặp thần Prô-mê-tê bị đóng đanh xiềng vào núi đá. Prô-mê-tê là vị thần đã trao cho con người một thứ vũ khí đặc biệt mà không có bất cứ loài vật nào dám xâm phạm. Thế nhưng vị thần này lại bị thần Dớt trừng phạt bằng cực hình trong nhiều thế kỉ mà không hề kêu than. Chứng kiến cảnh tượng xót xa và tàn nhẫn ấy, Hê-ra-clét đã ra tay giải cứu thần Prô-mê-tê. Cảm động trước tấm lòng của Hê-ra-clét Prô-mê-tê khuyên chàng hãy nhờ đến sự giúp sức của thần Át-lát nếu muốn lấy được quả táo vàng. Hành động cứu người của Hê-ra-clét là một hành động đáng kính vì không phải bất cứ ai cũng đủ can đảm để đứng ra bảo vệ lẽ phải.

Hành trình đi tìm táo vàng của Hê-ra-clét đã gần đến đích nhưng Hê-ra-clét vẫn phải trải qua cuộc đấu trí căng thẳng với thần Át-lát. Do thần Át-lát đứng về phía các Ti-tăng chống lại thần Dớt nên bị thần Dớt trừng phạt bằng cách "khom lưng giơ vai chống đội bầu trời". Để thần Át-lát đi lấy táo vàng cho mình, Hê-ra-clét đã nhận lời chống đỡ bầu trời giúp thần Át-lát nhưng khi trở về thần lại dở trò muốn Hê-ra-clét chịu cực hình thay. Tuy nhiên Hê-ra-clét đã khôn khéo ứng phó với mưu đồ của thần Át-lát bằng cách bày tỏ sự biết ơn với sự giúp đỡ của thần Át-lát và đã nhanh trí bảo thần Át-lát ghé vai một lát để Hê-ra-clét đi kiếm tấm áo, tấm da lót vào. Nói xong Hê-ra-clét "chuồn nhanh ra khỏi gánh nặng bầu trời" để đem táo vàng về cho nhà vua.

Những nét đặc sắc về nghệ thuật góp phần tạo nên thành công trong việc khắc họa hình tượng nhân vật Hê-ra-clét. "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" có cốt truyện hấp dẫn, thời gian và không gian cổ xưa. nhân vật mang sức mạnh phi thường. Truyện còn chứa đựng các yếu tố kì ảo, hoang đường như sự xuất hiện của các vị thần như thần Đất, thần Biển, thần Át-lát, thần Prô-mê-tê,... Ăng-tê mỗi lần ngã xuống đất đều được tiếp thêm sức mạnh từ thần Gai-a, gan của thần Prô-mê-tê bị đại bàng mỏ quắm mổ bụng ăn gan nhưng ban đêm nó lại mọc lại nguyên vẹn hay thần Át-lát và Hê-ra-clét đều có thể chống đỡ bầu trời giúp cho câu chuyện trở nên li kì và hấp dẫn hơn.

Trang sách khép lại nhưng những dư âm về chiến thắng hào hùng của Hê-ra-clét vẫn còn vang vọng quanh ta. Truyện "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" cho đến này vẫn còn nguyên giá trị và được độc giả khắp nơi trên thế giới đón nhận. Truyện đã đem đến cho người đọc bài học về sự dũng cảm, về ý chí nghị lực thông qua cách xây dựng hình tượng nhân vật Hê-ra-clét.

Mẫu 3

Nhắc đến thể loại “thần thoại” đặc biệt là thần thoại Hy Lạp, người ta thường nhắc ngay đến những truyện mang tính chất hoang đường ảo tưởng nhưng trong đó cũng chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị quan trọng về nhiều mặt, dù đã ra đời từ rất lâu nhưng nó vẫn là thể loại nổi tiếng và hết sức hấp dẫn, mang sức sống lâu bền cho đến ngày nay, trên khắp thế giới. Ta biết đến truyện thần thoại tác phẩm với sự xuất hiện biết bao những vị thần, anh hùng mang sức mạnh phi thường cùng sứ mệnh thiêng liêng đối với nhân loại. Một trong những anh hùng hội tụ đầy đủ những phẩm chất cao đẹp cùng sức mạnh đáng ngưỡng mộ ấy phải kể đến Hê-ra-clét. Trong “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” người đọc hoàn toàn được đón nhận cách lí giải mới, nhận thức mới về nguồn gốc của loài người, của vũ trụ, khắc họa thành công hình ảnh ấy, hình ảnh một anh hùng Hê-ra-clét với hình hài của một con người nhưng mang năng lực của một chiến thần với những chiến công vang dội.

Vũ Ngọc Khánh trong công trình chủ biên của mình là Kho tàng thần thoại Việt Nam đã đưa ra nhận định: “Thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lí giải vũ trụ và chinh phục vũ trụ của con người”. Thần thoại bao gồm những truyện kể dân gian về các vị thần, những nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh nhận thức, cách lí giải của con người cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người. Thần thoại Hy Lạp đóng vai trò rất quan trọng trên thế giới, tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn minh nhân loại. Nội dung của thần thoại Hy Lạp kể về nguồn gốc thế giới, ý nghĩa tín ngưỡng hay các lễ nghi tôn giáo, những chiến công của các vị thần hay người anh hùng có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Hê-ra-clét một kiểu nhân vật anh hùng mang một sức mạnh “sánh tựa thần linh”, con riêng của thần Dớt và bị nữ thần Hê-ra – vợ của cha mình thù ghét, là một con người mang hình thể khỏe mạnh dù gặp phải rất nhiều thử thách khó khăn ngay từ nhỏ đến lớn nhưng Hê-ra-clét đều không những không bị hãm hại hay bị diệt trừ mà còn giúp mình khám phá ra sức mạnh tiềm tàng. Một con người với đầy đủ phẩm chất của một bậc “trang anh” dễ dàng đạt được nhiều chiến công vang dội dù vượt qua mọi hành trình trắc trở, hành trình đi tìm những quả táo – chiến công thần kì cuối cùng của Hê-ra-clét trong “Hê-ra-clét đánh dấu một cột mốc quan trọng và cũng hoàn toàn bộc lộ được vẻ đẹp của chàng.

