Câu hỏi:

09/01/2023 433

Phân tích nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính). (10 mẫu)

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Theo em, nhân vật Thị mầu là người như thế nào (mẫu 1)

Theo em, nhân vật Thị Mầu là một người phụ nữ táo bạo, mạnh dạn và đầy mãnh liệt trong việc thể hiện tình yêu của chính mình. Mặc cho sự khắt khe của các hủ tục phong kiến, Thị mạnh dạn nói lên tình cảm, những điều mình suy nghĩ thành lời, cho mọi người cùng thấy, cùng nghe và không có chút gì gọi là xấu hổ hay miễn cưỡng. Đó là cách thể hiện tình yêu đầy chân thật, phóng khoáng nhưng cũng có chút hơi quá của Thị Mầu. Nhưng nhờ những chi tiết đó ta thấy được mức độ ái mộ của Thị Mầu đối với Tiểu Kính là lớn đến đâu, nhiều như thế nào.

Theo em, nhân vật Thị mầu là người như thế nào (mẫu 2)

Thị Mầu là cô gái cá tính, dám theo đuổi hạnh phúc của bản thân. Cô sẵn sàng vượt qua định kiến, quy chuẩn xã hội thời bấy giờ đặt ra với người phụ nữ để đi tìm tình yêu.

Qua đoạn trích, người đọc có thể thấy một Thị Mầu cá tính đến nhường nào. Là người phụ nữ, cô sẵn sàng vượt quy chuẩn xã hội phong kiến đặt ra. Cô khao khát hạnh phúc, đi tìm tình yêu cho bản thân. Người phụ nữ theo quan điểm xưa, không có tiếng nói thì với sự xuất hiện của Thị Mầu, là một phiên bản mới lạ. Cô không quan tâm đến tiếng xì xào của người đời, miễn là hạnh phúc của mình, cô muốn được theo đến cùng. Tuy nhiên, ngặt nỗi, người cô thương lại là người xuất gia, và đấy thực ra là Thị Kính giả trai.

Theo em, nhân vật Thị mầu là người như thế nào (mẫu 3)

Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ.

Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng” , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Thị Mầu là con người của nghệ thuật.

Theo em, nhân vật Thị mầu là người như thế nào (mẫu 4)

Thị Mầu là người con gái không giống với những cô gái khác trong xã hội xưa, một người con gái cá tính. Việc làm của Thị Mầu dù đúng hay sai cũng thể hiện khao khát của bao người phụ nữ khác ở xã hội xưa hay ở bất kì thời đại nào.

Nhân vật Thị Mầu đáng thương hơn đáng trách, có khi còn quá xót xa, thông cảm cho nhân vật này. Thị Mầu dám sống, dám yêu và dám làm những việc chống lại xiềng xích của chế độ cũ, không cho phụ nữ được thể hiện mình, chôn vùi cuộc đời họ bằng nhiều hình thức. Thị Mầu là con gái phú ông, là người có nhiều tính xấu những số phận cugx giống như Thị Kính và những người phụ nữ khác, số phận đều bế tắc, không có lối thoát.

Theo em, nhân vật Thị mầu là người như thế nào (mẫu 5)

Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, đại diện cho những người phụ nữ dưới thời đó dám vượt qua khuôn khổ để bày tỏ và thể hiện mình, và thể hiện nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy nhiên những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ. Nhân vật đã được xây dựng là người con gái lẳng lơ, không phải là người con gái theo quan niệm “tam tòng tứ đức” của thời xưa, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Qua đó, ta càng thấy được thông qua hình ảnh Thị Mầu để nói lên những nỗi lòng của người phụ nữ xưa.

Theo em, nhân vật Thị mầu là người như thế nào (mẫu 6)

Khi đọc đoạn trích "Thị Mầu lên chùa", em không khỏi ấn tượng với nhân vật Thị Mầu. Thị Mầu trong văn bản hiện lên với vẻ lẳng lơ, táo bạo, điều này được thể hiện rõ qua lời nói và hành động cụ thể. Nhân ngày rằm, Thị Mầu vào chùa để tiến cúng. Chùa chiền là chốn trang nghiêm, vậy mà Mầu lại có những lời nói không phù hợp. Nhìn thấy chú tiểu đẹp thì mê, Mầu tự hỏi "Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?". Cảm thấy câu từ của mình chưa đủ làm Tiểu Kính rung động, Mầu tìm chỗ nấp, xông ra nắm tay, đòi quét chùa thay Tiểu Kính. Có thể nói, Thị Mầu là người phụ nữ thiếu đứng đắn, không phù hợp với chuẩn mực của con người trong xã hội phong kiến xưa.

