Câu hỏi:
12/07/2024 2,520Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn:
“Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: Hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt.. ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.”
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ (phải biết, cũng không lấy làm, hay, hễ,..thì…
+ Đối lập: lối sống bản lĩnh, giàu ý chí nghị lực (biết xông pha, nhẫn nhục, không lấy làm nhọc nhằn, không lấy làm khổ sở) với lối sống nhút nhát, thiếu ý chí (kêu chóng mặt, yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi)
+ Liệt kê: phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục, không lấy làm nhọc nhằn, không lấy làm khổ sở,..
- Tác dụng:
+ Gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình gợi cảm
+ Để tăng hiệu quả lập luận cho lời văn
+ Nhấn mạnh sự cần thiết của lối sống bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, giàu ý chí, nghị lực, quyết tâm
+ Thế hiện sự trân trọng, ca ngợi lối sống tích cực trong thanh niên của tác giảCÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi gắm những thông điệp gì đến thanh niên Việt Nam?
Câu 3:
Theo tác giả, nhờ đâu mà xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi?
Câu 4:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. Sách có nói rằng: "Không vào hang hùm, sao bắt được cọp!"
Các nước Âu châu ngày nay đã trở nên giàu mạnh cũng là nhờ ở những tay mạo hiểm. Kẻ đóng tàu vào Bắc cực, người vượt bể sang Mỹ châu, đấu sức với ba đào, thi gan với sương tuyết để sưu cầu những đất mới, những báu lạ, từng trải bao nhiêu là gian hiểm mới có cái cảnh tượng ngày nay.
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa.
Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: Hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt.. ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
(Trích Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 5:
Câu 6:
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!