Hê-ra-clét với sự dũng cảm, gan dạ khó ai sánh bằng. Một chàng trai bị chính mẹ kế của mình hãm hại phải làm đầy tớ trong suốt 12 năm cho một ông vua ốm yếu, hèn nhát, phải cung phụng làm theo mọi điều ông ta sai khiến, biết hành trình đi tìm những quả táo vàng hết sức gian truân nhưng Hê-ra-clét chẳng ngại ngần hay nao núng, dứt khoát vượt qua ngàn chông gai để mong tới đích đến viên mãn. Một mình không cần sự giúp đỡ hỗ trợ của ai, bằng năng lực của bản thân để lên đường. “Vườn táo này ở đâu? Người kể thì nhiều nhưng người đi xem ra chưa thấy có một ai. Khi vườn nơi trồng cây táo vàng rất thâm nghiêm. Nữ thần Hera giao khu vườn cho một con rồng tên là La Đông canh giữa. Một con rồng có tới trăm cái đầu…có người kể không phải là La- Đông có một trăm cái đầu mà chỉ có một thôi, nhưng đặc biệt nó không lúc nào ngủ cả, mắt nó lúc nào cũng mở trừng trừng. Cẩn thận hơn Hê- ra còn giao cho ba chị em tiên nữ Nanh- phơ (Chiều Hôm) trông coi.” Một Khu vườn rất bí ẩn, ít ai biết đến và đặc biệt được trông coi rất cẩn thận lại càng tô đậm thử thách khó khăn cho Hê-ra-clét. Đích đến chông gai mà hành trình chẳng hề dễ dàng, chàng trai lần lượt qua mọi thử thách, Giết con sư tử ở nê-mê, giất mãng xà Hi-drơ ở Léc-nơ, bắt sống bò mọng ở đảo Crét, giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A- rét, đi tìm thần biển nê- rê để hỏi đường, phải đi ngược lên miền cực bắc, phải băng qua vùng sa mạc nóng như thiêu như đốt, đến khi đặt chân đến đất nước Ai Cập ,suýt bị vua Ai Cập bắt làm vật hiến tế. Người anh hùng đã chiến đấu để giải thoát cho mình và tiếp tục lên đường. Thử thách cứ ùn ùn đập đến, thế nhưng chẳng có gì làm khó được người, không bỏ cuộc, không than vãn, không nản chí thay vào đó là một ý chí một tinh thần quyết tâm nghị lực vượt qua trùng trùng khó khăn thử thách. Dường như những gian truân gặp trên đường đời, dù có to lớn, có mạnh mẽ đồ sộ đến mức nào cũng đều dễ dàng bại trận trước những phẩm chất ý chí cao cả của con người. Những tính cách ấy, những vẻ đẹp ấy đã giúp Hê-ra-clét đến gần hơn tới đích. Nào đâu chỉ nhiêu đấy là đủ cho sự chiến thắng giương cao, sự kiên trì trong vị anh hùng cũng được phát huy cao độ và trở thành một vũ khí tối tân giúp anh ta chiến thắng trong những cuộc chiến đấu gay cấn khó nhằn, “Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng- tê diễn ra vô cùng quyết liệt. Ba lần Hê-ra-clét quật Ăng-tê ngã xuống đất, tưởng Ăng-tê chết hẳn vậy mà chỉ thoáng một cái, Ăng- tê lại bật dậy, tiếp tục giao đấu Hê-ra-clét”, sự nhẫn nại, quyết tâm chiến đấu in hằn trong tim khiến Hê-ra-clét chẳng thể gục ngã hay nao núng, không chỉ vậy người còn nhờ tài trí của mình, bình tĩnh tìm kiếm những sơ hở rồi chiến thắng, tại đây bằng việc phát huy sự thông minh, nhạy bén, mưu trí với tài năng suy luận của mình, “người thông minh là người biết tạo ra cơ hội” Hê-ra-clét đã dễ dàng tìm ra điểm mạnh của đối thủ, quyết loại từ “lá bùa hộ mệnh” của Ăng- tê, “Lừa một miếng sơ hở, Hê-ra-clét gồng mình nhấc bổng Ăng-tê lên cho chân lìa khỏi mặt đất rồi chàng xoay ngược đầu Ăng-tê xuống. Lần này thì Ăng -tê chết thật, chết không cách gì cứu vãn được. Đành chịu để nó thiệt phận trong đôi tay rắn như sắt của Hê-ra-clét”. Cuộc giao đấu vô cùng gay cấn, quyết liệt , một lần làm tỏa sáng Hê-ra-clét – một sức mạnh phi thường Hê-ra-clét ba lần quật Ăng-tê, gồng mình nhấc bổng Ăng-Tê chiến đấu quật cường, một sự thông minh sáng dạ, thông minh cho đến thử thách cuối cùng, tỉnh táo trong mọi tình huống. Trong việc Thần Át Lát sau khi lấy được ba quả táo vàng thì nảy sinh ý nghĩ đen tối, vẫn là một Hê- ra-clet hoàn toàn tỉnh táo và nhạy bén đoán được ngay không để lời lẽ khôn khéo mềm mỏng làm ảnh hưởng và chàng cũng dùng sự thông minh của mình để khiến Vị thần Át- lát phải thua cuộc , cuộc đấu trí giữa Hê- ra-clet và thần Át -lát chứng minh cho chúng ta thấy Hê- ra-clet không chỉ là vì thần có sức mạnh vĩ đại, dũng cảm kiên cường mà còn tô đậm sự thông minh, khôn khéo và tài trí. Trong cuộc giúp đỡ cho vị thần Át-lát ấy, chàng anh hùng một lần nữa chứng minh được sức mạnh phi thường bền bỉ của mình, Hê-ra-clét đỡ lấy bầu trời cho thần Át- lát, ghé vai vào giơ lưng ra chống đỡ bầu trời, “Một sức nặng ghê gớm, chưa từng thấy, đè lên vai và lưng người con trai của thần Dớt Vĩ Đại. Gân cốt trong người chàng như căng ra. Khỏe mạnh như chàng mà khi ghé vai vào chống đỡ còn loạng choạng, mồ hôi ra như tắm”. Nhờ nữ thần A-tê-na lúc nào cũng ở bên người con trai yêu quý của thần Dớt để truyền thêm sức lực cho chàng. Một con người bằng xương bằng thịt giờ đây có thể dang tay để đỡ lấy bầu trời nặng trĩu to lớn kia, không có sức mạnh phi thường, không có sự kiên trì thì xem ra khẳng định đó là việc quá sức, quá hoang đường. Hê-ra-clét trở thành một anh hùng mang sức mạnh vô thường vô biên thật đáng ngưỡng mộ. Một chàng trai với đủ nghị lực đủ thông minh đủ sức mạnh lại mang thêm một trái tim nhân hậu sẵn sàng xả thân cứu những người gặp nạn như Hê-ra-clét hoàn toàn toát lên một vẻ đẹp sáng chói tựa châu báu lung linh và đầy giá trị. Chàng cứu vị ân nhân của mình không cần đắn đo suy nghĩ, chặt tung xiềng xích giải phóng Prô-mê-tê, hành động bộc phát ra từ lòng yêu thương trân trọng con người, vì con người mà sẵn sàng lăn xả, sẵn sàng giúp đỡ dù biết mọi chuyện sẽ chẳng hề dễ dàng, chàng cứu Prô-mê-tê bị xiềng là đang cứu cho con người tự do chân chính, Prô-mê-tê là một biểu tượng khẳng định sức mạnh của con người trong cuộc đấu tranh cho văn minh, tự do, hạnh phúc. Prômêtê bị xiềng nhưng không xiềng xích nào trói buộc được, giam giữ được lý tưởng cao quý của Prômêtê, càng chịu đau khổ nhường nào thì càng bất tử mà mạnh mẽ nhường đấy, Sự đấu tranh không khoan nhượng, không khuất phục trước kẻ thù. Hê-ra-clét là hiện thân của một con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực: gan dạ, dũng cảm, mạnh mẽ, đầy thông minh, mưu trí, bản lĩnh vượt qua những thử thách, những gian truân trong cuộc sống và luôn kiên trì trên con đường đi tìm và đấu tranh cho tự do. Cuộc giải thoát cho Prô- mê-tê, vị thần ân nhân của loài người là minh chứng cho thấy tinh thần xả thân sẵn sàng cứu giúp những khổ nạn, hiện thân cho tinh thần quả cảm, lòng nhân ái của con người, là hình tượng tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần của người anh hùng cổ đại với những chiến công phi thường.