Theo em, nhân vật Thị mầu là người như thế nào (mẫu 7)

Nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích "Thị Mầu lên chùa" đã để lại cho em ấn tượng về người phụ nữ lẳng lơ, táo bạo. Thị Mầu lên chùa để cúng tiến ngày rằm nhưng thị lại có những hành động và lời nói thiếu tôn trọng. Thị Mầu thấy chú tiểu đẹp thì buột miệng khen. Thay vì bày tỏ sự thành kính với bậc tu hành, Mầu lại đem lòng si mê chú tiểu. Thị Mầu không hề quan tâm đến lễ Phật mà chỉ chú tâm bày tỏ tình cảm với Tiểu Kính, sỗ sàng thốt lên "Mô với chả Phật!" ngay chốn nhà chùa. Cảm thấy lời nói của mình chưa đủ sức lay động lòng người, thị nấp vào một chỗ chờ Kính Tâm đi ra rồi xông vào nắm tay khiến Kính Tâm sợ hãi bỏ chạy. Có thể thấy, Thị Mầu là người phụ nữ phá vỡ nguyên tắc "tam tòng tứ đức" trong xã hội phong kiến xưa.

Theo em, nhân vật Thị mầu là người như thế nào (mẫu 8)

Đọc đoạn trích "Thị Mầu lên chùa", em rất ấn tượng về nhân vật Thị Mầu. Mầu là người phụ nữ lẳng lơ, đối lập với vẻ đoan trang, đức hạnh của Thị Kính. Nhân ngày rằm, Thị Mầu chuẩn bị gạo và tiền để lên chùa cúng lễ. Khi vừa bước vào cửa nhà Phật, Thị Mầu ngay lập tức lộ bản chất phóng túng, táo bạo của mình thông qua cuộc đối đáp với chú tiểu Kính Tâm "Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi! Chưa chồng đấy nhá!". Mặc sự ngó lơ của Kính Tâm, Thị Mẫu vẫn tiếp tục ve vãn bằng lời nói không phù hợp "Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?", "Người đâu đến ở chùa này/ Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang". Không chỉ vậy, Mầu còn có những hành động xấu xí ở nơi tôn nghiêm. Nàng xông ra, nắm tay Tiểu Kính để nhận quét chùa thay. Khi không thể lôi kéo chú tiểu, Mầu đã nói mấy lời sỗ sàng "Mô với chả Phật!". Qua đây, em thấy được Thị Mầu là người phụ nữ đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức trong xã hội xưa.

Theo em, nhân vật Thị mầu là người như thế nào (mẫu 9)

Nhân vật Thị Mầu là hình ảnh tiêu biểu về một người phụ nữ lẳng lơ trong xã hội phong kiến. Khi bước vào ngưỡng cửa nhà Phật, thấy chú tiểu khôi ngô, tuấn tú, Thị Mầu không hề ngại ngùng mà trực tiếp buông lời trêu ghẹo. Mầu dùng lời nói phóng túng để cố gắng ve vãn Kính Tâm. Tiếp đó, Thị Mầu còn có những hành động không phải phép tại nơi tôn nghiêm. Nàng tìm chỗ trốn nấp để được "nắm tận tay chú tiểu". Khi thấy Tiểu Kính quét sân chùa, Thị Mầu trực tiếp phá vỡ lễ nghi phong kiến "nam nữ thụ thụ bất thân". Nàng sỗ sàng xông ra, nắm tay chú tiểu và tranh việc quét sân. Cuối cùng, mọi cố gắng không được đáp lại, Thị Mầu đã có lời lẽ xấu xí "Mô với chả Phật!". Từ đây, các tác giả dân gian đã khắc họa thành công bức chân dung Thị Mầu lẳng lơ, táo bạo, đi ngược lại với các giá trị đạo đức tốt đẹp.

Theo em, nhân vật Thị mầu là người như thế nào (mẫu 10)

Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ. Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng” , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu b

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên trong 4 – 5 dòng.

Xem đáp án » 08/06/2022 2,318

Câu 2:

Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở dưới:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ quống mười tháng Ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác, Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi tưởng niệm vô cội nguồn dân tộc luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiệm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

Từ xa xưa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bảng ngọc phải viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601, sao chép đóng dấu kiểm để lại Đến Hùng, nói rằng: “… Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đúc Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất, sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.

(Theo Uyên Linh, baodautu.vn)

Câu hỏi:

Đoạn trích trên viết về đề tài gì? Tóm tắt trong khoảng 3 – 4 dòng.

Xem đáp án » 08/06/2022 2,232

Câu 3:

Phân tích ý nghĩa của một thông tin mà em tâm đắc nhất khi đọc đoạn trích (trình bày trong khoảng 6-8 dòng).

Xem đáp án » 08/06/2022 1,701

Câu 4:

Phân tích nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham). (10 mẫu)

Xem đáp án » 09/01/2023 1,662

Câu 5:

Câu thơ nào sau đây sử dụng thành ngữ?

A. Quanh năm buôn bán ở mom sông

B. Nuôi đủ năm con với một chồng

C. Năm nắng mười mưa dám quản công

D. Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Xem đáp án » 08/06/2022 1,027

Câu 6:

Phân tích nhân vật Thị Hến trong vở tuồng Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến).

Xem đáp án » 09/01/2023 801

Câu 7:

Xác định phương thức biểu đạt chính và phương thức biểu đạt kết hợp của đoạn trích trên.

Xem đáp án » 08/06/2022 790

Bình luận


Bình luận