“Hê-ra-clét đi tìm táo đỏ” đây là một văn bản thần thoại Hy Lạp nổi tiếng phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của lửa. Tác phẩm khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng Hê-ra-clet dũng cảm, tài giỏi, nhanh trí và đầy bản lĩnh, gặp khó khăn vẫn không bỏ cuộc, cho thấy quyết tâm chinh phục mục tiêu của những người anh hùng cổ đại, và có tính liên hệ tới xã hội hiện nay, khuyến khích con người nên nỗ lực, cố gắng để chạm tới mục tiêu. Truyện thể hiện được những đặc điểm của thần thoại việc xây dựng cốt truyện logic, các sự việc liên quan và móc nối với nhau, cách xây dựng nhân vật anh hùng điển hình cùng lời văn, ngôn từ phù hợp đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật, tạo nên sức hấp dẫn và giá trị của câu chuyện tới tận ngày nay. Hình ảnh, nhân vật được nhắc tới mang tính tượng trưng, thể hiện quan niệm của con người cổ đại về thế giới. Hê-ra-clét thật sự xứng đáng với cái danh anh hùng với vẻ đẹp riêng biệt, một con người bình thường nhưng mang sức mạnh phi thường.

Mẫu 4

Thần thoại Hy Lạp cho chúng ta hiểu biết hơn về trí tuệ, trí tưởng tượng phong phú của người Hy Lạp thời cổ đại. Sức hấp dẫn đặc biệt của thần thoại Hy Lạp đã làm nên sự trường tồn của di sản văn hóa này cho đến tận ngày nay. “Hê-ra-clét đi tìm cá vàng” hay hình tượng nhân vật Hê-ra-clét đều là những sản phẩm đặc sắc đem lại cho người đọc những cái nhìn mới mẻ, nhân thức sâu rộng hơn về thế giới loài người, dù hoang đường dù thần thoại những đây vẫn là thể loại thể hiện những nét độc đáo cùng ấn tượng khó có thể phai nhòa.

Thần thoại là một trong những thể loại đặc sắc, kể về truyền thuyết những vị thần, những anh hùng có mang theo yếu tố kỳ ảo. Thần thoại Hy Lạp được coi là cái nôi, là áng văn nổi danh và phổ biến nhất trong chặng đường thần thoại. Tác phẩm "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" là một trong những thần thoại Hy Lạp nổi danh, kể về người anh hùng Hê-ra-clét và những chiến công lẫy lừng của người anh hùng vĩ đại.

Tác phẩm "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" có nội dung ca ngợi hình tượng người anh hùng của người Hy Lạp hội tụ đầy đủ những phẩm chất cao đẹp. Bối cảnh truyện là khi Hê-ra-clét theo ý nhà vua Ơ-ri-xte đi tìm quả táo vàng. Trên đường đi gặp nhiều biến cố khác nhau, có những thử thách khó khăn nhưng chàng đều vượt qua. Thông qua đó, người đọc có thể thấy được những phẩm chất tốt đẹp của Hê-ra-clét là sự gan dạ, thông minh và một sức khỏe phi thường giành thắng lợi trước những kẻ xấu xa.

Khó khăn đã bắt nguồn từ vấn đề đầu tiên, chàng không biết được vị trí chính xác của cây táo vàng nhà vua cần ở đâu. "Ở biển Đông hay biển Mặt Trời lặn? Ở trong vùng sa mạc cát nóng hay dưới chân những ngọn núi tuyết phủ quanh năm? Người kể thì nhiều nhưng người đi thì xem ra chưa có một ai". Đó chính là khó khăn lớn nhất từ khi chưa bắt đầu, nhưng không nản lòng, chàng bắt đầu cuộc hành trình của mình. Nhưng nguồn gốc của cây táo là của nữa thần Hê-ra, là một nhiệm vụ khó khăn yêu cầu rất lớn đối với những kẻ muốn có được. 

Những khó khăn chàng gặp trên đường có thể được kể đến như "giao đấu với hai cha con thần "Chiến tranh A-rét, đi tìm thần biển Nê-rê để hỏi đường", đi lên cực Bắc, băng qua sa mạc,... Khó khăn nhất là khi chiến đấu với tên khổng lồ Ăng-tê. Nhờ hình thể và tấm “bùa hộ mệnh”, hắn không chết và làm cho Hê-ra-clét gặp rất nhiều vất vả. Nhờ vào sơ hở của gã, Hê-ra-clét đã quật ngã và khiến cho Gai-ga không thể bảo hộ gã nữa. Vậy là chỉ với sức một người, Hê-ra-clét đã có thể hạ gục được một vị thần, còn là con trai của nữ thần Đất Mẹ Gai-ga. Chi tiết này giống hầu hết các chi tiết khác trong thần thoại Hy Lạp, người Hy Lạp cổ vươn tới ước mơ về sức mạnh phi thường của loài người có thể sánh ngang với các vị thần. 

ADVERTISEMENT

Chân dung vị anh hùng Hê-ra-clét còn được khắc họa qua khía cạnh chàng sở hữu một trái tim hiền lành và tấm lòng nhân hậu. Trên đường đi, chàng gặp phải vị thần Prô-mê-tê, người đã trao cho con người những thứ vũ khí tuyệt vời. Tuy nhiên người lại bị thần Dớt đóng đinh vào núi đá hàng trăm năm mà không hề oán than. Vừa cảm động, vừa phải chứng kiến cảnh tượng tàn nhẫn ấy, Hê-ra-clét đã ra tay giải cứu. Và chính tấm lòng đó của chàng đã khiến thần xúc động và chỉ đường dẫn lối trên hành trình đi tìm quả táo vàng.

Sự nhanh trí của chàng thể hiện ở chi tiết đối phó với thần Át-lát, người đứng về phía các Ti-tăng chống lại thần Dớt. Vậy nên vị thần này bị thần Dớt trừng phạt bằng cách "khom lưng giơ vai chống đội bầu trời". Hê-ra-clét đã nhanh trí khiến cho vị thần vùa đi lấy quả táo vàng cho mình, vừa ứng phó để không phải là kẻ “chịu tội thay” cho thần Át-lát. Sau khi thành công chống lại vị thần và lấy được quả táo vàng, chàng đã nhanh chóng trở về và đem quả táo giao cho nhà vua. 

Truyện có nét đặc sắc và độc đáo trong việc xây dựng những hình ảnh về người anh hùng vĩ đại, Bên cạnh đó, những vị thần xuất hiện có tốt, có xấu như sự chứng minh về những tính cách khác nhau của con người trong cuộc sống. Lời kể truyện và cốt truyện vô cùng hấp dẫn, mới lạ khiến cho người đọc bị thu hút và tập trung vào câu chuyện. Cuộc chiến đấu giữa con người, kể cả sức mạnh và trí thông minh con người đều chiến thắng. Đây chính là khát vọng lớn nhất của người Hy Lạp cổ, chinh phục sức mạnh và thiên nhiên.

Khép lại câu chuyện, hình ảnh người anh hùng vẫn sống động trước mắt của người đọc. Thông qua hình ảnh "Hê-ra-clet đi tìm táo vàng", ta còn thấy được những giá trị về tinh thần của người Hy Lạp cổ truyền vào câu chuyện.

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Mẫu 1

Chèo là một loại hình sân khấu dân gian kết hợp nghệ thuật hát, múa, diễn rất hài hoà. Các làn điệu chèo rất phong phú, đa dạng; lời chèo thấm quyện ca dao, dân ca một cách tài tình. Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian lâu đời của dân tộc ta.

Những vở chèo như “Quan Âm Thị Kính”, “Trương Viên”, “Chu Mãi Thần”, “Kim Nhan”… rất nổi tiếng, được các thế hệ ông bà, cha mẹ chúng ta yêu thích. Sau mùa gặt bội thu hay đầu xuân, nhiều làng quê mở hội chèo, tiếng trống chèo rung lên sau luỹ tre xanh, gợi lên bao xao xuyến trong lòng người:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay… ”

(Nguyễn Bính)

Chèo là một loại hình sân khấu dân gian kết hợp nghệ thuật hát, múa, diễn rất hài hoà. Các làn điệu chèo rất phong phú, đa dạng; lời chèo thấm quyện ca dao, dân ca một cách tài tình.

Những trích đoạn như “Thị Mầu lên chùa ”, “Xuý Vân giả dại ”, “Thị Phương dắt mẹ chồng chạy giặc”, “Tuần Ty gặp đào Huế”… được nhiều người yêu thích, xem mãi vẫn muốn xem, không chán.

  Trích đoạn “Xuý Vân giả dại” nằm trong phần hai vở chèo “Kim Nhan”. Xa chồng lâu ngày, Xuý Vân dan díu với Trần Phương, bị dụ dỗ, nàng giả điên giả dại, lập mưu để Kim Nhan li dị. Với ánh mắt bốc lửa, tiếng hát đắm say, với bước đi, điệu lượn, cánh tay múa… như điên cuồng, nhân vật Xuý Vân từng để lại nhiều ấn tượng về lửa tình, về bi kịch tình yêu trong lòng khán giả. Nhiều nghệ sĩ chèo đã thành danh qua vai chèo “Xúy Vân giả dại”.

Mấy câu mở đầu, Xuý Vân xuất hiện (chưa xưng danh) từ nói lệch, đến hát xuôi, cô nàng quay cuồng với tâm trạng dở tỉnh dở điên, dở ngây dở dại. Cất tiếng than bà Nguyệt (trách duyên số) rồi réo cô đồng, rồi cất tiếng hát nói về con đò, con đò tình duyên của một cô gái chờ chồng, đợi chồng đi xa:

“Tôi là đò, đò nhỏ có thưa
Tôi càng chờ, càng đợi, càng trưa chuyển dò”.

Buồn và lo vì tuổi xuân sẽ trôi qua, như kẻ đứng trên bến vắng chờ đò “càng trưa chuyến đò” Những câu hát tiếp theo là những câu thơ lục bát phá thể, biến thể, thể hiện tâm trạng đầy bi kịch của người con gái đã có chồng (như gông đeo cổ) nên phải “lụy dò” lúc muốn “qua sông”, muốn dứt bỏ mối duyên tình cũ:

Chẳng nên gia thất thì về
Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười”

Chẳng cần chi úp mở, cô gái thổ lộ mối tình “gió giăng ” của mình, với niềm tin sẽ cùng với tình nhân “gió giăng” sống đến đầu bạc răng long, trọn vẹn “đạo hằng” thuỷ chung:

“Gió giăng thì mặc gió giăng
Đôi ta chỉ quyết đạo hằng với nhau”

Tâm trạng “nổi loạn” ấy của Xuý Vân cho đến nay vẫn còn làm cho nhiều khán giả ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Phải chăng đó là sự “bứt phá” đạo tam tòng tứ đức lễ giáo phong kiến của một người con gái đang “nổi loạn ”?

Sau tiếng hỏi của vai diễn và tiếng đế hô ứng của khán giả, Xúy Vân mới xưng danh:

“Chẳng giấu gì: tôi tên gọi Xuý Vân
Lấy Kim Nhan nhà khó gian truân
Chồng học vắng thầy ngày mong mỏi
Tôi ngồi từ tối Đợi khách tha nhang
Gái phải nằm hàng
Nghề dại dột… nhưng tài cao vô giá
Thiên hạ đồn tôi hát hay đã lạ"

Ai cũng gọi là cô ả Xuý Vân Phụ Kim Nhan say đắm Trần Phương Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại… ”

  Rồi Xuý Vân cất điệu “hát con gà rừng” thể hiện một duyên phận trớ trêu, khác nào “Con gà rừng ăn lẫn với công”, vô duyên lấy phải anh chồng vai u thịt bắp, sống cuộc đời lam lũ: “Để anh đi gặt lúa, để cô nàng mang cơm”. Xuý Vân tự cho mình là con quan, cao môn lệnh tộc, còn Kim Nhan là con nhà nghèo hèn, cục mịch tầm thường.

Rồi nàng lại chuyển sang “hát xe chỉ” diễn tả tâm trạng mong nhớ “đợi chờ tình nhân”, ước ao khát khao muốn được cùng Trần Phương sống trong tình yêu hạnh phúc “Áo giải làm chiếu, chăn quây làm mùng”. Hát rồi nói, bộc lộ một tâm trạng cô đơn của cô gái đa tình:

“Tôi thương nhân ngãi
Tôi nhớ nhân tình
Đêm năm canh trằn trọc hoà năm
Than rằng nhân ngãi cựu tình đi đâu”?

Đoạn “hát ngược ” đã thể hiện tâm trạng trăm mối tơ vò của một cô gái giả dại mà ngọn lửa tình ngùn ngụt, mà nỗi khao khát dục tình cháy bỏng khôn nguôi. Giả dại, giả điên hay hóa cuồng? Ngược đời trong tự nhiên cũng là nghịch lí trong tâm trạng người con gái đa tình mà thất tình: “Muỗi ấp cánh dơi… Cái trứng gà mày tha con quạ lên ngồi trên cây…”

Rồi Xuý Vân như chợt bừng tỉnh, giải thích rõ cái dại, cái rồ, cái điên của mình:

“Rồi này ai bán thì mua
Dại này ai thấy không mơ mẩn tình
Lúc thì giả cách làm thinh
Lúc thì giả dại ra hình làm điên
Lúc thì tưởng đến nhân duyên
Cho nên đến nỗi phát điên, phát rồ”.

Trần Phương đã qua mụ quán xúi Xuý Vân giả dại để thoả tình giăng gió, gió giăng. Phải xem chèo và nghe chèo mới cảm thấy cái hay màn chèo “Xuý Vân giả dại”. Trích đoạn này đã làm nổi bật tâm trạng đau khổ của một cô gái đa tình mà thất tình, muốn dứt bỏ, đập phá mối quan hệ vợ chồng với Kim Nhan để chạy theo mối tình mới với Trần Phương – một Sở khanh mà nàng đâu biết.

Nỗi khát khao về tình yêu hạnh phúc lứa đôi, nỗi buồn cô đơn của người vợ trẻ trong cảnh ngộ “thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây” của Xuý Vân là điều có thể cảm thông và thương cảm. Xuý Vân giả dại là khởi đầu của một sự trượt dốc để không bao lâu thân tàn ma dại trở thành hành khất, rồi bị điên, rồi tự tử. Cái kết cục bi thảm đó đã làm cho cảm hứng nhân đạo thấm sâu vai chèo, màn chèo. Cái bánh vẽ tình yêu mà Trần Phương trao cho Xuý Vân, nàng tưởng là ngọt ngào nhưng vô cùng cay đắng.

Màn chèo Xuý Vân giả dại đã thể hiện sâu sắc quan niệm của nhân dân về tình yêu lứa đôi, về sự đau khô dại khờ trong tình yêu lứa đôi. Câu hỏi được đặt ra: “Thế nào là tình yêu hạnh phúc gia đình chân chính?” cứ xoáy sâu mãi vào những người yêu thích chèo Kim Nham.

Mẫu 2

Thuộc loại hình sân khấu dân gian, chèo được hình thành và phát triển ở nước ta từ rất sớm. Những vở chèo nổi tiếng nhất có thể kể đến như: Quan âm Thị Kính, Kim Nhan…những vở chèo không chỉ nhằm mục đích giải trí mà thông qua vở chèo các tác giả dân gian đã gửi gắm biết bao quan niệm về nhân sinh. Chèo đối với cuộc sống của con người đã trở nên vô cùng quen thuộc, chẳng những vậy mà nhà văn Nguyễn Bính cũng từng viết:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay… ”

Trong những trích đoạn chèo hay và nổi tiếng nhất có thể kể đến, đó chính là Xúy Vân giả dại. Trích đoạn chèo này thuộc vở chèo Kim Nham, nói về việc Xúy Vân có những dan díu bất chính với tình nhân là Trần Phương khi chồng vắng nhà. Để có thể đến được với Trần Phương, Xúy Vân đã quyết định giả dại để làm lí do có thể li hôn với Kim Nhan.

  Ở phần mở đầu, Xúy Vân xuất hiện với những tiếng hát và hành động quay cuồng, tâm trạng nửa tỉnh nửa mê, nửa ngây nửa dại. Xúy Vân đã cất tiếng hát than thở với bà Nguyệt về tình duyên của mình, sau đó Xúy Vân đã mượn hình ảnh con đò tình duyên để nói về mình, một người phụ nữ mòn mỏi chờ chồng, hạnh phúc dang dở.

“Tôi là đò, đò nhỏ có thưa
Tôi càng chờ, càng đợi, càng trưa chuyến đò”

Tuy lời hát xuất phát từ trạng thái nửa tỉnh nửa ngây nhưng qua lời hát ấy chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tâm trạng đầy đau khổ, day dứt của một cô gái đang lo lắng trước tuổi xuân đang trôi qua, hình ảnh của cô gái ấy như một người lữ khách đứng trên bến đò vắng nhưng chưa thấy bóng dáng con đò.

Ở những câu hát tiếp theo, dưới hình thức của những câu thơ lục bát biến thể, Xúy Vân đã thể hiện được tâm trạng của một người con gái đã có chồng, tự do bị trói buộc, mọi thứ đều phải phụ thuộc vào chồng. Muốn qua sông lần nữa thì phải dứt bỏ tình duyên cũ với chồng:

Chẳng nên gia thất thì về
Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười”

Xúy Vân không phủ định mà thừa nhận tình cảm đổi thay của mình, cô gái ấy luôn khát khao tình yêu và có một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai đầy hạnh phúc với tình nhân mới củy mình.

“Gió giăng thì mặc gió giăng
Đôi ta chỉ quyết đạo hằng với nhau”

Hình ảnh Xúy Vân mạnh mẽ tìm đến tình yêu của mình đã từng bị coi là hành vi phá bỏ những giá trị đạo đức phong kiến, phá vỡ đạo tam tòng tứ đức, trở thành một người nổi loạn chẳng quá cũng vì quá khát khao tình yêu và đắm chìm trong tình yêu ấy đến nỗi không thể thoát ra được.

Sau những tâm sự, trước tiếng hỏi của vai diễn cũng như sự hô ứng của tác giả thì nhân vật Xúy Vân mới bắt đầu giới thiệu về mình:

“Chẳng giấu gì: tôi tên gọi Xúy Vân
Lấy Kim Nhan nhà khó gian truân
Chồng học vắng thầy ngày mong mỏi

Khi đã giới thiệu về bản thân mình. Xúy Vân cũng đã mạnh dạn thừa nhận mình đã phụ tấm lòng của Kim Nhan mà say đắm tình nhân trong hiện tại là Trần Phương, dẫu biết là sai trái nhưng tình cảm nào chịu nghe theo sự chi phối của lí trí:

  “Phụ Kim Nham say đắm Trần Phương
Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”

Nhưng cũng có những lúc Xúy Vân chợt bừng tỉnh khỏi cơn mê để nhận thức được cái dại khờ của mình:

“Rồ này ai bán thì mua
Dại này ai thấy không mơ mẩn tình
Lúc thì giả cách làm thinh
Lúc thì giả dại ra hình làm điên”

Trích đoạn Xúy Vân giả dại đã làm nổi bật lên tâm trạng nhiều đau khổ, day dứt của Xúy Vân, một cô gái đa tình mà đành phụ tình, đi theo tình yêu mới. Tuy nhiên nàng cũng không hề hay biết rằng người mà mình yêu say đắm Trần Phương lại là một tên Sở Khanh không hơn không kém.

"Xúy Vân giả dại" là một trong những trích đoạn tiêu biểu của vở chèo "Kim Nham". Đây được đánh giá là lớp chèo xuất sắc của nền chèo cổ. Văn bản "Xúy Vân giả dại" không chỉ ẩn chứa những hấp dẫn về mặt nội dung mà còn thể hiện sự độc đáo của các yếu tố nghệ thuật.

Mẫu 3

Chèo "Kim Nham" xoay quanh câu chuyện giữa ba nhân vật chính là Kim Nham, Xúy Vân và Trần Phương. Sau khi nên vợ nên chồng với Xúy Vân, Kim Nham tiếp tục lên kinh đô dùi mài kinh sử. Nàng Xúy Vân ở nhà sống trong cảnh "chăn đơn gối chiếc", chờ chồng trở về. Trong lúc ấy, tên Trần Phương xuất hiện và tán tỉnh Xúy Vân. Nàng xiêu lòng rồi giả điên với hi vọng Kim Nham trả lại tự do cho mình để đi theo nhân tình. Đoạn trích "Xúy Vân giả dại" diễn tả cảnh nàng tự dựng lên màn điên loạn của bản thân nhằm che mắt chồng.

  Có thể thấy, ở toàn bộ trích đoạn, Xúy Vân đã trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình. Mọi lời nói, hành động của nàng đều tập trung thể hiện những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm. Ngôn ngữ mà nàng sử dụng là ngôn ngữ của kẻ nửa tỉnh nửa điên.

Thông qua lời tự giới thiệu, tác giả dân gian đã cung cấp cho người đọc một số thông tin về tên, tài năng, tình cảnh của nhân vật:

"Bước chân vào tôi thưa rằng vậy,

Chẳng giấu gì Xúy Vân là tôi.

Tuy dại dột, tài cao vô giá,

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô ả Xúy Vân.

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,

Nên đến nỗi điên cuồng, rồ dại."

Nàng tuy dại dột nhưng "tài cao vô giá", được mọi người đồn có tài hát hay. Chứng tỏ, Xúy Vân cũng là người phụ nữ tài hoa. Ngoài ra, lời thừa nhận "Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương/ Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại." của Xúy Vân càng khắc họa rõ những giằng xé trong nội tâm nhân vật.

Mở đầu đoạn trích, Xúy Vân trực tiếp bày tỏ nỗi đau đớn, tủi hờn:

"Đau thiết thiệt van.

Than cùng bà Nguyệt.

Đánh cho tê liệt,

Chết mệt con đồng.

Bắt đò sang sông,

Bớ đò, bớ đò."

Nàng đau khổ tới mức phải kêu lên, than thở cùng với ông Tơ, bà Nguyệt. Xúy Vân trách duyên phận mình dang dở, lỡ làng. Do hoàn cảnh xô đẩy nên nàng buộc lòng phải theo "Nên tôi phải lụy đò,/ Cách con sông nên tôi phải lụy đò," để rồi từ đó rơi vào bi kịch.

Đâu chỉ dừng lại ở đau khổ, xót xa, nàng còn bộc lộ nỗi xấu hổ, bẽ bàng qua câu "Không trăng gió lại gặp người gió trăng". Xúy Vân nhận thấy bản thân mình không "trăng gió", chỉ vì gặp người đàn ông phong lưu, đa tình nên mới xiêu lòng. Nhận thức được sai lầm, nàng khuyên mọi người phải giữ lấy chuẩn mực, cốt cách của người phụ nữ "Gió trăng mặc thời gió trăng,/ Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên". Xúy Vân khuyên người nhưng cũng chính là lời nhắc nhở bản thân.

  Trong điệu hát con gà, nỗi niềm đắng cay, bực tức được thể hiện rõ nét. Nàng dùng hình ảnh "con gà rừng", "con công" để khẳng định sự bơ vơ, lạc lõng. Đồng thời, thể hiện ý thức về địa vị, vai trò của bản thân. Nàng nhận thấy mình thấp kém, chênh lệch so với người chồng. Không những vậy, câu "Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên" được lặp lại hai lần đã nhấn mạnh vào nỗi uất ức, cùng cực của Xúy Vân. Nàng phẫn uất trước sự sắp đặt của cha mẹ. Vì thế, nàng luôn khao khát có được cuộc sống gia đình hạnh phúc như bao người:

"Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm"

Đến đoạn nói điệu sử rầu, hát sắp, nhân vật bộc lộ sự tự ý thức về chính mình. Nàng mắc kẹt trong mối duyên tình với Trần Phương "Tôi thương nhân ngãi, tôi nhớ nhân tình,/ Đêm năm canh tôi thức cả vừa năm.". Biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp: "Con cá rô nằm vũng chân trâu,/ Để cho năm bảy cần câu châu vào!" thể hiện tình cảnh bế tắc, không lối thoát của Xúy Vân. Nàng như con cá ở trong vũng nước nhỏ, xung quanh chứa đầy rủi ro, bất trắc. Cho nên, lúc nào Xúy Vân cũng sống trong cảm giác bất an, sợ hãi.

Cuối cùng, Xúy Vân thực sự nhập tâm và hóa điên trong đoạn hát ngược. Các hình ảnh, từ ngữ được liên hệ đầy bất thường, phi logic:

"Một đàn các cô con gái lội sông té bèo.

Chuột đậu cành rào, muỗi ấp cánh dơi,

Ông Bụt kia bẻ cổ con nai,

Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây.

Ở trong đình có cái khua, cái nhôi,

[...] Cưỡi con gà mà đi đánh giặc!"

Nó cho thấy nàng thực sự không còn giữ nổi sự tỉnh táo trong cả hành động lẫn lời nói. Chỉ có những người thần trí không bình thường mới khó có thể phân biệt được ngược, xuôi. Những câu hát tưởng chừng như vô nghĩa lại mở ra đời sống nội tâm phức tạp, phong phú với những rối bời. Xúy Vân lúc này đã thực sự đánh mất mình và hoàn toàn rơi vào trạng thái mất phương hướng.

Bên cạnh lời thoại, tâm trạng của Xúy Vân còn được mô tả thông qua hành động như hát, nói, múa. Nàng múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi trên nền trống rồi vừa hát vừa cười. Những hành động này cho thấy khát khao cháy bỏng của Xúy Vân về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Nàng cũng muốn được trở thành vợ hiền, dâu thảo. Thế nhưng, hiện thực khiến mong ước ấy trở nên xa vời. Kết thúc điệu hát ngược, nàng đi vào vừa đi vừa cười điên dại càng làm nổi bật tình trạng thiếu minh mẫn, đau khổ, tuyệt vọng.

Bên cạnh yếu tố nội dung thì nghệ thuật cũng là phương diện quan trọng góp phần tạo nên thành công cho đoạn trích. Lớp chèo "Xúy Vân giả dại" được tác giả dân gian sử dụng lối nói theo giọng điệu đặc trưng: nói lệch, vỉa, điệu sử rầu, nói kết hợp với các làn điệu hát chèo như: quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược. Ngôn ngữ chèo mang đậm màu sắc dân gian, sử dụng chất liệu ca dao, dân ca và thể thơ truyền thống. Ngoài ra, các chỉ dẫn sân khấu: âm thanh tiếng trống, hành động múa, hát, cử chỉ, điệu bộ giúp cho vở diễn được trơn tru, hấp dẫn hơn.

Như vậy, thông qua lớp chèo "Xúy Vân giả dại", ta thấy được khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống thật của nhân vật Xúy Vân. Đồng thời, bày tỏ nỗi xót thương, cảm thông sâu sắc đối với tình cảnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Tóm lại, giữa sự nở rộ của hàng ngàn loại hình giải trí, chèo cổ vẫn luôn có sức sống mãnh liệt, bền bỉ với thời gian. Đoạn trích "Xúy Vân giả dại" nói riêng và chèo "Kim Nham" nói chung vẫn giữ được vị trí đặc biệt trong lòng người dân Việt Nam.

Mẫu 4

Vở chèo "Kim Nham" được đánh giá là một trong những vở chèo tiêu biểu và hay nhất của nền chèo cổ Việt Nam. Trong đó, "Xúy Vân giả dại" là trích đoạn nổi bật được khán giả vô cùng yêu thích. Những mâu thuẫn nội tâm của nhân vật Xúy Vân đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đặc sắc qua đoạn trích.

  Trước khi đi sâu vào phân tích tâm trạng nhân vật, ta cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân. Điều này bắt nguồn từ việc sau khi kết duyên với Kim Nham, nàng luôn phải sống trong cảnh đơn côi, xa chồng. Trong khoảng thời gian chờ Kim Nham trở về, Xúy Vân gặp được Trần Phương và bị hắn tán tỉnh, dụ dỗ. Trước những lời ngon ngọt, Xúy Vân xiêu lòng, giả điên để được chồng trả lại tự do và đi theo nhân tình. Đoạn trích "Xúy Vân giả dại" chính là cảnh nàng dựng lên màn kịch điên loạn nhằm che mắt chồng.

Trong lời xưng danh, Xúy Vân tự giới thiệu rằng:

"Chẳng giấu gì Xúy Vân là tôi,

Tuy dại dột, tài cao vô giá,

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô ả Xúy Vân.

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,

Nên đến nỗi điên cuồng, rồ dại".

Chỉ một đoạn nhỏ, nhưng người đọc, người xem đã biết được tên tuổi, tài năng của nhân vật. Xúy Vân nhận thấy mình tuy dại dột song tài cao, được thiên hạ đồn thổi có tài hát hay. Không những vậy, trong lời giới thiệu, nàng thừa nhận bản thân "Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,/ Nên đến nỗi điên cuồng, rồ dại.". Qua đoạn trích trên, ta phần nào hiểu được tính cách, tình cảnh của nhân vật.

Rõ ràng, trong toàn bộ trích đoạn, ngôn ngữ, hành động của nhân vật đều bộc lộ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm. Trước hết, đó là tâm trạng đau đớn, tủi hổ, tự cảm thấy bơ vơ, lỡ làng trong chuyện tình cảm. Nàng đau khổ tới mức phải kêu lên và than vãn cùng ông Tơ, bà Nguyệt. Nàng đứng gọi đò mà tiếng gọi cứ ngân vang, không ai đáp lại "Tôi kêu đò, đò nọ không thưa". Càng chờ đợi, nhân vật càng rơi vào tuyệt vọng, "càng trưa chuyến đò", buộc nàng phải nhún mình, chiều theo ý người khác:

"Nên tôi phải lụy đò,

Cách con sông nên tôi phải lụy đò,

Bởi ông trời tối, phải lụy cô bán hàng."

Nó cho thấy tình cảnh đáng thương mà nàng phải chịu. Vì số phận đưa đẩy nên nàng buộc lòng phải theo. Tuy nhiên, ngay cả khi chấp nhận rồi thì hạnh phúc cũng không được như mong muốn. Do vậy, nàng đã đi đến quyết định chia li "Chả nên gia thất thì về,/ Ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười.".

Xúy Vân đi từ đau khổ sang bẽ bàng, xấu hổ. Nàng cầu xin mọi người thông cảm bởi bản thân không hề lẳng lơ, phóng đãng, chỉ vì gặp phải người trăng hoa nên mới không giữ nổi mình "Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười/ Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.". Nhận thức được hành động sai trái ấy, nàng khuyên mọi người phải phải giữ gìn đạo đức: "Gió trăng thời mặc gió trăng,/ Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên". Nàng nhắn nhủ mọi người nhưng cũng là nhắc nhở đến bản thân.

  Không những thế, Xúy Vân còn bộc lộ nỗi niềm đắng cay, bực tức của mình trong điệu hát con gà rừng. Nàng nhận mình là con gà rừng ngu ngơ, ăn lẫn với đám "công" cao xa, đẹp đẽ. Xúy Vân dùng hình tượng "con gà", "con công" để diễn tả sự cô đơn, lạc lõng. Xét cả về địa vị xã hội lẫn vai trò trong gia đình, nàng nhận thấy bản thân thấp kém hơn so với Kim Nham. Đến nỗi, phải thốt lên rằng: "Đắng cay chẳng có chịu được, ức!". Câu hỏi tu từ "Mà để láng giềng ai hay?" đã tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của nàng. Xúy Vân không thể chia sẻ nỗi khổ với bất kì ai. Đặc biệt, điệp ngữ "Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên" càng nhấn mạnh nỗi bực tức, uất ức của nàng trước sự sắp đặt của mẹ cha.

Dù cuộc sống có bất hạnh nhưng nàng chưa bao giờ ngừng ước mơ, khát vọng về một cuộc sống gia đình hạnh phúc:

"Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm."

Nàng mong chờ cho đến khi cây lúa vàng rực trên khắp cánh đồng để chồng đi gặt, còn vợ mang cơm. Rõ ràng, Xúy Vân cũng muốn làm một người dâu hiền, vợ thảo. Điều này, được thể hiện qua hành động múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi đầy sinh động, khéo léo. Tuy nhiên, cuộc sống bình dị, giản đơn ấy lại chỉ là ước mơ xa vời.

Lối ngâm nga, chậm rãi trong đoạn nói điệu sử rầu, hát sắp đã diễn tả tâm trạng ấm ức. Nàng thương người tình đến mất ngủ rồi ví phận mình như: "Con cá rô nằm vũng chân trâu/ Để cho năm bảy cần câu châu vào!". Cái không gian chật hẹp, tù túng, luôn ẩn chứa nhiều bất trắc rủi ro làm nàng cảm thấy bất an. Tác động từ bên ngoài làm nàng cảm thấy bị hành hạ, khổ sở, không còn tự do.

Cuối cùng, sự đau khổ lên đến tột cùng khiến nàng không giữ nổi tỉnh táo mà phát điên. Đoạn hát ngược khắc họa vô cùng chân thật, sinh động tâm trạng điên loạn của nhân vật:

"Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông,

Một đàn các cô con gái lội sông té bèo.

[...] Cưỡi con gà mà đi đánh giặc!"

Những hình ảnh, sự vật được liên hệ một cách bất thường, không hợp lí. Chỉ có người dở điên dở dại mới không phân biệt được ngược, xuôi. Câu nói vô nghĩa kết hợp với hành động vừa đi, vừa cười điên dại càng làm nổi bật tâm trạng rối bời, tuyệt vọng, mất phương hướng.

Theo dõi toàn bộ văn bản, Xúy Vân vừa đáng thương, vừa đáng trách. Đáng thương bởi nàng rơi vào cuộc hôn nhân sắp đặt, không tình yêu. Đáng trách vì nàng không biết giữ phẩm hạnh. Như vậy, qua đoạn trích, tác giả dân gian muốn đề cao sự chung thủy trong mối quan hệ vợ chồng. Đồng thời, bộc lộ sự cảm thông đối với thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Khát vọng hạnh phúc của Xúy Vân là chính đáng nhưng lại không thể thực hiện ở thời kì đề cao nam quyền. Hiểu và thông cảm cho nhân vật, ta nhận ra được nội dung, ý nghĩa sâu sắc, nhân văn của đoạn trích.

Mẫu 5

Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, Xúy Vân xuất hiện với hình ảnh người phụ nữ vừa điên loạn lại vừa đáng thương. Nàng đang bị giằng xé giữa tâm trạng hối hận và nỗi tủi nhục vì sự cười chê của người đời. Nàng hối hận, cảm thấy tội lỗi vì đã phụ bạc Kim Nham, lại càng đau đớn vì bị Trần Phương bỏ rơi, Người phụ nữ không còn điểm tựa này còn phải đối mặt với nỗi cười chê của láng giềng. Trong xã hội phong kiến xưa, đây là một bi kịch lớn với người phụ nữ. Những câu nói điên loạn, kể lể càng cho thấy sự tuyệt vọng và tủi hổ của nhân vật đã lên đến đỉnh điểm, nàng đang bị mắc kẹt trong nỗi ám ảnh ấy mà không biết chia sẻ cùng ai nên càng rơi vào bế tắc. Hình ảnh Xúy Vân trong lớp chèo này là đại diện cho cảnh ngộ của những người phụ nữ xưa trong xã hội cũ, không được tự quyết định thân phận mình, đến khi muốn tìm hạnh phúc lại bị rơi vào bi kịch.

Mẫu 6

Qua lớp chèo Xúy Vân giả dại, nhân vật Xúy Vân hiện lên gợi trong em bao cảm xúc. Cô là người phụ nữ vừa đáng trách nhưng cũng thực đáng thương. Chơi vơi, cô đơn trong chính tình yêu, cuộc sống hôn nhân lẻ loi khi người chồng Kim Nham chỉ biết dùi mài kinh sử. Một thiếu phụ đang ở tuổi rạo rực, khao khát tình yêu, một bến bờ hạnh phúc. Khi cô gặp Trần Phương, như tấm phao cứu sinh cho nỗi lòng mình. Và rồi, cô giả điên để phụ tình Kim Nham, chỉ mong anh có thể bỏ cô để cô đi tìm Trần Phương. Đáng thương thay, khi từ bỏ tất cả để đến với tình yêu thì người đó lại là kẻ phong lưu, gã sở khanh có tiếng. Cô đau khổ vô cùng. Để rồi, từ giả điên, cô thành người điên thật. Số phận oái oăm, bất hạnh vô cùng!

Mẫu 7

Xuyên suốt màn chèo Xúy Vân giả dại, ta nhận ra biết bao vẻ đẹp của nhân ái và khát vọng tình yêu đã rực cháy như ngọn lửa thiêng không bao giờ tắt trong trái tim người thiếu phụ. Khát vọng tình yêu tự nhiên nên vẻ đẹp với ánh sáng lung linh của thời đại càng đi sâu và hòa quyện tâm hồn vào con người của Xúy Vân, thông cảm cho nàng hơn bao giờ hết. Vở chèo đã góp chung một tiếng nói phản kháng các cuộc hôn nhân giả dối, gượng ép, ủng hộ tình yêu thiên tính. Nhịp sóng lòng về tình yêu của Xúy Vân tựa những nốt nhạc trầm bổng du dương, tạo nên trong tao đàn văn học dân gian một giai điệu không dứt và mãi xao xuyến, rung động tâm hồn con người qua bao thời đại.

Mẫu 8

Qua lớp chèo Xúy Vân giả dại, nhân vật Xúy Vân hiện lên gợi trong em bao cảm xúc. Cô là người phụ nữ vừa đáng trách nhưng cũng thật đáng thương. Chơi vơi, cô đơn trong chính tình yêu, cuộc sống hôn nhân lẻ loi khi người chồng Kim Nham chỉ biết dùi mài kinh sử. Một thiếu phụ đang ở tuổi rạo rực, khao khát tình yêu, một bến bờ hạnh phúc. Khi cô gặp Trần Phương, như tấm phao cứu sinh cho nỗi lòng mình. Và rồi, cô giả điên để phụ tình Kim Nham, chỉ mong anh có thể bỏ cô để cô đi tìm Trần Phương. Đáng thương thay, khi từ bỏ tất cả để đến với tình yêu thì người đó lại là kẻ phong lưu, gã sở khanh có tiếng. Cô đau khổ vô cùng. Để rồi, từ giả điên, cô thành người điên thật. Số phận oái oăm, bất hạnh vô cùng!

Mẫu 9

Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang có tâm hồn trong sáng, và lúc nào cũng mang trong mình khát vọng của tình yêu, của hạnh phúc. Nhưng cuối cùng nàng lại chết một cách đáng thương, chỉ vì tin lời của một kẻ phụ tình mà nàng đã bất chấp mọi rào cản, thậm chí bỏ chồng để chạy theo tiếng gọi của tình yêu.Trích đoạn này thể hiện sự lên án của xã hội đối với hành động "bỏ chồng theo trai" của Xúy Vân nhưng cũng thể hiện sự đồng cảm với tình yêu tự do, trong sáng ấy của nàng.

Mẫu 10

Màn chèo Xúy Vân giả dại đem đến cho người đọc một suy nghĩ về vẻ đẹp của người con gái và khát vọng tình yêu đã rực cháy như ngọn lửa thiêng không bao giờ tắt trong trái tim người thiếu phụ. Khát vọng tình yêu tự nhiên ấy nên vẻ đẹp với ánh sáng lung linh của thời đại càng đi sâu và hòa quyện tâm hồn vào con người của Xúy Vân, thông cảm cho nàng hơn bao giờ hết. Vở chèo đã góp chung một tiếng nói phản kháng các cuộc hôn nhân giả dối, gượng ép, ủng hộ tình yêu thiên tính. Nhịp sóng lòng về tình yêu của Xúy Vân tựa những nốt nhạc trầm bổng du dương, tạo nên trong tao đàn văn học dân gian một giai điệu không dứt và mãi xao xuyến, rung động tâm hồn con người qua bao thời đại.

Mẫu 11

Nhân vật Xúy Vân là nhân chứng cho thời đại xã hội đầy bất công với người phụ nữ. Cô là người phụ nữ vừa đáng trách nhưng cũng thực đáng thương. Chơi vơi, cô đơn trong chính tình yêu, cuộc sống hôn nhân lẻ loi khi người chồng Kim Nham chỉ biết dùi mài kinh sử. Một thiếu phụ đang ở tuổi rạo rực, khao khát tình yêu, một bến bờ hạnh phúc. Khi cô gặp Trần Phương, như tấm phao cứu sinh cho nỗi lòng mình. Và rồi, cô giả điên để phụ tình Kim Nham, chỉ mong anh có thể bỏ cô để cô đi tìm Trần Phương. Đáng thương thay, khi từ bỏ tất cả để đến với tình yêu thì người đó lại là kẻ phong lưu, gã sở khanh có tiếng. Cô đau khổ vô cùng. Để rồi, từ giả điên, cô thành người điên thật. Số phận oái oăm, bất hạnh vô cùng!

Mẫu 11

Tâm trạng của nhân vật Xúy Vân được thể hiện trong đoạn trích "Xúy Vân giả dại" đã để lại cho em những ấn tượng, suy ngẫm sâu sắc. Sống trong xã hội phong kiến xưa, Xúy Vân không thể tự định đoạt hạnh phúc. Suốt thời gian dài vùi mình trong cảnh lẻ loi, chờ chồng, Xúy Vân đã xiêu lòng trước lời tán tỉnh của Trần Phương. Những lời bộc bạch "Chờ cho bông lúa chín vàng,/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm" đã thể hiện khát vọng hạnh phúc đơn sơ, bình dị. Xúy Vân cũng mơ ước về một cuộc sống hôn nhân giản đơn, cũng mong muốn trở thành vợ hiền, dâu thảo. Thế nhưng, sự đau khổ tột cùng khiến nàng không đủ tỉnh táo mà nửa tỉnh nửa điên. Tình cảnh của Xúy Vân khiến người đọc chua xót biết bao!

 

Lời giải

Thương vợ là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo. Bài thơ Thương vợ đã xây dựng thành công hình ảnh bà Tú - một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh, đã gánh vác gia đình với những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy.

Câu 3

Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở dưới:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ quống mười tháng Ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác, Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi tưởng niệm vô cội nguồn dân tộc luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiệm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

Từ xa xưa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bảng ngọc phải viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601, sao chép đóng dấu kiểm để lại Đến Hùng, nói rằng: “… Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đúc Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất, sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.

(Theo Uyên Linh, baodautu.vn)

Câu hỏi:

Đoạn trích trên viết về đề tài gì? Tóm tắt trong khoảng 3 – 4 dòng.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP